K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2022

gggggiiiiiiuuuuussssssspppppp tttttoooooowwwwwssss  vvvvoooowwwwiiiiisss

 

3 tháng 1 2022

help

help

1 tháng 4 2022

Cuối học kì một, chúng em được nhà trường tổ chức đến tham quan tại Hà Nội - thủ đô của đất nước Việt Nam. Lần đầu tiên em được đến thăm một thành phố lớn như vậy, nên cảm thấy vô cùng thích thú. Hà Nội rất rộng lớn, có nhiều con đường. Con đường nào cũng có xe cộ đi lại tấp nập. Đặc biệt là ở đây có rất nhiều xe ô tô. Hai bên đường là các cửa hiệu trưng bày những món hàng vô cùng đẹp mắt. Chúng em được đi ăn phở - món ăn đặc sản của Hà Nội mà cô giáo đã từng kể. Sau đó, tớ còn được đến thăm một số nơi nơi như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác Hồ, Hoàng Thành Thăng Long… đây đều là địa danh nổi tiếng của thủ đô. Nơi nào cũng đẹp cả. Thủ đô của nước mình thật đẹp biết bao nhiêu.

1 tháng 4 2022

bn phải cho mik bt di tích lịch sử bn ở đâu

NG
6 tháng 10 2023

1.

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận.

      Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách. Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường để giải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới. Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì. Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.
2. 

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Tham khảo:

Trong năm 1909, về phía Đông của đầm nước mặn Tân Diêm có dải cồn cát ngăn cách đầm với biển, trên dải cồn cát Sa Huỳnh, M. Vinet là quan thuế người Pháp làm việc ở Sở thương chính tại cửa biển Sa Huỳnh đã phát hiện một kho chum khoảng 200 chiếc trong chứa nhiều đồ tùy táng, những chum gốm này do người dân đào lên để lấy trong đó các hạt trang sức mã não, thủy tinh. Ông đã công bố phát hiện kho chum Sa Huỳnh này trong Tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(Vinet, 1909), điểm thời gian năm 1909 được lấy làm mốc khởi đầu cho sự phát hiện và nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh.  

     Năm 1923, La Barre khai quật tại Sa Huỳnh tìm thấy hơn 200 mộ chum, tài liệu được H. Parmentier chỉnh lý và công bố trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(H.Parmentier, 1924). Năm 1934, M.Colani khai quật tại điểm phát hiện văn hóa Sa Huỳnh thuộc làng Thạnh Đức và công bố tại hội nghị Tiền sử học Thái Bình Dương tổ chức tại Manila (Philippines) năm 1935 (M.Colani, 1935). Đến năm 1936, M.Colani xác lập thuật ngữ Văn hóa Sa Huỳnh (Sahuynh Culture) khi nghiên cứu các di tích tiền sử ở Quảng Bình được công bố trong bài viết "Ghi chú về tiền sơ sử Quảng Bình", đăng trên tạp chí "Những người bạn Huế xưa". Tên gọi Văn hóa Sa Huỳnh"Sahuynh Culture” của M.Colani dùng để chỉ nền văn hóa của cư dân tiền sử có táng tục mộ chum và lấy địa điểm Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đặt tên cho nền văn hóa này (M.Colani, 1936). Như vậy thuật ngữ văn hóa Sa Huỳnh hay còn gọi là Sa Huỳnh cổ điển do các học giả người Pháp định danh, nội hàm thuật ngữ chứa đựng các di tích thuộc thời đại đồ sắt có đặc trưng chung về văn hóa khảo cổ.

