K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2021
Không được chép mạng đâu
3 tháng 12 2016

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

3 tháng 12 2016

Các bạn có biết ta là ai ko ? Chắc các bạn đều biết ta chính là Thánh gióng , hôm nay, ta sẽ kể cho các bạn nghe về cuộc đời của ta ở dưới hạ giới và ta đã đnahs ta quân xâm lược như thế nào nhé !

11 tháng 5 2022

Tham khảo:

 

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng già cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thép dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái «huỵch», chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấm tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi!

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy (sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ (bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng «rắc» một cái, chiếc roi sắt gãy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng: Ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta khôn lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

11 tháng 5 2022

Ta là Phù Đổng Thiên Vương hay còn được người dân thương yêu gọi là Thánh Gióng

Năm đó, mẹ ta đi ra vườn ướm thử chân lên một cái vệt chân to mà lại mang thai. Sau mười hai tháng thì sinh ra ta. Suốt ba năm đầu, ta không biết đi, cười, chirbieets đặt đâu nằm đó. Một hôm, khi nghe tin sứ giả đi tìm người cứu nước, ta liền cất tiếng nói, ta nói nói với mẹ là mời sứ giả vào đây cho con. Ngày hôm sau, ta lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không no, cả làng phải góp gạo.Ít lâu sau, ta đã trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt, sứ giã đã mang đến cho ta áo giáp sắt ngựa sắt, roi sắt. Vừa mặc áo giáp xong, ta đã phi đến chỗ chiến trường. Ta đi đến đến đâu giặc chết tới đấy. Đánh xong, ta cởi giáp sát lên đỉnh núi bay về trời.

Vua và dân ta biết ơn nên đã phong ta là Phù Đổng Thiên Vương và lâp đền thờ để ghi nhớ công ơn đánh giạc của ta

 

 

10 tháng 1 2022

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão nghèo. Họ rất chăm chỉ làm ăn nhưng lại hiếm con. Tuổi đã cao mà vẫn chưa có được một mụn con. Một hôm, bà vợ đi ra đồng, nhìn thấy một vết chân to, bà bèn đặt chân mình vào ướm thử. Nào ngờ, về nhà bà thụ thai. Đến tháng thứ mười hai, bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Hai vợ chồng vui mừng, đặt tên đứa bé là Gióng. Nhưng niềm vui của ông bà trở thành nỗi lo khi thấy Gióng lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đó.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Vua vô cùng lo lắng, cho sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Vừa nghe thấy tiếng sứ giả loa truyền, chú bé Gióng bỗng cất tiếng nói đòi mẹ cho gọi sứ giả vào gặp. Mẹ Gióng thấy con mình cất tiếng nói thì vô cùng mừng rỡ, chạy đi mời sứ giả. Khi gặp sứ giả, Gióng bèn bảo sứ giả về tâu vua, làm cho một áo giáp sắt, một con ngựa sắt và một cái roi sắt. Nhà vua mừng rỡ, truyền cho thợ làm gấp ngày đêm.
Kỳ lạ hơn, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé Gióng lớn nhanh như thổi. Ăn bao nhiêu cũng không thấy no. Cả làng cùng góp gạo nuôi Gióng. Ai cũng mong chú bé lớn nhanh, khỏe mạnh để giúp vua đánh gặp cứu nước. Giặc đã đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy, ai cũng hoảng sợ, hoảng hốt. Đúng lúc đó, sứ giả đem những thứ Gióng yêu cầu đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai trở thành tráng sĩ, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội, phun lửa, lao thẳng vào đám giặc. Quân giặc hoảng sợ. Tráng sĩ phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre làm vũ khí. Lũ giặc giẫm đạp lên nhau mà chạy. Tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp, cả người và ngựa bay về trời.
Vua nhớ công ơn, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.

10 tháng 1 2022

Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.

Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.

Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.

Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.

Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.

Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.

Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.

Em hãy viết bài văn đã lập giàn ý như sau: - Mở bài: Hội Gióng được tổ chức ở đền Sóc từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mục đích tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng. - Thân bài: + Đêm mùng 5, lễ Mộc Dục được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. + Ngày mùng 6 khai hội, dâng các lễ vật. + Sáng ngày mùng 7 chính hội, diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc...
Đọc tiếp

Em hãy viết bài văn đã lập giàn ý như sau: - Mở bài: Hội Gióng được tổ chức ở đền Sóc từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mục đích tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng. - Thân bài: + Đêm mùng 5, lễ Mộc Dục được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. + Ngày mùng 6 khai hội, dâng các lễ vật. + Sáng ngày mùng 7 chính hội, diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng. + Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội. - Kết bài: + Một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền. + Liên kết cộng đồng, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

1
8 tháng 2 2022

Tham khảo:

Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỉ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.

Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để
cầu may.

Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.

Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…

Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".

