K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2018

Khi cho đường saccarozo vào H2SO4 đặc thì do H2SO4 có tính oxi hóa mạnh, có tính háo nước nên hút nước của đường tạo thành chất rắn có màu đen (C), p/ư tỏa nhiệt

C12H22O11 --------> 12C+ 11H2O

Sau khi đường hóa than thì tiếp tục tác dụng với H2SO4 đặc dư tạo thành 2 chất khí k màu là CO2 và SO2

C+ 2H2SO4 ----to---> CO2+ 2SO2 +2H2O

a. Hiện tượng: Dung dịch nước brom màu da cam bị mất màu.

\(SO_2+Br_2+2H_2O\rightarrow H_2SO_4+2HBr\)

b. Hiện tượng: Đường bị cháy đen thành than.

\(C_{12}H_{22}O_{11}\)   \(\underrightarrow{H_2SO_4đặc}\)     \(12C+11H_2O\)

27 tháng 8 2021

a) Dung dịch brom nhạt màu dần

$SO_2 + Br_2 + 2H_2O \to 2HBr + H_2SO_4$

b) Có chất rắn màu đen trào lên cùng với khí mùi sốc.

$C_{12}H_{22}O_{11} \xrightarrow{H_2SO_4\ đặc} 12C + 11H_2O$
$C + 2H_2SO_4 \to CO_2 + 2SO_2 + 2H_2O$

30 tháng 6 2022

Dự đoán: Ngoài thành cốc nước sẽ có nước vì nước lạnh bốc hơi qua thành cốc. 

Tham khảo

5 tháng 9 2019

Lúc đầu: C12H22O11 + H2SO4 → 12C(đen) + H2SO4.11H2O

Sau đó: C12H22O11 + 24H2SO4 → 12CO2↑ + 24SO2↑ + 35H2O

Khi nhỏ axit H2SO4 đặc vào saccarozo, ta thấy đường nhanh chóng hóa đen, sau đó khối rắn tăng thể tích rất nhanh và thoát khí mùi hắc (SO2). Quan sát phương trình ta thấy chỉ 1 mol đường nhưng tạo ra những (12 + 24 = 35) mol khí, vì vậy thể tích khối rắn tăng lên nhanh.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O

Khí (CO2 + SO2) sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư ta thấy xuất hiện kết tủa trắng, kết tủa tăng dần đến tối đa và không thay đổi.

Thực hiện hai thí nghiệm dưới đây:Thí nghiệm 1: Đặt một nhiệt kế vào trong cốc thủy tinh chứa khoảng 50 mL dung dịch hydrochloric acid (HCl) 1M (hình 14.1). Khi nhiệt độ trong cốc ổn định, ghi nhiệt độ ban đầu. Thêm vào cốc khoảng 1 gam magnesium oxide (MgO) rồi dùng đũa thủy tinh khuấy liên tục. Quan sát hiện tượng phản ứng và ghi lại sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình phản ứng.Thí nghiệm 2: Lặp...
Đọc tiếp

Thực hiện hai thí nghiệm dưới đây:
Thí nghiệm 1: Đặt một nhiệt kế vào trong cốc thủy tinh chứa khoảng 50 mL dung dịch hydrochloric acid (HCl) 1M (hình 14.1). Khi nhiệt độ trong cốc ổn định, ghi nhiệt độ ban đầu. Thêm vào cốc khoảng 1 gam magnesium oxide (MgO) rồi dùng đũa thủy tinh khuấy liên tục. Quan sát hiện tượng phản ứng và ghi lại sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình phản ứng.

Thí nghiệm 2: Lặp lại thí nghiệm với bộ dụng cụ và cách tiến hành như trên, nhưng thay bằng khoảng 50 mL dung dịch CH3COOH 5% (giấm ăn) và khoảng 5 gam baking soda (sodium hydrogen carbonate, NaHCO3). Quan sát và ghi lại sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình phản ứng.

Viết phương trình hóa học xảy ra ở hai thí nghiệm trên và cho biết phản ứng nào là tỏa nhiệt, phản ứng nào là thu nhiệt.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Thí nghiệm 1:

2HCl + MgO → MgCl2 + H2O

=> Cốc thí nghiệm nguội dần ( HCl ban đầu hơi ấm) => Phản ứng thu nhiệt.

Thí nghiệm 2:

CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2 + H2O

=> Cốc thí nghiệm nóng lên => Phản ứng tỏa nhiệt.