     Thời gian tồn tại văn hóa Sa Huỳnh trước công nguyên khoảng 500 năm và kết thúc ở thế kỷ 2 sau công nguyên. Văn hóa Sa Huỳnh có chung một không gian liền khoảnh khu vực miền Trung từ Hà  Tĩnh vào đến Bình Thuận mà ở hai đầu của nó có sự giao thoa với văn hóa Đông Sơn (phía Bắc) và văn hóa Đông Nam Bộ (phía Nam). Những di tích thuộc thời đại đồng thau cách nay trên dưới 3000 năm đến 2600 năm phát triển trực tiếp hay gián tiếp lên văn hóa Sa huỳnh được gọi bằng thuật ngữ “Tiền Sa Huỳnh” hoặc giai đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh, trong đó các dòng chảy văn hóa Tiền Sa Huỳnh phát triển trực tiếp lên Sa Huỳnh như Long Thạnh, Bình Châu I, Bình Châu II, Bàu Trám (lớp sớm), Bãi Ông. Gián tiếp góp phần vào sự hình thành Sa Huỳnh ví như văn hóa Xóm Cồn. Không gian phân bố của các di tích Tiền Sa Huỳnh tồn tại trong khu vực Nam Trung Bộ, giữa chúng đều có mối quan hệ, tuy thời gian có sớm muộn khác nhau nhưng cùng góp phần vào sự hình thành đỉnh cao Sa Huỳnh sắt (Đoàn Ngọc Khôi, 2004).

     Không gian phân bố văn hóa Sa Huỳnh trải dài ở miền Trung Việt Nam; phía Bắc giao thoa với văn hóa Đông Sơn ở Bãi Cọi (Hà Tĩnh); phía Nam giao lưu với văn hóa Đông Nam Bộ ở Bình Thuận; phía Tây trải dọc theo thung lũng Đông Trường Sơn giao lưu với văn hóa Tây Nguyên; phía Đông văn hóa Sa Huỳnh vươn ra hệ thống các đảo trong vùng biển của Việt Nam như: Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Phú Quý, Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc... ở đây văn hóa Sa Huỳnh giao lưu với văn hóa của vùng đảo Tây Thái Bình Dương theo dòng chảy văn hóa hải lưu.

     Vùng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bắc Bình Định. Đặc biệt tại tỉnh Quảng Ngãi, văn hóa Sa huỳnh phân bố theo ba vùng sinh thái văn hóa rất đặc trưng và được xác thực qua các cuộc khai quật khảo cổ quy mô, đó là: Vùng núi – thung lũng sông Tang Hồ nước Trong; Vùng đồng bằng duyên hải – Long Thạnh, Bình Châu, Sa Huỳnh; Vùng đảo Cù lao Ré – Xóm Ốc, Suối Chình. Tại các điểm trung tâm này đã tìm thấy hàng trăm mộ chum, mộ vò, mộ đất của văn hóa Sa Huỳnh và hàng ngàn di vật đá, đồng, sắt, gốm, thủy tinh, đồ trang sức đá ngọc nephrit, agat.

6 tháng 10 2022

viet cau tra loi giup nghia

27 tháng 11 2023

Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có màu cờ đỏ và sao vàng năm cánh ở giữa. Quốc hiệu của Việt Nam là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc ca Việt Nam có tên gốc là: Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Sau khi nghe Quốc ca Việt Nam em cảm thấy thiêng liêng, tự hào khi mình là một phần của nước Việt Nam; đồng thời em biết ơn, kính trọng công lao to lớn của cha ông trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

NG
2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Tham khảo: giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. - Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội. - Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000. - Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học). - Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

