K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2019
ANTD.VN - Hơn 20 năm làm công nhân môi trường, bà Đỗ Thị Hoa - Tổ trưởng Tổ môi trường số 9, chi nhánh Ba Đình, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội luôn trăn trở làm sao để việc thu gom và xử lí rác dễ dàng hơn khi một bộ phận người dân vẫn thờ ơ với vấn đề này.

Bà Đỗ Thị Hoa, 49 tuổi là công nhân môi trường từ những năm 1998, hiện tại là Tổ trưởng Tổ môi trường số 9 chi nhánh Ba Đình của Công ty THHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội.

Tiếp xúc với bà Hoa trong giờ làm việc, bà Hoa chia sẻ: “Nghề chúng tôi là nghề phục vụ, làm việc quanh năm không có ngày nghỉ, bất kể thời tiết khắc nghiệt thế nào, vẫn phải thường xuyên tăng ca để đảm bảo vệ sinh cho khu vực tổ đảm trách. Vì hằng ngày phải tiếp xúc với rác bẩn, không khí ô nhiễm, nhiều lúc mắc bệnh vì môi trường làm việc độc hại nên thiệt thòi rất nhiều thứ”.

“Tôi làm nghề này 21 năm rồi, trước giờ vẫn quen với việc dọn vệ sinh thủ công. Từ khi cơ giới hóa, tôi và các chị em trong tổ cũng mất nhiều thời gian để làm quen. Hà Nội có rất nhiều ngõ nhỏ, việc đi vận động người dân đổ và thu gom rác trong các ngõ rất khó khăn, cơ giới hoàn toàn không thể vào được mà bắt buộc chúng tôi phải sử dụng phương pháp thủ công, đi từng nhà để thông báo” - bà Hoa kể.

Mỗi dịp lễ lớn trong năm cũng là khi công việc của chị và các đồng nghiệp thêm vất vả. “Chúng tôi không có thời gian để nghỉ ngơi vì số lượng công việc tăng lên gấp đôi. Khu vực tôi làm có Công viên Thủ Lệ, những ngày lễ, người dân xả rác rất nhiều, vừa dọn rồi nhưng vài phút sau đâu lại vào đấy khiến cho công ty phải tăng cường công nhân, túc trực 24/24h. Như thế mới đảm bảo được những địa điểm đông người qua lại luôn xanh - sạch - đẹp” – bà Hoa chia sẻ.

Công nhân môi trường là nghề không chỉ vất vả với công việc nặng nhọc mà đôi khi còn đối diện với nguy hiểm. Bà Hoa tâm sự: “Chúng tôi gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là vấn đề an toàn giao thông. Phải xuống đường dọn rác vào thời điểm giao thông ùn tắc hay khi các phương tiện di chuyển nhanh khiến chúng tôi không kịp trở tay, thậm chí có thể bị tai nạn nếu không chú ý. Tổ của tôi đã có một chị bị tai nạn vào Mùng 1 Tết năm ngoái do va chạm với người đi xe, cũng may chỉ xây xước nhẹ…”.

Công nhân môi trường có nhiệm vụ giữ cảnh quan đô thị sạch đẹp, nhất là trong những sự kiện lớn của đất nước, thành phố. “Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều Tiên diễn ra ở Hà Nội - Việt Nam là một sự kiện lớn. Chúng tôi được phân công đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị theo từng tuyến khác nhau. Tuyến chúng tôi phụ trách có đoàn cấp cao đi qua gồm Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh - Đào Tấn.

Suốt một tuần từ lúc chuẩn bị cho đến lúc diễn ra hội nghị, chúng tôi đã phải cố gắng hết sức để giữ cho môi trường sạch đẹp nhất. Có vất vả nhưng cứ nghĩ đó là vinh dự, tự hào của thành phố, của đất nước, nên tổ chúng tôi vẫn cố gắng hết sức để hoàn thành công việc” – bà Hoa kể.

