K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thanh xuân là thứ có thể rất chua chát cũng có thể rất ngọt ngào, tôi không cần biết vì khi nghĩ đến thanh xuân của mình bạn sẽ thấy cảm xúc bồi hồi. Khi chúng ta còn ở dưới mái trường thì trường học là một nơi nhàm chán có người còn nghĩ nó đáng sợ chúng ta hãy gọi nó là "địa ngục" nhưng khi nghĩ lại thì cái chúng ta gọi là địa ngục là nơi chúng ta muốn trở lại nhất.Bởi vì...
Đọc tiếp

Thanh xuân là thứ có thể rất chua chát cũng có thể rất ngọt ngào, tôi không cần biết vì khi nghĩ đến thanh xuân của mình bạn sẽ thấy cảm xúc bồi hồi. Khi chúng ta còn ở dưới mái trường thì trường học là một nơi nhàm chán có người còn nghĩ nó đáng sợ chúng ta hãy gọi nó là "địa ngục" nhưng khi nghĩ lại thì cái chúng ta gọi là địa ngục là nơi chúng ta muốn trở lại nhất.Bởi vì vậy hãy điều gì bạn thích có thể là hơi nổi loạn nhưng hãy nghĩ là nếu bạn của 10 năm sau sẽ nghĩ thế nào? Bạn chắc chắn sé phá lên cười vì mình đã từng như thế đấy. bạn có kể cho con của bạn, những đứa trẻ quanh xóm về thanh xuân dữ dội đó.Hãy làm những gì mình thích đi nhưng bạn cũng phải suy nghĩ vì có thể những hành động mà bạn xem là thích đó có thể gây hai.Đọc đến đay có lẽ bạn nghĩ tôi là một người lớn nhưng tôi chỉ mới 12 tuổi thôi nhé! Tôi xem nhiều cuốn sách và phim về tuổi thanh xuân nên tôi mới có thể nói ra những lời như thế này. Có thể sẽ có nhiều người xem tôi là kẻ lắm lời nhưng ko sao cả TÔI THÍCH THÌ TÔI LÀM THÔI. Vì đây là thanh xuân của tôi mà.

CHÚC BẠN CÓ MỘT TUỔI THANH XUÂN THẬT ĐẸP!^-^

3
16 tháng 4 2018

CẢM ƠN BẠN 

^_^

CHÚC BN CŨNG SẼ CÓ MỘT THANH XUÂN THẬT ĐẸP

BÀI VIẾT CỦA BN RẤT HAY

16 tháng 4 2018

Chỉ bt đăng linh tinh thôi mấy ông

6 tháng 5 2023

CHỊ THAM KHẢO NHÉ Ạ

Tả buổi học cuối cùng dưới mái trường Tiểu học - Số 1

Thời gian trôi đi nhanh thật đấy, mới ngày nào đó em vừa bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ bước vào mái trường tiểu học thân yêu. Vậy mà hôm nay đã là buổi học cuối cùng em được ngồi bên cạnh bạn bè, được lắng nghe cô giảng bài, được là học sinh của mái trường này. Buổi học cuối cùng này, có lẽ không chỉ riêng em mà rất nhiều bạn khác nữa đều có cảm xúc xốn xang khó tả.

Một sáng mùa hè trong veo và yên ả, những tia nắng đang rọi xuống từng vòm cây xanh mượt mà. Cảnh sân trường buổi sáng mai tĩnh lặng đến lạ kì, có lẽ vì do các bạn học sinh chưa đến hết. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi ngày vì đây là buổi học cuối cùng của cấp học tiểu học.

Đi giữa sân trường, em thấy mình nhỏ bé và lạc lõng với môi trường đã thân thuộc suốt 5 năm qua. Lát nữa thôi, chúng em sẽ ngồi ngay ngắn vào bàn và làm đứa học sinh lớp 5 cuối cùng, chia tay bạn bè, chia tay thầy cô.

Buổi học hôm ấy nhẹ nhàng, không ồn ào, vội vã, các bạn cũng không tranh cãi, nói chuyện riêng, tiếng cô trầm bổng, lớp học rơi vào tĩnh lặng. Bởi ai cũng biết đó là buổi học chia tay của khối học sinh lớp 5.

