K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2018

CON HỔ LÀ CON VẬT.VÀ NÓ BIẾT ĐI .NÓ CÒN BIẾT TRẢ ƠN

11 tháng 12 2018

Viết đoạn văn

6 tháng 12 2017

Hổ là loài rất hung dữ và nguy hiểm, nó có thể ăn thịt con người bất kì lúc nào nó muốn. Nhưng trong câu chuyện Con hổ có nghĩa, tác giả đã xây dựng lên một hình ảnh con hổ có tư cách giống như một con người.câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém.Hai con hổ đã làm cho người đọc thấy cảm phục ở tấm lòng của nó, đó chính là lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người.Khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần. Hành động đền ơn đáp nghĩa của nó diễn ra ngay tức thì, không một chút đắn đo, suy nghĩ. Mà hổ đền ơn đâu phải ít, những hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn ân nhân về, hổ cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây là tiếng chào tiễn biệt, là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân.Hai câu chuyện được tác giả kể lại bằng giọng kể tự nhiên, mộc mạc, không khoa trương, không bình phẩm, nhưng chính điều này lại làm cho ý nghĩa của câu chuyện thêm thú vị và sâu sắcCâu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta rằng, Làm người thì phải sống có tình, có nghĩa. Tình nghĩa không chỉ cảm hóa được con người mà đối với loài vật chúng ta cũng có thể thu phục được..

7 tháng 12 2017

Hổ là loài rất hung dữ và nguy hiểm, nó có thể ăn thịt con người bất kì lúc nào nó muốn. Nhưng trog câu chuyện Con hổ có nghĩa, tác giả đã xây dựng lên một hình ảnh con hổ có tư cách giống như một con người.

Đoạn thứ nhất là câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém.

Biện pháp nghệ thuật nhân hóa thường thấy trong truyện ngụ ngôn khiến cho hình ảnh hổ đực mang bóng dáng hình ảnh con người. Nó không những biết đền ơn đáp nghĩa với ân nhân mà còn có nhiều biểu hiện đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con, lễ phép, lưu luyến trong phút chia tay ân nhân...Thật không thể tin được một loài vật hung dữ mà dưới ngòi bút miêu tả của tác giả con hổ hiện lên thật đáng trân trọng.

Đoạn thứ hai kể về chuyện đã xảy ra giữa hổ trán trắng và người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Hổ bị hóc xương, không thể nào lấy ra được. Nó đau đớn giãy giụa làm cỏ cây nghiêng ngả. Bác tiều phu đã giúp hổ lấy khúc xương ra khỏi họng. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Hơn mười năm sau, bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ bác, hổ lại đem dê hoặc lợn rừng đến để trước cửa nhà.

Hai con hổ đã làm cho người đọc thấy cảm phục ở tấm lòng của nó, đó chính là lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người.Khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần. Hành động đền ơn đáp nghĩa của nó diễn ra ngay tức thì, không một chút đắn đo, suy nghĩ. Mà hổ đền ơn đâu phải ít, những hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn ân nhân về, hổ cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây là tiếng chào tiễn biệt, là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân.

Cũng đáp đền ân nghĩa nhưng cách trả ơn của hổ trán trắng có khác. Sau khi được cứu sống, nó đã tha một con nai đến đặt trước của nhà bác tiều phu để tạ ơn. Cảm động nhất là mười năm sau, khi bác tiều phu qua đời, nó vẫn nhớ đến bác và về chịu tang ân nhân của mình. Từ xa, mọi người nhìn thấy hổ trán trắng dụi đầu vào quan tài, gầm lên tỏ vẻ xót thương, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, hằng năm cứ tới ngày giỗ bác tiều là hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa...

Trong đoạn này, tác giả đặc tả ân nghĩa thủy chung của hổ qua hai tiếng gầm của nó: một tiếng gầm tỏ ý cảm ơn khi đem nai về cho bác tiều và một tiếng gầm tỏ ý tiếc thương để vĩnh biệt ân nhân. Tiếng gầm này cũng là lời hứa không bao giờ quên ơn người đã khuất.