Những công nhân môi trường đô thị phải đồng hành cùng xe rác bất kể thời tiết, hay ngày nghỉ, Lễ Tết

Nói về công việc hàng ngày, chị Hoa cho biết: “Thói quen đổ rác của người dân là dồn hết rác vào một chỗ, những nơi không phải điểm đổ rác cũng đổ, không phân loại rác vô cơ, hữu cơ nên việc ứ đọng rác cũng là điều dễ hiểu. Nếu cứ thu gom rác như thế, việc thay đổi hệ thống xử lí rác sẽ rất khó khăn. Xe chở rác của thành phố cũng không có sự phân loại rác mà cùng chở cùng xe nên chúng tôi muốn phân loại rác cũng không được”.

Chị Hoa kiến nghị: “Phân loại rác thải trước khi thu gom và đổ rác đúng nơi quy định là điều nên làm. Hành động đơn giản như thế sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Tất nhiên, việc phân loại rác phải xuất phát từ ý thức và thói quen của mỗi người. Nếu việc này trở thành thói quen thì tình trạng ùn tắc rác sẽ được cải thiện và công nhân môi trường chúng tôi cũng đỡ vất vả hơn nhiều”.

Chị Hoa cùng đồng nghiệp trong giờ nghỉ giải lao

Vừa qua, phong trào “thử thách dọn rác” do những người trẻ tham gia xuất hiện nhiều trên các mạng xã hội. Khi được hỏi về phong trào này, chị Hoa tỏ ra ngạc nhiên: “Đó là một phong trào thiết thực và ý nghĩa. Thay vì chạy theo những trào lưu vô bổ trên mạng xã hội, tôi nghĩ, đây là một hành động đẹp của giới trẻ hiện nay.

Thanh niên ý thức được tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, cần phải có sự chung tay của toàn xã hội là một suy nghĩ tích cực. Tôi mong muốn phong trào này càng ngày càng được lan tỏa mạnh mẽ để những nơi công cộng lấy lại được vẻ đẹp, cũng là góp phần nhỏ để bảo vệ môi trường sống”.

14 tháng 1 2021

     Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

  
7 tháng 9 2023

tham khảo(không đụng hàng của ai lun nhé)

Phong cách sống của giới trẻ hiện nay có thể thay đổi theo thời gian và vùng địa lý, nhưng dưới đây là một số suy nghĩ chung về phong cách sống của họ:

1. Kết nối xã hội qua mạng: Giới trẻ hiện nay thường sử dụng mạng xã hội và các ứng dụng trực tuyến để kết nối với bạn bè, gia đình và thế giới xung quanh. Điều này có thể mang lại lợi ích trong việc giao tiếp và tạo mối quan hệ, nhưng cũng có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến sự riêng tư và thời gian dành cho các hoạt động khác.

2. Tinh thần tự do và sáng tạo: Nhiều người trẻ thích tự do trong lựa chọn nghề nghiệp, phong cách sống, và thậm chí cả nơi ở. Họ thường coi trọng tinh thần sáng tạo và thử nghiệm mới mẻ trong cuộc sống.

3. Công nghệ và trí tuệ nhân tạo: Giới trẻ hiện nay lớn lên trong thời đại công nghệ số và trí tuệ nhân tạo. Họ sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất, giải trí, và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

4. Quan tâm đến môi trường: Nhiều người trẻ thể hiện tình yêu và quan tâm đến môi trường và bảo vệ hành tinh. Họ thường tham gia vào các hoạt động và chương trình để giảm thiểu tác động của con người đối với môi trường.

5. Áp lực và căng thẳng: Mặc dù có nhiều cơ hội, nhưng giới trẻ cũng phải đối mặt với áp lực về việc làm, học tập, và xã hội. Cảm giác căng thẳng và lo lắng về tương lai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ.

6. Sự đa dạng và sẵn sàng chấp nhận: Giới trẻ hiện nay thường có tư duy đa dạng và sẵn sàng chấp nhận những giá trị và quan điểm khác nhau về văn hóa, tôn giáo, và giới tính. Điều này thể hiện sự mở cửa và sẵn sàng học hỏi từ người khác.

Lưu ý rằng đây chỉ là một số suy nghĩ chung và không phải tất cả giới trẻ đều có cùng phong cách sống. Mỗi người trẻ có sự đa dạng trong cách họ sống và quan điểm cá nhân của họ.

