K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2021

Tham khảo:

* Nguyên nhân:

- Sự thống trị về tư tưởng, giáo lí của chế độ phong kiến là cản trở đối với giai cấp tư sản. Yêu cầu đặt ra phải tiến hành cải cách.

* Diễn biến:

- Cải cách của Lu - thơ ( Đức ): lên án hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, đòi bãi bỏ thủ tục, nghi lễ phiền toái.

- Cải cách của Can - vanh ( Thụy Sĩ ): chịu ảnh hưởng các cải cách của Lu - thơ, hình thành 1 giáo phái mới gọi là đạo Tin Lành.

- Đạo Ki - tô bị phân thành 2 giáo phái: Ki - tô giáo cũ và Tân giáo, mâu thuẫn và xung đột với nhau. Bùng lên cuộc chiến tranh nhân dân Đức.

17 tháng 5 2016

- Hệ quả : Đạo Ki - tô bị chia thành 2 giáo phái : Cựu giáo là Ki - tô giáo cũ và tân giáo là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này mâu thuẫn xung đột nhau làm bùng lên "cuộc chiến tranh nông dân Đức"

3 tháng 9 2016

Hậu quả là cho đạo Ki-tô bị chia cắt thành Ki-tô và Tin lành 2 tôn giáo này luôn mau thuẫn lẫn nhau là bùng nổ phong trào nông dân Đức

15 tháng 9 2016

1/

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó.
Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v... Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo 
là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau.Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483 - 1546), một tu sĩ ở Đức. Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.

Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo.

 

2/

- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân ở Đức.

- Tôn giáo lúc này bị phân hoá thành hai phái: đạo Tin Lành và Ki-tô giáo.



 

9 tháng 10 2016

- Nguyên nhân xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo: giáo hội Ki- tô là lực lượng cản trở bước tiến của giai cấp tư sản.

- Cải cách của Lu- thơ:

+ Phủ nhận vai trò của giáo hội, đòi bãi bỏ lễ nghi, thủ tục phiền toái.

+ Quay về giáo lí Ki- tô nguyên thủy.

- Tác động:

+ Bùng nổ cuộc chiến tranh nông dân đức.

+ Đạo Ki- tô bị chia thành 2 giáo phái.

Chúc bạn học tốt.

NG
18 tháng 10 2023

Tham khảo
Nguyên nhân:
- Sự phản đối và phản kháng với những thực hành và quy định truyền thống của tôn giáo hiện tại.
- Sự phản ứng với sự tham nhũng, bất công, và sự lạm dụng quyền lực trong các tổ chức tôn giáo.

Nội dung:
- Tìm kiếm sự cải cách và đổi mới trong các quy tắc, giáo lý, và thực hành tôn giáo.
- Khuyến khích sự tự do tư tưởng, sự đa dạng tôn giáo, và sự công bằng trong xã hội.
- Đề cao vai trò của cá nhân và quyền tự do cá nhân trong việc tìm kiếm và thể hiện tôn giáo.

Tác động:
- Gây ra sự chia rẽ và tranh cãi trong cộng đồng tôn giáo.
- Tạo ra sự thay đổi và đổi mới trong các quy tắc và thực hành tôn giáo.
- Góp phần vào sự phát triển của các phong trào tôn giáo mới và sự đa dạng tôn giáo.

27 tháng 2 2017

Chọn đáp án: B

Giải thích: Đạo Tin Lành ra đời do Can-vanh sáng lập, là một nhánh của đạo Kito.

2 tháng 11 2023

đạo KI TO

 

22 tháng 9 2016

1.  Vì giai cấp tư sản là giai cấp có nhiều tiền bạc, của cải, tư liệu sản xuất, nhân công... Nhưng họ lại bị giai cấp quý tộc phong kiến chèn ép, kìm hãm sự phát triển nên họ buộc phải đứng lên đấu tranh. Hơn nữa, trong những cuộc cách mạng tư sản, họ chính là giai cấp lãnh đạo nông dân và công dân nổi dậy lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu không có sự tối tân, hiện đại của máy móc.

2.Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó. 
Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v... Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau. 

Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483 - 1546), một tu sĩ ở Đức. Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ. Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo.

4.

Phong trào Cải cách tôn giáo dã có tác động trực tiếp đến xã hội châu Âu thời bấy giờ :

- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân ở Đức.

- Tôn giáo lúc này bị phân hoá thành hai phái: đạo Tin Lành và Ki-tô giáo.


 

25 tháng 9 2016

câu 3 đâu

28 tháng 10 2021

Tham khảo 
 

1.Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa phục hưng

- Giai cấp tư sản mới ra đời, có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng.

- Những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới.

- Giáo lí Ki-tô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.

- Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục lại văn hóa cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, mặt khác cũng muốn góp phần xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật.

27 tháng 10 2021

Tham khảo :

- Phong trào cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn trên các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, tôn giáo.

27 tháng 10 2021

phong trào đấu tranh nhằm cải tổ Giáo hội Kitô ở Châu Âu, do các nhà tư tưởng và đại biểu tư sản khởi xướng vào nửa đầu thế kỉ 16. Đầu tiên, CCTG nổ ra ở Đức do Luthơ (M. Luther; nhà thần học, nhà cải cách tôn giáo Đức) khởi xướng; tiếp đó tại Thuỵ Sĩ, do Canvanh (J.

15 tháng 10 2023

– Phong trào đấu tranh nhằm cải tổ Giáo hội Kitô ở Châu Âu, do các nhà tư tưởng và đại biểu tư sản khởi xướng vào nửa đầu thế kỉ 16. Đầu tiên, cải cách tôn giáo nổ ra ở Đức do Luthơ (M. Luther; nhà thần học, nhà cải cách tôn giáo Đức) khởi xướng; tiếp đó tại Thuỵ Sĩ, do Canvanh (J. Calvin; nhà thần học người Pháp) đề xướng.

– Cả hai ông đều chủ trương quay về giáo lí Kitô nguyên thuỷ, đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, bãi bỏ các thủ tục, lễ nghi phiền phức. Phong trào lan nhanh khắp Châu Âu, giáo hội La Mã phản ứng mạnh mẽ.

– Phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện vì:

+ Giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Kitô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

+ Đầu thế kỉ XVI, Giáo hội Thiên Chúa giáo có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản. Giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và lễ nghi tốn kém.

+ Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đời thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó.

+ Giai cấp tư sản đang phát triển coi Giáo hội và giáo lý là lạc hậu,cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện.
– Nội dung của cải cách tôn giáo:

+ Kịch liệt phê phán những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, phủ nhận sự thống trị của Giáo hội.

+ Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.

+ Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

– Kết quả, ý nghĩa của cải cách tôn giáo

 

+ Đạo Ki-tô bị phân thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô cũ và Tân giáo, mâu thuẫn và xung đột với nhau.

+ Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tôn giáo nhằm chống lại tôn giáo đã lỗi thời, lạc hậu của chế độ phong kiến đang trên đà suy  vong.

+ Cải cách tôn giáo là không thủ tiêu tôn giáo, mà dùng những biện pháp ôn hòa để quay về giáo lí Ki – tô nguyên thủy.

+ Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức, thường gọi là cuộc “chiến tranh nông dân Đức”. Đây có thể được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu.

15 tháng 10 2023

tôn giáo là một cách truynnf nhiệm sẽ có thật hay là không nhưng với ý nghĩ của mik thì cái này không có thật chỉ làm cho con người bớt áp lực và cô đơn thôi ạ 

29 tháng 9 2016

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó.
Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v... Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo 
là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau.


CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA!haha