8 tháng 2 2022

tham khảo

Mỗi một con người Việt Nam đều được lớn lên từ thế giới cổ tích, truyền thoại mang đầy màu sắc kì ảo, huyền bí. Và chắc hẳn trong tâm trí mỗi người đều ghi dấu hình ảnh của những nhân vật cổ tích, truyền thuyết. Đó có thể là cô Tấm xinh đẹp, nết na, có thể là anh chàng Thạch Sanh trung thực, tốt bụng và có tài năng phi thường,…. Còn đối với em, đó là hình ảnh vị anh hùng Thánh Gióng dũng mãnh, phi thường đánh đuổi giặc Ân xâm lược bước ra từ truyền thuyết Thánh Gióng.

Mặc dù sinh ra trong một gia đình bình thường nhưng Thánh Gióng không phải là một người phàm. Bởi người mẹ mang thai khi ướm chân lên vết chân rất to ở ngoài đồng. Vì sự ra đời kì lạ đó nên đến năm ba tuổi, cậu bé vẫn không hề biết nói, không biết cười, không biết đi. Thời gian cứ thế trôi đi cho đến lúc nghe thấy sứ giả tìm kiếm nhân tài tiêu diệt giặc Ân, cậu bé bỗng cất lên tiếng nói đòi ra trận giết giặc.

Thánh gióngSự kì lạ tiếp tục diễn ra sau khi gặp sứ giả, cậu bé bỗng nhiên lớn nhanh như thổi. Từ chỗ là một cậu bé thụ động, đặt đâu thì nằm đấy, Gióng bỗng trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn bao đứa trẻ khác. Lúc này cậu bé ăn bao nhiêu cũng không thấy no, cơ bắp phát triển cuồn cuộn nên quần áo vừa mặc xong đã trở nên chật chội. Dân làng thấy gia đình Gióng không đủ lương thực để nuôi Gióng nên vui lòng góp gạo. Và cứ thế, Gióng lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của người dân. Chẳng mấy chốc, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ với thân hình rắn rỏi, mạnh mẽ, cao lớn, khuôn mặt uy nghi, nghiêm trang như một vị thần. Dáng vẻ của Gióng toát lên vẻ đẹp, khí chất của một vị anh hùng. Ngôi nhà nhỏ bé bỗng trở nên chật chội và không chứa nổi tầm vóc của vị anh hùng.

Khi giặc đến chân núi Trâu, đất nước lâm nguy, rơi vào tình trạng “Ngàn cân treo sợi tóc”. Sứ giả đem áo giáp sắt, ngựa sắt và chiếc roi sắt đến. Đó là những vũ khí được nhà vua sai người rèn giũa cẩn thận, tinh xảo. Mặc dù chúng rất nặng so với sức lực của con người nhưng Gióng vẫn có thể khoác lên mình chiếc áo giáp sắt một cách nhẹ nhàng. Gióng vội vã từ biệt bố mẹ, bà con làng xóm để xông pha trận mạc. Ngựa sắt chở người tráng sĩ cưỡi nhanh như gió, đi đến đâu đều phun ra lửa- ảnh lửa đỏ rực như tinh thần yêu nước của nhân dân ta để thiêu cháy quân thù. Vì thế những khóm tre xung quanh nhuốm màu lửa trở nên vàng óng. Những nơi mà gót chân ngựa in dấu đều trở thành những ao hồ liên tiếp. Tiếng roi sắt quất quần quật trong gió, giáng những đòn mạnh mẽ xuống quân thù. Dưới gót ngựa, xác quân thù ngổn ngang chất thành núi. Bỗng nhiên chiếc roi sắt bị gãy, Gióng nhanh trí nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí. Hình ảnh người anh hùng cưỡi ngựa sắt cùng bụi tre làng hướng thẳng vào quân thù trở nên vô cùng đẹp đẽ. Sau khi đánh tan quân thù, Gióng cởi áo giáp sắt và thúc ngựa bay từ từ lên trời. Và kể từ đó, hình ảnh người anh hùng luôn gắn liền với sự biết ơn của nhân dân.

Như vậy, hình ảnh Thánh Gióng hiện lên với những nét đẹp về cả ngoại hình lẫn phẩm chất. Đó là vị anh hùng mang tầm vóc vĩ mô, mạnh mẽ, có sức mạnh phi thường. Hình ảnh đó trở nên giàu ý nghĩa hơn khi luôn sống mãi trong tâm thức mỗi một con người Việt Nam. Thánh Gióng- Phù Đổng Thiên Vương trở thành bức tượng đài vĩ đại tượng trưng cho tinh thần yêu nước, ý thức quật khởi của toàn dân tộc.

8 tháng 2 2022

cảm ơn bn nha!

 

27 tháng 10 2018

k biết nha :(

27 tháng 10 2018

Tôi là Thánh GIóng. Xong!