21 tháng 12 2022

Bạn Tham Khảo:
Cuộc sống ngày càng được nâng cao do các công trình công nghệ, khoa học – kĩ thuật ngày càng tiên tiến nhằm phục vụ cho đời sống của con người . Song cùng với sự phát triển ấy là cái hậu quả mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường . Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh rì trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta . Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những trung tâm công nghiệp . Mọi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xảnh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động . Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại . Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức ở Brazil vào năm 1992 đã đưa ra lời kêu gọi toàn Thế giới cùng nhau bảo vệ Trái đất – hành tinh của chúng ta, xây dưng môi trường xanh – sạch – đẹp . Việt Nam chúng ta cũng đã ban hành những chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trên Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
28 tháng 12 2022

Câu chủ đề này có thể đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn tùy vào cách triển khai đoạn văn của em.

Nội dung đoạn:

- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ bao bì ni lông thế nào?

- Ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường ngày nay ra sao?

- Vì sao nói bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta?

5 tháng 10 2019

Tham khảo:

Đề 5:

Nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, phóng viên đã nhận được một bài viết rất cảm động của độc giả Lê Thị Hương (25 tuổi, Chí Linh - Hải Dư chia sẻ câu chuyện về người bố là thương binh hạng 2/4 của mình, bác Lê Tuấn (nhập ngũ lần đầu năm 1974, lần 2 năm 1978, tham gia chiến đấu và bị thương ở chiên trường Campuchia).

Bài viết còn là những suy nghĩ rất thật, rất chân thực về chiến tranh của một người trẻ tuổi, người chưa hề biết thế nào là chiến tranh. Hiện bài viết đang lan truyền rất nhanh trên cộng đồng mạng và gây xúc động cho nhiều người.

Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối,bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện một thời gian dài để rồi tuyển lựa "đi B”. May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.

Tháng 8/1978, chị cả em ra đời, sau đó chit một tháng, chú Tư - em trai ruột của bố em, có lệnh gọi nhập ngũ. Chú vừa nhát vừa hiền, lại vừa cưới vợ nên bố xin đi thay chú. Đất nước đang cần người đã có kinh nghiệm, đơn tình nguyện của bố được chấp thuận ngay. Mẹ em, chị và ông bà tiễn bố lên đường. Vài tháng sau, bố đi K (chiên trường Campuchia). Chuyến tàu đưa bố đi từ Hải Phòng, đơn vị bố có hơn 40 người Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người. Họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng nhưng đi K thì khác.

Thời gian đầu còn có chút tin bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà nội xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được.

Mẹ ôm chị gái em từ căn nhà riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mú vàng đã có lần thiếp đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm. Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia, không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già.

Rồi bố bị thương trong một lần đi họp giao ban buổi tối: đạp trúng mìn, bàn chân dập nát, đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế không kịp, bác sĩ y tá cưa chân cho bố, cưa sống, đồng đội hát quốc bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét.

Rồi 2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng, lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng thêm vài năm nữa 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và hai tai bị điếc nhẹ.

Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65% . Nhưng còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được 1 tháng, chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về.

Ngày bố về, nét mặt dữ dằn hơn, những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại, chị em nhất định không nhận bố vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi nhìn cái chân ấy nó đều khóc thét.

Bố mất cả tháng giời chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ. Đúng, em là gái, em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình, em nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bô', những lần sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người, khi bố em có những lần đi xe máy hơi quẹt xe đã ngã vì không thế dùng chân giả mà chống như người ta được.

Bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố, bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành.

Em nhớ mãi một lần lớp 11, em học kém bị bố đánh, đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu em không thể nào quên được, bố bảo: "Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đây con ạ”. Đúng, chúng em từ Cấp 1 cho đến hết Đại học đều được miễn học phí vì bố là thương binh.

Bao nhiêu năm em sống trên đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về.

Có đôi lần ai đó nói đến chiến tranh, mẹ em chỉ lơ đãng nói một điều: "Kể cả có chiến tranh, thằng Hà (em trai em) nhà này cũng không bị gọi đi nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia".

Các bạn có thể cười rằng mẹ suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và ĩ dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc chính vì vậy, còn hòa bình được ngày nay hãy cố mà gìn giữ.

5 tháng 10 2019

Tham khảo:

Đề 1:

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm "các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi.

(Người đi tìm hình của nước)

Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện "của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ” đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ". Trang phục của Người "hết sức giản dị” với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kỳ". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".

Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.