31 tháng 3 2019

Có đường kết tinh trong cốc do độ tan của saccarozơ trong nước lạnh nhỏ hơn trong nước nóng.

a) Mảnh Natri nóng chảy, tạo thành hạt tròn chạy trên mặt nước, tan dần và có khí không màu thoát ra

PTHH: 2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2

b) Cho giấy quỳ tím tác dụng với dung dịch thu được, thấy QT chuyển màu xanh

=> dd chứa bazo tan là NaOH

 

2. Nghiên cứu tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng hóa học. Làm thế nào có thể biết được tổng khối lượng của các chất trước phản ứng hóa học và tổng khối lượng của các chất sau phản ứng hóa học có thay đổi hay không? Hãy thực hiện thí nghiệm (ghi hiện tượng và kết quả thu được vào bảng 1.3):- Lấy 2 - 3 mảnh/viên kẽm nhỏ, dùng giấy ráp đánh nhẹ cho hết lớp...
Đọc tiếp

2. Nghiên cứu tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng hóa học. 

Làm thế nào có thể biết được tổng khối lượng của các chất trước phản ứng hóa học và tổng khối lượng của các chất sau phản ứng hóa học có thay đổi hay không? 

Hãy thực hiện thí nghiệm (ghi hiện tượng và kết quả thu được vào bảng 1.3):

- Lấy 2 - 3 mảnh/viên kẽm nhỏ, dùng giấy ráp đánh nhẹ cho hết lớp oxit mỏng ở phía ngoài (1), sau đó dùng cân kĩ thuật/cân điện tử/bộ cảm biến để cân tổng khối lượng của các mảnh/viên. 

- Lấy 50 ml dung dịch muối đồng sunfat CuSO4 nồng độ khoảng 0,5M cho vào các cốc thủy tinh sạch (loại 100 ml) (2), dùng cân kĩ thuật/cân điện tử/ bộ cảm biến để cân khối lượng cốc đựng dung dịch muối đồng sunfat. 

- Cho các mảnh/viên kẽm (1) vào cốc đựng dung dịch muối đồng sunfat (2), quan sát hiện tượng xảy ra trong khoảng 3 phút, nhận xét về sự thay đổi màu sắc của dung dịch muối đồng sunfat và các mảnh/viên kẽm.

- Dùng cân kĩ thuật/cân điện tử/bộ cảm biến để cân lại tổng khối lượng của cốc đựng dung dịch muối đồng sunfat và các mảnh/viên kẽm sau thí nghiệm.

Trả lời các câu hour sau:

a) Nhận xét về tổng khối lượng của các cốc đựng dung dịch muối đồng sunfat và các mảnh/viên kẽm sau thí nghiệm so với tổng khối lượng của các mảnh/viên kẽm và khối lượng cốc đựng dung dịch muối đồng sunfat trước thí nghiệm.

b) So sánh các số liệu thu được của nhóm em với số liệu của các nhóm khác (giống nhau,  khác nhau). Giải thích.

0
23 tháng 7 2023

a, Có sủi bọt khí (CO2)

PTHH: H2SO4 + Na2CO3 -> Na2SO4 + CO2 + H2O

Do H2SO4 loãng có tác dụng với Na2CO3, sau phản ứng đáng ra tạo axit cacbonic nhưng vì axit này yếu phân li thành CO2 và H2O

b, Có kết tủa trắng (AgCl)

23 tháng 7 2023

b, Có kết tủa trắng

PTHH: HCl + AgNO3 ->AgCl (kt trắng) + HNO3

Giải thích HCl tác dụng với AgNO3 tạo muối AgCl không tan (kt trắng) và HNO3

17 tháng 12 2020

*Thí nghiệm 1:

+) Hiện tượng: Xuất hiện chất rắn màu đỏ, dd màu xanh nhạt dần

+) PTHH: \(Fe+CuSO_4\rightarrow FeSO_4+Cu\)

*Thí nghiệm 2

+) Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng

+) PTHH: \(BaCl_2+Na_2SO_4\rightarrow2NaCl+BaSO_4\downarrow\)

*Thí nghiệm 3

a) Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng

PTHH: \(AgNO_3+HCl\rightarrow HNO_3+AgCl\downarrow\)

b) Hiện tượng: Chất rắn tan dần, sủi bọt khí

PTHH: \(CaCO_3+2HCl\rightarrow CaCl_2+H_2O+CO_2\uparrow\)

*Thí nghiệm 4: Xem lại đề

*Thí nghiệm 5

+) Hiện tượng: Chất rắn tan dần, dd chuyển sang màu xanh lá cây

+) PTHH: \(CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2O\)

*Thí nghiệm 6

+) Hiện tượng: Kẽm tan dần, xuất hiện khí

+) PTHH: \(Zn+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2\uparrow\)

*Thí nghiệm 7

+) Hiện tượng: Nhôm tan dần, xuất hiện khí

+) PTHH: \(Al+NaOH+H_2O\underrightarrow{t^o}NaAlO_2+\dfrac{3}{2}H_2\uparrow\)