Hai câu chuyện được tác giả kể lại bằng giọng kể tự nhiên, mộc mạc, không khoa trương, không bình phẩm, nhưng chính điều này lại làm cho ý nghĩa của câu chuyện thêm thú vị và sâu sắc. Tác giả đã mượn hình ảnh của hai con vật dữ tợn nhất nhưng lại sống rất nghĩa tình.

Tác giả đã tinh tế khi chọn nhân vật trong truyện là con hổ. Con hổ hung dữ như vậy nhưng nó vẫn biết đền ơn đối với những người đã giúp đỡ nó vượt qua khó khăn, vậy con người với con người thì đã đối xử với nhau thế nào. Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta rằng, Làm người thì phải sống có tình, có nghĩa. Tình nghĩa không chỉ cảm hóa được con người mà đối với loài vật chúng ta cũng có thể thu phục được.

15 tháng 9 2018

Bởi vì con hổ vốn là một con vật hung dữ, dữ tợn. Chọn con hổ để nói chuyện ân nghĩa sẽ khiến cho tính chất ca ngợi, bài học đạo đức của câu chuyện trở nên sâu sắc hơn.

24 tháng 3 2016

Chọn  con hổ làm nhân vậy chính chứ không phải là một con vật nào khác – đó cũng là một dụng ý để thực hiện mục đích giáo huấn của câu chuyện. Trong thế giới tự nhiên, hổ là giống vật ăn thịt, là loài thú mạnh nhất , hung bạo nhất trong các loài thú dữ. Nó là "mãnh thú" đứng đầu các "mãnh thú", là chúa sơn lâm. Người ta ví "dữ như cọp", "oai như cọp". Người ta mang " ưđng ba mươi" ra để hù doạ nhau. Nhưng trong quan hệ gia đình thì "hổ giữ không ăn thịt con".  Còn trong câu chuyện này , trong quan hệ xã hội, ta lại gặp những con hổ có nghĩa. Mãnh thú mà còn có tình, có nghĩa , có lòng biết ơn sâu sắc - điều đó khiến cho con người chúng ta, nhất là nhỡng kẻ vô tình, vô nghĩa phải hổ thẹn. 

24 tháng 3 2016

vì muốn truyện có tính chất giáo huấn.

làm cho câu truyện thêm phần sinh động, tính chất giáo huấn tạo cho người đọc như đang nói về chính bản thân mình từ đó rút ra bài học

Con hổ, đối với mỗi chúng ta mà nói thì đó là một loài động vật vô cùng hung dữ chẳng ai dám lại gần, bởi từ khi sinh ra nó đã sống trong tự nhiên, sống trong môi trường hoang dã, phải cố gắng đấu tranh để sinh tồn giữa cuộc sống khắc nghiệt như thế, vậy mà khi vào trong câu chuyện con hổ mang hình bóng của một con người, có tâm tư tình cảm, có mưu cầu hạnh phúc, đặc biệt hơn cả là biết trả ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ con người. Con vật cũng như con người, nó đều biết đâu là đúng, đâu là sai, ai tốt với nó, ai giúp đỡ nó thì nó sẽ trả ơn, nhưng ơn nghĩa mà con hổ thể hiện không chỉ là giúp đỡ một lần trả ơn một lần, đối với nó thì khi được giúp đỡ sẽ không bao giờ quên đi ơn nghĩa mà con người ban cho nó, đối với bác tiều phu từ khi giúp đỡ nó đến lúc mất nó vẫn không hề quên những gì mà bác đã làm. Khi bác mất con hổ đã đến bên cạnh quan tài để tỏ lòng thương tiếc, đến ngày giỗ vẫn mang dê hay lợn rừng tới thăm bác.