* Nét đẹp văn hóa khi đến Huế : Ca Huế

Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và diệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc...". Ca Huế là sự hoà quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Vì thế, thưởng thức ca Huế trên sông Hương và nhất là trong khung cảnh đêm trăng ngời sáng, trên sông nước Hương Giang bồng bềnh, cận kề ngay cạnh các nghệ sĩ nam thanh nữ tú là một thú vui tao nhã đầy sức quyến rũ. Nói khác đi, đây là một sinh hoạt văn hoá thanh cao, lịch sự, dễ gây được cảm tình và lòng yêu mến giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Hà Ánh Minh, người viết văn bản này, người được trực tiếp dự một đêm ca Huế trên sông Hương đã cảm nhận được vẻ đẹp như thế về con gái Huế, và chắc cũng đã nhiều phút xao xuyến, đắm say, yêu mến những bài ca, khúc nhạc, ánh trăng, mặt nước, con thuyên rồng, đất trời cùng tất cả con người xứ Huế. Còn chúng ta đọc bài bút kí này, dự một đêm ca Huế trên sông Hương, qua ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu, ý và tình của văn chương, cũng thấy lòng bồi hồi thích thú. Ca Huế vốn phong phú đa dạng. Cảnh và người xứ Huế mộng và thơ. Tác giả đã sử dụng ngòi bút miêu tả hài hoà với kể chuyện ; biểu ý hài hoà với biểu cảm, liệt kê được khá nhiều danh từ gọi tên các bài ca, các khúc nhạc, nhạc cụ ; hài hoà với nhiều tính từ, động từ đặc tả tính chất, động tác ; câu văn dài ngắn, khoan nhật, co duỗi, lên bổng, xuống trầm,... đã tái hiện được một bức tranh sinh động của đêm nghe ca Huế trên sông Hương. Nghệ thuật ấy, ý và tình ấy phần nào đã tương xứng với những nét đẹp văn hoá của xứ Huế..

Trong số các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, có lẽ di sản được chú ý nhiều nhất là cố đô Huế. Đây là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa lớn của nước ta do triều Nguyễn xây dựng. Ngày nay, cố đô Huế là một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn thu hút rất nhiều lượt du khách tới tham quan mỗi năm. Những công trình kiến trúc đồ sộ, các tòa thành, cung đình của vua chúa, những lễ hội, nét văn hóa cung đình còn lưu giữ nơi đây là một nét vô cùng đặc sắc, riêng biệt mà chỉ có ở Huế. Đó cũng là điều hấp dẫn riêng cho du lịch nơi đây.

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Cố đô Huế là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất dưới triều nhà Nguyễn từ năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho nhà Nguyễn, một vương triều phong kiến cuối cùng của nước ta. Đến năm 1945, khi vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến là vua Bảo Đại thoái vị, Huế từ đó cũng không còn là thủ đô của nước ta và kinh đô Huế xưa trở thành cố đô cũng từ đó.

Khi chọn Huế là kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng Huế thành một kinh thành có tính phòng thủ cao. Ông cho xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An. Các công trình này đều được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống, kết hợp nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.

Tại cố đô Huế, không chỉ có các kiến trúc kiểu phương Đông truyền thống mà còn có các công trình kiến trúc được thiết kế và xây dựng theo kiểu phương tây, điều này đã làm nên sự đa phong cách cho kiến trúc nơi đây. Cố đô Huế đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử. Đã có thời kỳ phát triển hưng thịnh trở thành kinh đô bậc nhất nước ta từ trước đến giờ, cũng đã có lúc bị tàn phá một cách ghê gớm, rồi sau đó lại được xây dựng và phục hồi trở lại. Sức sống của cố đô này thật lâu bền và mãnh liệt.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cố đô Huế bị tàn phá một cách nặng nề, tử cấm thành gần như bị xóa sổ, các khu vực lăng tẩm đền miếu trong ngoài Kinh Thành bị hư hỏng nặng. Ngoài ra những tàn phá của tự nhiên cùng với việc bảo vệ và trùng tu khu di tích này không được tiến hành sát sao nên đã khiến cho cố đô Huế càng trở nên tàn tạ. Cho đến năm 1981, khi UNESCO ra lời kêu gọi cứu vãn Huế và phát động cuộc vận động quốc tế giúp đỡ thì cố đô Huế đã bắt đầu được tôn tạo cẩn thận và trở lại quỹ đạo ban đâu.

Cố đô Huế là một di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, một địa điểm du lịch hấp dẫn và lôi cuốn. Nơi đây mang những giá trị vô cùng to lớn về văn hóa và du lịch. Hệ thống kiến trúc của kinh thành Huế biểu thị cho quyền uy của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, một chế độ phong kiến tập trung mọi quyền lực vào tay nhà vua. Hệ thống này gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.