Nhìn gương mặt bạn nào cũng thoáng chút buồn và nuối tiếc. Chúng em đã có với nhau biết bao nhiêu kỉ niệm với những thứ thuộc về nơi đây, nhưng chúng em lại sắp phải nói lời tạm biệt. Tạm biệt để bước sang trang mới, cấp học mới và nhiều thứ mới mẻ hơn nữa.

Ngoài kia, nắng vẫn đu mình trên cây. Gió rít trên từng cây phương đang buông sắc đỏ. từng chú chim nhảy nhót hót líu lo tạo nên bản hợp xướng tuyệt vời. Tuy nhiên nó vẫn không khiến cho sân trường náo động lên. Hôm nay chỉ có các bạn học sinh khối lóp 5 đi học nên tâm trạng của mọi người đều như nhau, nuối tiếc và đầy lưu luyến.

Ánh mắt cô giáo hôm nay cũng buồn và nhẹ nhàng biết bao. Cô nhìn một loạt các bạn học sinh, mắt rơm lệ, và nhắn nhủ chúng em phải cố gắng để trở thành học trò ngoan và giỏi ở cấp học mới. Chúng em ai cũng cúi đầu vâng dạ, không dám nhìn ai, vì thực sự cảm xúc đang vỡ òa.

Những năm tháng cùng ngồi chung bàn, học chung lớp, nghịch ngợm, nô đùa chẳng mấy chốc sẽ thành dòng kỉ niệm mà thôi. Có lẽ sau này ai cũng sẽ nhớ về những năm tháng đầy ắp niềm vui như ở dưới mái trường tiểu học này.

Chúng em lặng lẽ nhìn nhau, nhìn lại mọi thứ sắp cũ, nhìn cô giáo rồi ôm chầm lấy nhau khóc nức nở. Đây là buổi học cuối cùng ở trường tiểu học.

Tả buổi học cuối cùng dưới mái trường Tiểu học - Số 2

Ngôi trường tiểu học với mỗi chúng ta bao giờ cũng gợi lại những kỉ niệm ngây thơ và trong trắng. Dù đã bước sang lớp sáu nhưng những buổi học cuối thật sâu đậm khó phai. Hôm ấy là một ngày giữa tháng năm trời mát mẻ ở ngoài kia trên những cây xà cừ cổ thụ tiếng ve đang náo nức rộn vang như giục giã chúng em nhanh nhanh bước vào những ngày hè lí thú. Đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ, bỗng tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng sắp song sách vở chuẩn bị cho bài học mới.

Cô giáo bước vào vẫn bộ quần áo giản dị và nụ cười tươi tắn trên môi. ổn định lớp xong, cô hỏi:

“Các em đã chuẩn bị bài học chưa?” “Thưa cô rồi ạ!” Chúng em đồng thanh đáp. Cô giáo kiểm tra bài cũ. Linh và Oanh đều trả lời cô dõng dạc và trôi chảy. Cô rất hài lòng, rồi chúng em bước vào bài mới. Bài học hôm nay là một bài Ngoại khóa ngữ văn.

Giới thiệu đầu đề bằng một dòng chữ hoa, xong cô gợi ý vào bài học mới đầy ấn tượng:

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng thấy nhớ nhiều…

Các em ạ! Chúng ta ai cũng có một quê hương. Đó là nơi ta đã sinh ra và lớn lên trong niềm thương nỗi nhớ. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu tình yêu đất nước là gì? Tình yêu đất nước bắt nguồn từ đâu qua bài ngoại khóa văn học “Lòng yêu nước”. Những đôi mắt đen láy tròn xoe đang chăm chú nhìn lên tấm bảng đen. Đôi tay với những ngón tay búp măng của cô đang đậm tô những dòng phấn trắng.

Bài học hôm ấy của chúng em là một giờ trao đổi sôi nổi về lòng yêu nước. Những cánh tay ngắn ngũn xinh xắn giơ lên liên tiếp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng mong được cô gọi đến, cũng mong được nói lên những suy nghĩ của mình về lòng yêu nước. Nhưng cả lớp chăm chú nhất vào câu trả lời của bạn Phương Nga:

– Thưa cô! Lòng yêu nước bắt nguồn giản dị từ tình yêu gia đình, yêu những gì dù là nhỏ nhất của quê hương như một dòng sông hay những cánh đồng bát ngát.