Câu chuyện đem lại hai giá trị cốt lõi mà người đọc cần thấu hiểu được, thứ nhất đó là đề cao tình người ở trong cộng đồng, khi gặp người khác khó khăn hoạn nạn hãy dùng tất cả khả năng của bản thân để ra tay giúp đỡ dù điều đó là nhỏ nhật và điều thứ hai đó là khi nhận được sự giúp đỡ của người khác thì bản thân cần ghi nhớ công ơn đó suốt cuộc đời, luôn sẵn sàng trả ơn đối với những người đã từng giúp mình. Đối với dân tộc ta mà nói thì tình cảm giữa con người với con người đã tồn tại từ rất lâu đời, nó xuyên suốt chiều dài lịch sử và còn tồn tại cho đến tận ngày nay với phương châm “Lá lành đùm lá rách”, tuy nhiên bên cạnh đó là những người thiếu đi nét đẹp lâu đời vốn có đó

Một loài động vật mà còn có tình nghĩa như thế vậy tại sao con người lại không thể thấu hiểu được tầm quan trọng của ân nghĩa ở trên đời. Chúng ta đang sống trong thời kì “Tự cung, tự cấp” vì vậy mà có những người suy nghĩ rằng việc được giúp chỉ là sự tương tác giữa người với người. Một đại bộ phận con người khi được giúp đỡ thường có thói quen quên đi những gì đã từng diễn ra trong quá khứ, đối với họ mà nói thì việc trả ơn thực sự quá vất vả và khó khăn. Hình tượng con hổ cũng thể hiện rằng trong cuộc sống này việc mang ơn và trả ơn có liên quan tới luật nhân quả trong cuộc sống, một người làm việc tốt dù trong lòng không mong muốn nhận lại ơn nghĩa nhưng đối với người được giúp đó là trách nhiệm, là điều tất yếu cần phải làm.

Câu chuyện “Con hổ có nghĩa” đem lại nhiều giá trị trong cuộc sống của con người, đọc xong câu chuyện, nhận ra giá trị của câu chuyện cũng là lúc bản thân trở nên thấu hiểu trước đạo lý của cuộc

3 tháng 3 2021

Con hổ có nghĩa là 1 câu chuyện có những tình huống rất đặc sắc thu hút nhiều đọc giả quan tâm. Đoạn thứ nhất là câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém. Hình ảnh hổ đực mang bóng dáng hình ảnh con người. Nó mang nhiều phẩm chất cao quý của con người. Nó không chỉ biết đền ơn đáp nghĩa với ân nhân mà nó còn có nhiều biểu hiện đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con, lễ phép, lưu luyến trong phút chia tay ân nhân...

Một loài vật hung dữ nhưng dưới ngòi bút miêu tả của tác giả con hổ hiện lên thật đáng trân trọng. Tác giả đã nhân hóa những phẩm chất trong con người thành những phẩm chất trong con hổ, một con hổ có tình có nghĩa. Con vật cũng như con người, dưới ngòi bút sắc sảo của tác giả nó đã trở thành những phẩm chất đáng quý để nhiều người phải học tập theo. Câu chuyện thứ nhất: Hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái. Bà đỡ Trần nhà ở huyện Đông Triều, nổi tiếng đỡ đẻ mát tay vì vậy một đêm hổ đực đã đến nhà và nhờ bà ấy đỡ đẻ cho hổ cái, bà đỡ đẻ xong hổ đực trả ơn bà Hổ đực trả ơn bà mười lạng bạc, sau này nhờ số bạc đó, bà đỡ Trần sống qua cảnh mất mùa đói kém. Đoạn thứ hai kể về chuyện đã xảy ra giữa hổ trán trắng và người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Hổ bị hóc xương, không thể nào lấy ra được. Nó đau đớn giãy giụa làm cỏ cây nghiêng ngả. Bác tiều phu đã giúp hổ lấy khúc xương ra khỏi họng. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Hơn mười năm sau, bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài tỏ lòng thương tiếc.

Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ bác, hổ lại đem dê hoặc lợn rừng đến để trước cửa nhà. Lòng biết ơn của hổ thật đáng quý, Bác Tiều Phu đã cứu giúp cho sự sống của Hổ lúc hoạn nạn vì vậy Hổ đã hết lòng cảm ơn và đền đáp ân huệ của mình với bác Tiều Phu, một tấm lòng đền đáp đáng quý của Hổ đã giúp cho chúng ta thấy được những loài vật cũng có những phẩm chất đáng quý của con người cũng biết ơn và biết trân trọng những tình cảm của con người đối với mình. Chỉ với 2 hành động của 2 con Hổ đó chúng ta nhận thấy lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người đã xuất phát trong động vật, động vật cũng như con người đều biết đền đáp những ân huệ cho những người đã cứu giúp mình . Đối với câu chuyện thứ nhất khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần.

Hành động đền ơn đáp nghĩa của con Hổ diễn ra ngay sau khi Bà đỡ đỡ xong cho Hổ cái. Hổ đền ơn cho Bà Đỡ rất nhiều hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn Bà Đỡ Trần về, hổ đã cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây có lẽ là lời chào tiễn biệt và là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân đã cứu giúp gia đình của mình.

Cách trả ơn của hổ trán trắng khác với hổ đực. Sau khi được bác Tiều Phu cứu sống, nó đã tha một con nai đến đặt trước của nhà bác Tiều Phu để tạ ơn, nhưng đó chỉ là những đền đáp về mặt vật chất cảm động nhất với tình huống của hổ trắng đó là sau hơn 10 năm khi bác tiều phu qua đời, nó vẫn nhớ tới những ân tình của bác đã cứu sống nó hổ trắng tới nơi chôn cất bác và dụi đầu vào quan tài, gầm lên tỏ vẻ xót thương, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Đây có lẽ là những hành động tiếc thương và nhớ tới Bác của Hổ Trắng, những hành động của Hổ có tình có nghĩa như những hành động của con người,thời gian trôi đi nhưng những ân tình đó trong lòng hổ trắng vẫn không hề nguôi ngoai.

Từ đó về sau, hằng năm cứ tới ngày giỗ bác tiều là hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa. Đặc điểm chung của 2 con Hổ này là đều gầm lên những tiếng thét của mình đối với con Hổ thứ nhất nó gầm lên như 1 lời tiễn biệt còn đối với con Hổ Trắng tiếng gầm nói lên công ơn đền đáp và không quên được ân huệ của mình với Bác Tiều Phu. Cả 2 hành động của Hổ đã được tác giả nhân hóa lên để nói những phẩm chất tốt đẹp trong con người, những con người tình nghĩa, có tấm lòng cao thượng. Tác giả thật thành công khi đặt hổ vào hoàn cảnh như vậy, một con hổ hung dữ nhưng lại có tình có nghĩa người xưa từng nói " Hỗ dữ cũng không ăn thịt con" quả không hề sai, dù là một loài hung dữ nhưng lại có tình có nghĩa.

Truyện Con hổ có nghĩa là bài học giáo huấn đạo đức của con người bằng những hành động tình nghĩa của Hổ, qua đó nhắc nhở con người cần sống tình nghĩa và biết đền đáp những ân huệ đã giúp đỡ mình.

17 tháng 12 2018

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

23 tháng 12 2018

cảm ơn bạn

25 tháng 1 2022

tk

Con hổ có nghĩa là tác phẩm của Vũ Trinh (1759 - 1828), một nhà Nho quê ở làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ hương cống (cử nhân), làm quan dưới thời nhà Lê và thời nhà Nguyễn. Truyện thuộc loại ngụ ngôn, mượn chuyện loài vật để nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.

Những câu chuyện cảm động về hổ được kể trong hai đoạn văn có kết cấu giống nhau: hổ (hoặc gia đình hổ) gặp nạn, người cứu hổ, hổ đền ơn.

Đoạn thứ nhất là câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém.

