K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2018

câu trái nghĩa với câu "sống chết mặc bay" là “thương người như thể thương thân”
a) Câu tục ngữ là lời khuyên, lời chỉ bảo của ông cha ta sống thì phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau, hãy sống vì nhau, một người vì mọi người chứ đừng mọi người vì một người, sẽ khiến bạn trở thành người thừa thãi trong cái xã hội này.
b)     Mở bài: - Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến. - Giới thiệu                   truyện ngắn Sống chết mặc bay.
        Thân bài: - Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.
                       - Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.
                       - Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.
             Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.
c)                                                                         Bài làm
      Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi.   Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác.    Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay"

 

Tham khảo:

Nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc rởm, những tên lang ...

22 tháng 3 2020

Cau 3 giống nhau ca hai la nhung san pham cua su nhan thuc cua nhandân

22 tháng 5 2020

I/Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề: Thất bại là mẹ thành công

Trong cuộc sống mấy ai ko từng gặp thất bại. Có những người không thể tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã của chính bản thân mình. Để khuyên nhủ, động viên, nhắc nhở, tục ngữ có câu: "Thất bại là mẹ thành công"

II/Thân bài:

1. Giải thích:

- Giải thích nghĩa đen:

* Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi.

* Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp.

* Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công

- Giải thích nghĩa bóng của luận điểm:

* Trong đời, ai cũng phải có đôi lần thất bại.Thực ra chẳng có ai muốn thất bại cả.

Nhưng khi đã thất bại thì thường có 2 loại người với 2 phản ứng khác nhau:

- Có người bỏ cuộc như con chim khi trúng tên thì sợ cây cung.

- Có những người lại quyết tâm làm lại. Chính khi bắt đầu làm lại người ta mới phân tích, mổ xẻ nguyên nhân của thất bại để tránh bị thất bại lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn

* Từ những ý nghĩa trên, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời

2. Tại sao thất bại lại là mẹ thành công?

- Sự mâu thuẫn: Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau

- Nguyên nhân: Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn

3. Tác dụng của thất bại đối với người không có ý chí và người có ý chí:

* Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn

* Dẫn chứng:

- Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy xe đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết lái xe đạp đấy.

- Để phát triển khái niệm những lợi ích của sự thất bại, Trường đại học Penn State đã có một khóa học cho những sinh viên sắp ra trường gọi là “Thất bại 101”. Sinh viên có thể gặp những rủi ro khi làm thí nghiệm. Và càng gặp nhiều thất bại, họ sẽ càng nhanh chóng lấy được chứng chỉ loại A;

- Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong tổng số 22 học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng;

- Nhà bác học Edíson cũng đã từng thất bại hàng nghìn lần trước khi phát minh ra bóng đèn điện;

- Soichiro Honda, người sáng lập ra hãng Honda đã nói rằng: “Nhiều người mơ ước mình sẽ thành công. Nhưng hẳn ít người hiểu rằng thành công chỉ có thể đến với bạn sau rất nhiều thất bại liên tiếp và sự tự xem xét nội quan. Thành công chỉ đại diện cho số 1% kết quả công việc mà bạn đạt được từ 99% khác được gọi là sự thất bại”.

III/Kết bài:

- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề

- Bài học cho bản thân: Vậy xin chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn không thể tự đứng dậy sau mỗi vấp ngã của chính mình.

Quào thiệt là ý nghĩa

#Yuuki

22 tháng 5 2020

Tham Khảo

I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

Thành công là thứ con người luôn muốn đạt được, nó có sức hấp dẫn với mỗi người. Nhưng con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, nó là hành trình đầy những khó khăn, chông gai, đầy những vấp ngã. Nói về mối quan hệ giữa thất bại và thành công cha ông ta đã khuyên dạy: "Thất bại là mẹ thành công"

II. Thân bài:

a. Giải thích nghĩa câu tục ngữ:

- "Thất bại" là khi chúng ta không đạt kết quả không như mong muốn.

- "Thành công" là khái niệm trái với thất bại, ở đây được hiểu là khi đạt được những giá trị, kết quả mình mong muốn hoặc những giá trị mà xã hội công nhận và đánh giá cao.

- Câu tục ngữ khẳng định: thất bại là yếu tố quan trọng tạo nên thành công

b. Tại sao:

- Câu tục ngữ hoàn toàn có cơ sở vì trong thực tế không mấy ai đạt được thành công mà không từng trải qua thất bại.

- Thất bại không phải là kẻ thù mà nó chính là cơ hội để ta rèn luyện, rút kinh nghiệm, bài học sau mỗi lần vấp ngã, có như vậy tỉ lệ thành công càng cao. Quan trọng là thái độ của bạn với những khó khăn, thành công sẽ đến khi bạn biết trân trọng những thất bại, cố gắng bước tiếp .

c. Chứng minh:

- Trong thực tế có rất nhiều nhà khoa học trước khi có được những phát minh cho nhân loại họ đều phải trải nghiệm qua một thời gian dài. Chính những sự sai lệch, thất bại đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ dẫn đến thành công.

- Như nhà nông học tiến sĩ Lương Đình Của để tạo một giống lúa mới có năng suất cao cho bà con nông dân, ông đã làm việc rất vất vả dưới điều kiện khắc nghiệt. Hằng ngày ông lội bì bõm dưới bùn từ sáng đến tối mịt. Không biết đã bao nhiêu cuộc thử nghiệm thất bại được thực hiện mà cuối cùng mới có thể lai tạo thành công loại giống lúa mới cho nhân dân. Như vậy thất bại không phải là điều đáng tự hào nhưng nó cũng không phải vô giá trị mà nó đã để lại những bài học để tiến tới thành công.