Cô giáo khen Phương Nga trả lời rất đúng và cho bạn điểm 10. Lớp em ai cũng thấy xốn xang. Phần thứ hai của bài học lại càng sôi nổi. Đó là phần cô giáo của chúng em tự sưu tầm rồi đọc những câu ca dao biểu hiện tình yêu quê hương đất nước. Mỗi bạn đọc một câu, cả lớp đã tạo thành một bản nhạc đa âm, một bức tranh nhiều màu sắc về lòng yêu nước.

Buổi học sôi nổi, say sưa nhưng sao nhanh quá. Tiếng trống đã báo hết giờ mà trong lớp còn thấy vang vang. Buổi học kết thúc nhưng ấn tượng về nó vẫn không hề phai nhạt trong trí nhớ của mỗi chúng em. Mong sao trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều buổi học như thế lưu dấu lại trong em.

Tả buổi học cuối cùng dưới mái trường Tiểu học - Số 3

Thời gian thấm thoát thoi đưa, ngày nào em còn nắm tay mẹ ngơ ngác đứng trước cổng trường tiểu học, mà giờ đây em đã sắp tốt nghiệp để lên một ngôi trường mới trường Trung học cơ sở.

Hôm nay là buổi học cuối cùng của em tại ngôi trường tiểu học thân yêu này. Buổi học này có lẽ không chỉ riêng em mà rất nhiều bạn khác trong lớp đều có tâm trạng bồi hồi, lưu luyến, một thứ cảm xúc vô cùng khó nói thành lời.

Trên bục giảng lời cô giáo chủ nhiệm của chúng em đang vang lên thân thương, những lời thơ của cô hôm nay em nghe cảm thấy thật rưng rưng xúc động, ngọt ngào và nhiều cảm xúc hơn bất kỳ giờ học nào trước đây. Bởi có lẽ hôm nay là lần cuối cùng cô giảng bài cho chúng em. Hết ba tháng hè này cô lại sẽ tiếp tục đưa một chuyến đò qua sông.

Rồi quay trở lại đón những mầm non mới. Em nhìn cô rồi lướt nhìn ra hàng cây phượng đỏ nơi góc sân trường những tiếng ve kêu râm ran giữa trưa hè oi ả của một ngày cuối tháng 5. Trên những cây phượng quen thuộc những chùm hoa đỏ nở bung rực rỡ. Chúng thản nhiên kiêu hãnh khoe sắc dưới nắng hè chói chang.

Em nhìn quanh từng khóm hoa, gốc lựu đỏ, sao cảm thấy nghẹn ngào nơi cổ họng. Mái trường thân yêu này đã gắn bó với em suốt năm năm qua giờ đây sắp phải chia xa nó lòng em chợt trùng xuống không nỡ ra đi một chút nào.

Buổi học cuối cùng trôi đi thật bình yên, không ồn ào. Các bạn trong lớp ai cũng nghiêm túc ngồi nghe cô giảng, nghe những tâm sự, lời chào tiễn biệt của cô. Lời của cô êm đềm nhiều cảm xúc, phía cuối lớp có một vài bạn nữ lấy vạt áo lên lau nước mắt, tiếng thút thít bắt đầu vang lên thành tiếng.

Cô chủ nhiệm đứng trên bục giảng, giọng dường như cũng lạc đi vì xúc động cô nói” Hôm nay là buổi học cuối cùng của các em tại trường tiểu học Sơn Ca này. Từ ngày mai các em được nghỉ hè rồi chuyển lên cấp hai. Tới một ngôi trường mới cô mong các em ai cũng đều mạnh khỏe , học giỏi và đừng quên ngôi trường này”.

Bạn Thương lớp trưởng thay mặt cả lớp lên tặng quà lưu niệm cho cô rồi phát biểu những lời cảm ơn của lớp về những tình cảm, công lao dìu dắt của cô với tập thể lớp 5A trong suốt thời gian qua.

Sau lời phát biểu của bạn Thương cả lớp đều vỗ tay thể hiện sự biết ơn của mình dành cho cô giáo. Cô giáo nhận gói quà lưu niệm rồi bước nhanh ra khỏi lớp để tránh không để mình bật khóc

Những gương mặt buồn rầu, nuối tiếc, những giọt nước mắt nghẹn ngào của giờ phút chia ly, khiến ai cũng cảm thấy muốn mình trở nên bé lại để được ở mãi nơi này.

Tạm biệt mái trường thân yêu, tạm biệt chỗ ngồi thân thương, tạm biệt bảng đen phấn trắng, “cho dù có đi nơi đâu ta cũng không quên được nhau”

Chúc chị xinh đẹp, học tốt ạ!

16 tháng 10 2016

Bạn vào Google mà dịch . Đây là trang Toán mà

29 tháng 9 2019

Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nêu ý kiến khái quát của mình về nội dung của hai khổ thơ: ước nguyện sống cao đẹp: khát vọng được cống hiến cho đất nước của nhà thơ.

b. Thân bài (9đ)

   - 2 đoạn thơ thể hiện ước muốn tha thiết, cháy bỏng của tác giả được cống hiến cho đất nước, dân tộc. (0.5đ)

   - Tác giả cảm nhận được mùa xuân của đất trời và chính mùa xuân đang trỗi dậy trong lòng mình – mùa của sức sống tươi trẻ, của sự cống hiến và hi sinh hết mình. (1đ)

   - Những điều nguyện hóa thân của tác giả thật đơn sơ và bình dị, nhỏ nhoi và chân tình: “con chim hót”, “một nhành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến”. Tác giả mong muốn được trở thành con chim hót vang cùng dàn hòa ca, tô điểm rộn rã cho mùa xuân đất nước; mong được làm một nhành hoa gom hương sắc của mình góp vào sắc chung tươi vui, nhiệt huyết rực rỡ của đất trời tươi đẹp. Bình dị là thế, tác giả mong hòa một nốt trầm, lặng lẽ hiến dâng cho đất nước. (2đ)

→ Ước nguyện giản dị, đơn sơ, cao đẹp. (0.5đ)

   - Từ đại từ “tôi” ở đầu bài thơ, đến khổ thơ này đã chuyển thành “ta”, thể hiện sự khao khát hòa mình vào bản nhạc chung của mọi người, của đất trời của tác giả. (1đ)

   - Nghệ thuật lặp “Ta làm” vừa như lời khẳng định, vừa thể hiện ước muốn thôi thúc khôn nguôi. (1đ)

   - Tác giả nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho mùa xuân đất nước, góp mùa xuân nho nhỏ của mình hòa vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Tác giả nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến cả tuổi thanh xuân lẫn khi về già, mong ước ấy mãi luôn cháy bỏng. “Dù là” hiện lên như một lời hứa, nguyện hiến dâng suốt đời cho đất nước, mãi làm một mùa xuân nhỏ góp sắc chung vào mùa xuân lớn của đất nước. (2đ)

   - Liên hệ: Được sống trong hòa bình, ta biết trân trọng, biết ơn thành quả của người đi trước đã gây dựng; biết sống có ích, có trách nhiệm với chính mình và với đất nước, quê hương. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Đoạn thơ thể hiên ước muốn cống hiến cao đẹp, đầy chân tình của tác giả.

Khi em và tôi gặp nhauChúng ta đã cùng tạo nên một phép lạTôi đoán đó là giấc mơ chung của chúng ta.Ngay cả khi tôi nhắm mắt lạiNó trông vẫn thật rõ ràngThật đáng tiếc là tôi không thể làm tốt hơnCho dù đó không phải là ý tôi, tôi luôn muốn ở bên emKhi em nhìn thấy ánh sáng sau khi đi qua một đường hầm dài.Những kỷ niệm ấm áp mà chúng ta có thể cảm nhận cùng nhauTất cả bên cạnh...
Đọc tiếp

Khi em và tôi gặp nhau
Chúng ta đã cùng tạo nên một phép lạ
Tôi đoán đó là giấc mơ chung của chúng ta.
Ngay cả khi tôi nhắm mắt lại
Nó trông vẫn thật rõ ràng
Thật đáng tiếc là tôi không thể làm tốt hơn
Cho dù đó không phải là ý tôi, tôi luôn muốn ở bên em

Khi em nhìn thấy ánh sáng sau khi đi qua một đường hầm dài.
Những kỷ niệm ấm áp mà chúng ta có thể cảm nhận cùng nhau
Tất cả bên cạnh khiến cho tôi tỏa sáng (làm tôi tỏa sáng)
Những nụ cười những giọt nước mắt uh
Giọng nói gọi tên tôi
Tôi sẽ luôn giữ nó thật tối
Thậm chí tôi sẽ bỏ lỡ khi mắt chúng ta gặp nhau
Cảm giác đầu tiên của tình yêu này sẽ luôn còn mãi

Chúng ta chắc chắn sẽ gặp lại
Khi cơn gió mùa xuân đi qua
Nở một nụ cười thật rạng rỡ
Khi cơn gió mùa xuân đi qua (ôm lấy em)

Tôi thật sự xin lỗi vì dường như tôi luôn là người nhận lấy.
Thật sự rất cám ơn em
Em đã hoàn toàn lấp đầy trái tim trống rỗng của tôi,
Vươn tay ra khi tôi mệt mỏi

Em là người duy nhất khiến tôi duy trì hơi thở này
Bây giờ mỗi ngày đều là sinh nhật. Tôi mới sinh ra
Luôn luôn ở bên tôi như hình bóng (là của tôi).
Kể cả những nụ cười và cả giọt nước mắt uh

Hình ảnh của em đã trở nên quen thuộc với tôi, có thể nó sẽ thay đổi sau nàu.
Đối mặt với những kỷ niệm của chúng tâ giống như bây giờ
Cảm giác yêu thương đầu tiên sẽ còn mãi

Cảm giác thú vị của tình yêu đầu rất rõ ràng
Chúng ta chắc chắn sẽ gặp lại
Khi cơn gió mùa xuân đi qua
Nở một nụ cười thật rạng rỡ
Khi cơn gió mùa xuân đi qua (tôi sẽ ôm lấy em)

Đừng sợ hãi
Chúng ta đều hiểu rõ trái tim của mình mà
Đừng lo lắng gì cả
Vì anh sẽ mãi là của em

Chúng ta chắc chắn sẽ gặp lại
Khi cơn gió mùa xuân đi qua
Nở một nụ cười thật rạng rỡ
Khi cơn gió mùa xuân đi qua (ôm lấy em)

Chúng ta chắc chắn sẽ gặp lại
Khi cơn gió mùa xuân đi qua (nếu cơn gió đi qua)
Nở một nụ cười thật rạng rỡ (tôi sẽ ôm em thật chặt)
Khi cơn gió mùa xuân đi qua

1
25 tháng 12 2018

dài ghê

27 tháng 2 2022

`-` Câu nghi vấn :  Không ai là không thích mùa xuân đúng không?

`-` Câu cầu khiến : Vì vậy hãy cùng nhau đòn 1 mùa xuân ấm áp, vui vẻ nhé!

`-` Câu cảm thán : Ôi, mùa xuân! Mùa mà muôn hoa đua nhau nở rộ, cũng là mùa mà chúng ta thêm 1 tuổi mới. 

`-` Câu trần thuật : Mùa xuân, 1 năm mới đến vì vậy chúng ta nên quên hết những gì không tốt đẹp trong năm cũ để chào đón 1 năm mới tốt đẹp hơn, ai cũng dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, không ai lại đi làm điều xấu trong dịp này. 

27 tháng 2 2022

nhớ bài này lớp 4 mà ta

"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi...
Đọc tiếp

"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.

Tôi là Lê Thái Hà, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 6 của trường tiểu học Trưng Vương, TP Vũng Tàu. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.

Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.

Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.

Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris ở Pháp và Milan ở Ý - nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.

Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế - giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.

Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.

Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.

Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.

Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiết để chống cận thị cho học sinh.

Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này - những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?

Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…

Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.

Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang cao cấp tại học viện Thời trang Mod Art Paris, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Domus Academy Milan (Italia) - nơi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã từng theo học. Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, tôi về đầu quân cho hãng một hãng thời trang Pháp. Hiện giờ, tôi là giám đốc thiết kế trang phục mùa đông khu vực châu Á của hãng tại Nhật Bản. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí chuyên ngành thời trang thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.

Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.

Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Thái Hà đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.

Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.

Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.

Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực"

1
14 tháng 12 2023

wow