Biện pháp nghệ thuật nhân hóa thường thấy trong truyện ngụ ngôn khiến cho hình ảnh hổ đực mang bóng dáng hình ảnh con người. Nó không những biết đền ơn, đáp nghĩa với ân nhân mà còn có nhiều biểu hiện đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con, lễ phép, lưu luyến trong phút chia tay ân nhân ...

Đoạn thứ hai kể về chuyện đã xảy ra giữa hổ trán trắng và người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Hổ bị hóc xương, không thể nào lấy ra được. Nó đau đớn giãy giụa làm cỏ cây nghiêng ngả. Bác tiều phu đã giúp hổ lấy khúc xương ra khỏi họng. Hổ đền ơp đáp nghĩa bác tiều. Hơn mười năm sau, bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ bác, hổ lại đem dê hoặc lợn đến để trước cửa nhà.

Đoạn này rất hấp dẫn vì có nhiều tình tiết độc đáo, trong đó có tình huống gay go khi hổ bị hóc xương, cách xử sự táo bạo và nhiệt tình của bác tiều trong khi cứu hổ, việc trả ơn và tình nghĩa sâu nặng của hổ đối với ân nhân.

Cái đáng quý nhất trong tính cách của hai con hổ chính là lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người.

 

Khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần. Hành động đền ơn đáp nghĩa của nó diễn ra ngay tức thì, không một chút đắn đo, suy nghĩ. Mà hổ đền ơn đâu phải ít, những hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn ân nhân về, hổ cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đã đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây là tiếng chào tiễn biệt, là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân.

Cũng đáp đền ân nghĩa nhưng cách trả ơn của hổ trán trắng có khác. Sau khi được cứu sống, nó đã tha một con nai đến đặt trước cửa nhà bác tiều phu để tạ ơn. Cảm động nhất là mười năm sau, khi bác tiều phu qua đời, nó vẫn nhớ đến bác và về chịu tang ân nhân của mình. Từ xa, mọi người nhìn thấy hổ trán trắng dụi đầu vào quan tài, gầm lên tỏ vẻ thương xót, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, hằng năm cứ tới ngày giỗ bác tiều là hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa ...

Trong đoạn này, tác giả đặc tả ân nghĩa thủy chung của hổ qua hai tiếng gầm của nó: một tiếng gầm tỏ ý cảm ơn khi đem nai về cho bác tiều và một tiếng gầm tỏ ý tiếc thương để vĩnh biệt ân nhân. Tiếng gầm ấy cũng là lời hứa không bao giờ quên ơn người đã khuất.

Hai câu chuyện được tác giả kể lại bằng giọng kể tự nhiên, mộc mạc, không khoa trương, không bình phẩm, nhưng chính điều này lại làm cho ý nghĩa của câu chuyện thêm thú vị và sâu sắc.

Trong thực tế, có thể có những con vật có nghĩa (chó, ngựa ...) nhưng chắc hẳn là không thể sâu nặng như hai con hổ trong truyện. Tưởng tượng ra hai con hổ có nghĩa đến mức lí tưởng như vậy, mục đích của tác giả chính là mượn chuyện hổ để nói chuyện con người. Xưa nay, theo quan niệm của nhân dân ta thì hổ là loài vật dữ tợn nhất. Ấy vậy mà chúng lại rất có nghĩa có tình. Thế thì con người phải sống sao đây? Giáo huấn bằng hình tượng nghệ thuật dễ tiếp thu hơn là cách nói khô khan. Bài học được tác giả gửi gắm một cách kín đáo và thấm thía trong câu chuyện này là: Làm người thì phải sống cho có tình, có nghĩa. Tình nghĩa không chỉ cảm hóa được con người mà đối với loài vật chúng ta cũng có thể thu phục được.

Tham khảo:

Cha ông ta luôn răn dạy con cháu thế hệ sau phải sống có tình có nghĩa, có ơn thì phải báo đáp. Thế nhưng, không chỉ con người mới sống có tình có nghĩa mà loài vật cũng vậy, chúng biết báo ơn những người đã giúp đỡ mình. Câu chuyện Con hổ có nghĩa là một câu chuyện dân gian, mượn hình ảnh loài vật để nói về bài học đền đáp ơn nghĩa ở đời.

Con hổ có nghĩa là câu chuyện kể gồm hai phần, một về bà đỡ họ Trần, hai là về bác tiều phu. Họ đều là những người đã giúp đỡ chúng và được chúng trả ơn.

Câu chuyện của bà đỡ họ Trần xảy ra ở đêm khuya, khi bà đang ngủ thì nghe tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa thì bị một con hổ lao tới cõng đi, chạy vào tận rừng sâu. Chỉ nghe như vậy thôi chúng ta cũng phải kinh hoàng, thế nhưng, con hổ lại chẳng làm gì bà mà chỉ đưa bà về một hang động có một con hổ cái đang lăn lộn cào đất. Bà những tưởng hổ định ăn thịt mình, nhưng thấy bụng hổ cái động đậy lại thấy hổ đực "cầm tay bà rồi đưa mắt nhìn hổ cái, tỏ ý thương xót và cần giúp đỡ", bà biết hổ cái bị khó sinh nên hổ đực đã cõng mình tới đây để nhờ giúp đỡ. Vậy nên bà đỡ họ Trần đã nhanh chóng cho hổ cái uống thuốc rồi đỡ đẻ cho nó. Sau khi mọi việc đã xong xuôi, hổ đực vui mừng chơi đùa với con sau đó bới lên một cục bạc rồi tiễn bà ra phía bìa rừng. Khi bà về, hổ đực còn "lưu luyến tiễn bà" sau đó còn "gầm lên một tiếng lớn" như một lời cảm tạ bà đỡ họ Trần.

Câu chuyện được mở ra bằng tình huống vô cùng kịch tính. Ai cũng biết hổ là chúa tể chốn rừng xanh, ai đã rơi vào nanh vuốt của hổ thì khó tránh khỏi cái chết. Ấy vậy mà bà đỡ họ Trần còn bị hổ gõ cửa lúc nửa đêm. Con hổ có linh tính như người, là một loài thú dữ, bất cứ ai rơi vào trường hợp như vậy chắc hẳn cũng không thể nào bình tĩnh được. Tác giả đã mở ra câu chuyện bằng sự kịch tính, kích thích sự hứng thú của người đọc, khiến người đọc phải ước đoán, mường tượng ra cảnh thứ hai. Cảnh thứ hai càng khiến cho người ta bất ngờ hơn nữa! Tưởng chừng như con hổ dữ bắt bà mang về hang động để ăn thịt lại lặng lẽ để bà xuống cửa hang sau đó còn "cầm tay bà rồi đưa mắt nhìn hổ cái, tỏ ý thương xót và cần giúp đỡ" hổ cái đang vật lộn sinh con. Tác giả đã nhân hoá hình ảnh con hổ như một con người thực thụ đang mong chờ sự giúp đỡ từ bà đỡ họ Trần. Sau đó, bà Trần đã hiểu ra và giúp đỡ đẻ cho hổ cái.

Câu chuyện kết thúc khi hổ đực "lấy chân đào lên một cục bạc lớn rồi đưa cho bà đỡ". Đây là món quà cảm tạ ma hổ đực muốn trả cho bà đỡ họ Trần. Nó thể hiện lòng biết ơn của nó đối với người đã giúp đỡ mình. Cũng như con người, khi mang ơn ai đó, người ta luôn muốn bù đắp, đền đáp người cưu mang, giúp đỡ mình hoạn nạn. Qua câu chuyện đầu tiên, cha ông ta muốn dựa vào hình ảnh con hổ để nhắn nhủ tới con cháu rằng đến loài vật còn biết đền đáp ơn nghĩa ở đời thì con người phải luôn biết mang ơn những người đã từng giúp đỡ mình khi hoạn nạn.

Câu chuyện thứ hai trong truyện cổ tích Con hổ có nghĩa kể về bác tiều phu khi đang đốn củi trong rừng thì bắt gặp một con hổ đang lăn lộn. Bác sợ hãi trèo lên cây cao thì mới phát hiện con hổ đang bị mắc một cục xương to ở trong cổ họng. Bác mới lớn tiếng bảo rằng: "Cổ họng ngươi đau lắm phải không? Đừng cắn ta, ta lấy xương ra cho". Con hổ hiểu tiếng người, nằm phủ phục xuống đất, bác tiều phu đã giúp nó lấy xương ra. Trước khi nó bỏ đi, bác còn nói vọng lại địa chỉ của mình, ngày hôm sau, bác thấy có một con nai trước cửa. Đó là do con hổ trả ơn cho bác. Sau này khi bác tiều phu chết, con hổ cũng đến đám tang bác, gầm lên những tiếng tiễn biệt. Mỗi năm đến ngày giỗ của bác, nó đều mang lợn rừng, nai tới cửa nhà bác.

Câu chuyện thứ hai mở ra tuy không kịch tính bằng câu chuyện đầu tiên nhưng lại mang đến cho người đọc sự suy ngẫm sâu sắc. Vẫn là loài hổ với bản tính hung dữ, thế nhưng khi bác tiều phu lên tiếng giúp đỡ, nó lại nghe hiểu tiếng người và chịu ơn giúp đỡ của bác. Những năm tháng sau, nó luôn nhớ tới ơn nghĩa đó, kể cả khi bác tiều phu chết đi.

Chúng ta luôn nghĩ rằng động vật là những con vật vô tri, chúng sống theo bản năng hoang dã và đôi khi làm hại con người. Thế nhưng, câu chuyện Con hổ có nghĩa đã cho chúng ta cái nhìn khác về những loài động vật như hổ. Chúng cũng có linh tính, hiểu được tiếng người, cũng biết chịu ơn thì phải báo ơn.

Trong đời sống hiện nay của chúng ta, đức tính biết ơn là một đức tính cần được phát huy hơn bao giờ hết. Cha ông ta luôn dạy bảo chúng ta bằng những câu ca dao, tục ngữ như "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" hay "Uống nước nhớ nguồn" nhằm nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng, biết đền ơn những người đã cho ta quả ngọt. Và để có được những ngày tháng hoà bình như ngày nay, chúng ta đã phải đánh đổi bằng xương máu của hàng triệu những anh hùng liệt sĩ. Vì thế những thế hệ chúng ta phải luôn ghi nhớ và nghiêng mình trước anh linh của các anh, có những người lính chiến đấu anh dũng như thế, chúng ta mới có được ngày hôm nay.

Qua câu chuyện Con hổ có nghĩa, cha ông ta muốn mượn hình ảnh của loài vật để khuyên dạy chúng ta đạo lý ở đời: Uống nước nhớ nguồn, có ơn thì phải báo ơn. Chúng ta phải luôn ghi nhớ ơn nghĩa của những người đi trước, những người đã từng giúp đỡ chúng ta để đền đáp ơn nghĩa của họ dành cho mình. Thế hệ học sinh ngày nay ngồi trên ghế nhà trường phải luôn tôn trọng thế hệ đi trước, tôn sư trọng đạo, phải luôn tâm niệm và sống theo đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

2 tháng 4 2018

Câu chuyện thứ hai có thêm nét đặc biệt: Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người. Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt. Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác

28 tháng 12 2017

 Tác giả muốn mượn chuyện loài vật (loài hổ) như muốn nói về đối nhân xử thế giữa con người với nhau.

– Câu chuyện Con hổ có nghĩa tác giả xưa như muốn đề cao ân nghĩa trong đạo làm người, sống nên biết trước biết sau, có ơn cần trả và luôn biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

28 tháng 12 2017

Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.