- Edison- nhà vật lý nổi tiếng thế giới đã thất bại 1000 lần trong thí nghiệm mới tìm ra chất dùng làm dây tóc bóng đèn. Thử hỏi nếu không có 1000 lần thất bại cùng với ý chí nghị lực thì không biết bao giờ con người mới có ánh sáng nhân tạo để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

c. Mở rộng và bài học:

- Thất bại càng lớn thì thành công sẽ là một trái ngọt càng quý giá với những ai biết đứng dậy sau khi ngã, biết rút kinh nghiệm để không mắc sai lầm.

- Như vậy chúng ta đã hiểu thế nào là" Thất bại là mẹ thành công" song chúng ta cũng cần phải làm như thế nào để biến thất bại thành thành công mới là điều quan trọng.Trước hết khi gặp thất bại bạn phải bình tĩnh không được nản chí. Trái lại bạn cần phải càng quyết tâm hơn, cần tìm ra nguyên nhân thất bại để không mắc sai lầm, vạch ra chiến lược và mục tiêu rõ ràng để thực hiện ước mơ của mình. Không phải thất bại nào cũng dẫn đến thành công, nếu thiếu tư duy, nhẫn nại thì cũng khó thành công. Nhưng dù có ý chí mà nôn nóng, liều lĩnh thì cũng khó có trái ngọt. Niềm tin vào thành công cũng cần có sự thực tế, nếu cứ mù quáng theo đuổi ước mơ viển vông thì bạn sẽ liên tiếp gặp thất bại, những thất bại sẽ làm lãng phí thời gian, tiền bạc của con người.

- Hãy luôn lạc quan và mạnh mẽ, luôn tin rằng đằng sau bóng tối sẽ là ánh sáng, vượt qua khó khăn ta sẽ có thành quả.

- Trong dân gian cũng có rất nhiều câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta biết đứng dậy sau khi ngã: "Mỗi lần ngã là một lần bớt dại"

III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" sẽ là mới bài học vô giá cho chúng ta. Chúng ta hãy coi đó là hành trang quý giá, lời khích lệ, động viên cho ta xây đắp những hoài bão, ước mơ, lí tưởng của mình.

11 tháng 3 2019

I. Mở bài 
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân.
II. Thân bài 
a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ. 
-Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc. 
- Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta. 
b) Tác dụng của câu tục ngữ : 
Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. 
Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
c) chứng minh nội dung câu tục ngữ. 
Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết) 
Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng ) 
Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài 
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta. 
Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.

11 tháng 3 2019

Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung chính của câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

Thân bài: Giải thích câu tục ngữ

Nghĩa đen: coi thất bại là người mẹ (của thành công)

Nghĩa hàm ẩn: Mỗi lần vấp ngã chính là kinh nghiệm, vốn sống quý báu để trưởng thành, chín chắn hơn.

- Dẫn chứng những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:

    + Michael Jordan là cầu thủ bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới từng bị các HLV không nhận vì quá thấp.

    + Albert Einstein biết nói rất chậm, ông từng bị đuổi khỏi trường học vì tiếp thu quá chậm, sau này ông trở thành vĩ nhân được nhắc tới với nhiều cống hiến vĩ đại cho thế giới

Kết bài: Câu tục ngữ như nguồn động lực cổ vũ con người vượt lên khó khăn, thất bại để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.

Bạn học lớp 7 ah! Mà cụ thể là lp 7 j?

18 tháng 4 2020

1 khôn sống mống chết

2 đèn nhà ai nấy rạng

3 cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng, hơi đâu mà giận người dưng thêm gầy

vote đúng cho mk nha

14 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha.

1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người”.

2. Thân bài

- Giải thích:

“Cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận trên cơ thể con người. Thể hiện vẻ đẹp ngoại hình của con người.“Góc con người”: là tính cách, phẩm chất làm nên con người.

- Ý nghĩa: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm chút ngoại hình bên ngoài thể hiện đến tính cách bên trong.

- Lời khuyên: Con người phải biết chăm sóc đến vẻ bên ngoài hơn.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trên.

14 tháng 4 2022

Cảm ơn

14 tháng 6 2018

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

12 tháng 8 2021

Bài Làm : 

 - a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

  Chúng ta có thể hiểu được câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công theo hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên nghĩa đen của câu tục ngữ cho chúng ta biết "Thất bại" là những lần ta không làm được việc, chưa đạt được mục tiêu mình mong muốn ; "Mẹ" là người sinh ra và nuôi dạy ta lớn khôn còn "Thành công" là có kết quả tốt với mục tiêu mình mong muốn, ngược lại với thất bại. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ ta, không được gục ngã trước thất bại mà phải đứng lên nó, lấy nó làm động lức tiến tới thành công. 

 - Cách trình bày nội dung : 

  + Giải thích câu tục ngữ có 2 nghĩa, đen và bóng. 

  + Đầu tiên giải thích nghĩa đen.

  + Cuối cùng là giải thích nghĩa bóng.

30 tháng 3 2018

Tìm 1 số thành ngữ và tục ngữ gần nghĩa với " Sống chết mặc bay"

Trả lời :

Chuyện ai người nấy lo. 
Cha chung không ai khóc. 
Phúc ai nấy hưởng, họa ai nấy gánh. 

 Khôn sống mống chết. 

Đèn nhà ai người nấy rạng 

Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại