K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Để sát trùng các món ăn cần rau sống em có thể ngâm rau trong dung dịch muối ăn loãng 10-15 phút. Khả năng diệt khuẩn của dung dịch muối ăn là do đâu? Câu 2: Vì sao ở các công viên, khách sạn lớn thường xây dựng các bể phun nước nhân tạo? Câu 3: Giải thích hiện tượng khi các cầu thủ bóng đá bị đau thì nhân viên y tế chỉ cần phun thuốc vào chỗ bị thương là cầu thủ có thể thi đấu tiếp được? Câu...
Đọc tiếp

Câu 1: Để sát trùng các món ăn cần rau sống em có thể ngâm rau trong dung dịch muối ăn loãng 10-15 phút. Khả năng diệt khuẩn của dung dịch muối ăn là do đâu?

Câu 2: Vì sao ở các công viên, khách sạn lớn thường xây dựng các bể phun nước nhân tạo?

Câu 3: Giải thích hiện tượng khi các cầu thủ bóng đá bị đau thì nhân viên y tế chỉ cần phun thuốc vào chỗ bị thương là cầu thủ có thể thi đấu tiếp được?

Câu 4:Vì sao sau cơn mưa dông không khí trở nên trong lành và mát mẻ hơn?

Câu 5: Vì sao khi đốt xăng, cồn thì cháy hết còn khi đốt gỗ, than đá thì còn lại tro?

Câu 6: Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thường xoa bột trắng vào tay?

Câu 7: Tại sao khi nấu nước giếng lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?

Câu 8: Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra?

Câu 9: Vì sao không nên đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể đổ axit sunfurix đậm đặc vào nước?

3
6 tháng 3 2019

Câu 4:

Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:

3O\(_2\) → 2O\(_3\)

Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong sạch, tươi mát.
Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong sạch, tươi mát.

6 tháng 3 2019

Câu 5:

Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.
Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng cón có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được.Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.
Than đá cũng vậy. Trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.

28 tháng 9 2017

Muối ăn có tính sát khuẩn là do: muối ăn tan vào trong nước tạo ra một áp suất thẩm thấu nghĩa là làm cho nước di chuyển từ môi trường có áp lực thẩm thấu sang môi trường có áp lực thẩm thấu cao. Đối với vi khuẩn, muối ăn hút nước từ trong tế bào của nó và thẩm thấu qua lớp màng vào trong nhân chiếm chỗ của nước đó → tế bào sẽ bị mất nước và các protein bị đông vón, quá trình này là một chiều nên không trở về được trạng thái ban đầu. Nồng độ muối càng cao thì tế bào bị mất nước càng nhiều, tóm lại vi khuẩn chết là do “khát”.

2 tháng 11 2019

Đáp án C

Giải:

ion Na+ có thể thẩm thấu qua lớp vỏ tế bào của vi khuẩn

=> áp án C

Cho các nhận định và phát biểu sau: (1). Trong thí nghiệm khi có Hg rơi vãi người ta có dùng nhiệt để loại bỏ. (2). Thành phần chính của khí thiên nhiên là C2H6 (3). Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môi trường vì nó rất độc. (4). Những chất là “thủ phạm” chính gây ra các hiện tượng: hiệu ứng nhà kính; mưa axit; thủng tầng ozon (là các nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu)...
Đọc tiếp

Cho các nhận định và phát biểu sau:

(1). Trong thí nghiệm khi có Hg rơi vãi người ta có dùng nhiệt để loại bỏ.

(2). Thành phần chính của khí thiên nhiên là C2H6

(3). Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môi trường vì nó rất độc.

(4). Những chất là “thủ phạm” chính gây ra các hiện tượng: hiệu ứng nhà kính; mưa axit; thủng tầng ozon (là các nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu) tương ứng lần lượt là: CO2; SO2, NO2; CFC (freon: CF2Cl2, CFCl3…)

(5). Người ta có thể sát trùng bằng dd muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dd NaCl từ 10 – 15 phút… Khả năng diệt khuẩn của dd NaCl là do dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử.

(6). Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí SO2, NO2, HF. Người ta dùng chất KOH để loại bỏ chúng.

(7). Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí SO2.

Số phát biểu đúng là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

1
18 tháng 6 2017

Chọn đáp án D

(1) Sai. Chú ý hơi thuỷ ngân rất độc nếu hít phải sẽ rất nguy hiểm. Một điểm rất đặc trưng của Hg là tác dụng với S ở nhiệt độ thường tạo HgS không độc nên người ta dùng S để xử lí Hg.

(2) Sai. Thành phần chính của khí thiên nhiên là CH4.

(3) Sai. Khí độc là CO còn CO2 được xem là chất ảnh hưởng tới môi trường vì nó gây hiệu ứng nhà kính.

(4) Đúng. Với các hợp chất CFC trước đây được dùng trong công nghiệp tủ lạnh nhưng hiện nay đã bị cấm sử dụng vì tính nguy hại của nó.

(5) Sai. Dung dịch NaCl có thể sát trùng vì vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu và chết.

(6) Sai. Về nguyên tắc có thể dùng được nhưng không hợp lý về mặt kinh tế do KOH khá đắt. Nên người ta dùng Ca(OH)2 cũng rất hiệu quả mà giá lại rất rẻ.

(7) Sai. SO2 không phản ứng với Pb(NO3)2. Khí thải đó là H2S vì kết tủa đen là PbS

Pb(NO3)2 + H2S ® PbS + 2HNO3

13 tháng 4 2018
https://i.imgur.com/JuYHWPV.jpg
26 tháng 2 2019

Ta có

Dd muối ăn (NaCl) có nồng độ lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn do hiện tượng thẩm thấu nên muối đi vào tế bào làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao và có quá trình chuyển nước ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra ngoài . Vi khuẩn mất màu nên bị tiêu diệt do tốc độ khuếch tán chậm nên việc sát trùng nên chỉ có hiệu quả khi ngâm rau sống 10 - 15 phút .

19 tháng 6 2019

Đáp án D

10 tháng 3 2018

- Tên một số chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình:

    + Bệnh viện: Cồn, iot, rượu iot 2%, các andehit, các chất kháng sinh.

    + Trường học và gia đình: oxy già, iot, thuốc tím....

- Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút vì : Ngâm rau sống với nước muối (tức môi trường ưu trương) thì các vi sinh vật sẽ bị mất nước gây co nguyên sinh do đó vi sinh vật không phân chia được. Còn trong thuốc tím thì sẽ tạo ra ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh → Ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Xà phòng chỉ là chất tẩy rửa không phải là chất diệt khuẩn.

14 tháng 4 2022

\(m_{NaCl}=\dfrac{2000.0,9}{100}=18\left(g\right)\)