K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2020

 Trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển không ngừng, chúng ta thừa kế những bài học từ các nghiên cứu đó. Tuy nhiên tinh thần tự học là điều mà mỗi người nên rèn luyện và phát huy hằng ngày. Tinh thần tự học sẽ giúp cho chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.

   Tự học là gì? Tự học chính là tự tìm hiểu, tự mày mò, tự khai thác kiến thức bằng những gì mắt nghe tai thấy. Tự học là tinh thần đáng học hỏi, đáng ngưỡng mộ và cần phải phát huy. Mỗi một con người, từ khi sinh ra không phải cái gì cũng biết, cái gì cũng thông thạo, cần phải có quá trình tìm tòi để có thể tìm ra được điều mà mình muốn. Điều này sẽ giúp cho bản thân không những lĩnh hội được nhiều điều mà còn mở mang được kiến thức, rèn luyện mình ngày càng phát triển hơn.

   Những điều mà tự bản thân mình tìm tòi ra sẽ nhớ được lâu hơn, hiểu được sâu hơn những gì lĩnh hội từ người khác. Người xưa từng nói không biết thì phải học, phải hỏi. Vậy cớ sao không biết mà bản thân không chịu đi tìm tòi, học hỏi, ỉ lại người khác truyền đạt lại. Như vậy thật sự rất lãng phí thời gian.

   Tuy nhiên cách học của nhiều học sinh hiện nay lại không mang lại hiệu quả tốt vì họ không thường xuyên rèn luyện và trau dồi tinh thần tự học. Học sinh chỉ dựa vào những bài giảng vẻn vẹn 45 phút ở trên lớp mà không chịu đi tìm hiểu, khám phá ở bên ngoài. Chính vì lệ thuộc vào thầy cô như vậy mà học sinh luôn rơi vào trạng thái bị động, không biết cách ứng phó với những đề bài có hướng gợi mở.

    Chính thầy cô phải là người rèn luyện tính tự học ấy ở các em. Thầy cô không nên rập khuôn bài giảng mà nên giảng theo hướng mở để các em có thể theo đó mà tìm tòi thêm. Đây cũng chính là vấn đề nan giải của nền giáo dục nước nhà khi quá lệ thuộc vào sách giáo khoa. Và hậu quả là điều mà các em phải nhận. Tình trạng học vẹt, học chay, học tủ cũng từ đó mà xuất hiện.

    Các em học sinh hổng kiến thức rất nhiều những không chịu tìm tòi, khai phá. Việc dựa dẫm quá nhiều vào tài liệu tham khảo, văn mẫu, tài liệu mẫu đã có sẵn đáp số sẽ làm hỏng các em. Chính vì các em học sinh lười tư duy, lười tự học nên mới rơi vào tình trạng này. Đây là vấn đề đáng lo ngại.

   Thực tế này đã một lần nữa khẳng định rằng tinh thần tự học cực kỳ quạn trọng, cần rèn luyện và vận dụng thường xuyên. Khi chúng ta có thể xây dựng cho mình thói quen tự học sẽ hình thành được một cách tư duy theo hướng mới, không hề phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ tài liệu nào.

    Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng cho tinh thần tự học mà mỗi người chúng ta cần phải học hỏi, noi theo. Bác ra đi bằng hai bàn tay trắng, làm rất nhiều nghề để kiếm sống, tự học tiếng nước ngoài để giao tiếp. Bác không có tiền, nhưng bác có lòng ham học hỏi, ham hiểu biết nên sự thành công của Người là một điều dễ hiểu.

    Nếu không tự học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu về sau, vì không có ai dẫn đường, chỉ lối chúng ta không biết đường ra. Hậu quả của việc ỷ lại thực sự nghiêm trọng như vậy đó. Mỗi người, mỗi công dân cần phải hằng ngày rèn luyện tinh thần tự học để trau dồi bản thân hơn.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/nghi-luan-ve-tinh-than-tu-hoc

@@ Hc tốt

Copy mạng đó

27 tháng 2 2020

Người xưa từng nói: “Dựa vào người khác chi bằng dựa vào chính mình”. Tất cả những người thành công đều có phần tự lập trong học vấn của mình. Khả năng tự học quyết định sự sự thành bại của đời người. Bởi thế, tinh thần tự học là một trong những năng lực cần phải có ở mỗi con người.

Tự học là tự mình tiếp thu cái mới, tự mình bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích của bản thân. Khả năng tự học hỏi là năng lực chỉ có ở loài người. Trước khi biết tổ chức học tập con người đã biết tự học. Con người đã tự biết tìm tòi tri thức và sáng tạo một cách tự giác. Năng lực ấy mãi còn duy trì cho đến ngày nay. Trải qua thời gian, nó không ngừng được củng cố và nâng cao.

Người có tinh thần tự học là người biết tự giác học tập. Họ biết hoạch định một kế hoạch học tập cho chính mình. Và thực hiện kế hoạch ấy một cách nghiêm khắc. Họ biết xác định mục tiêu và tạo động lực học tập cho bản thân. Tri thức đối với họ luôn là một nguồn cảm hứng lớn, đầy sức lôi cuốn.

Ngoài việc tiếp nhận tri thức trong trường học, người có năng lực tự học còn biết học hỏi từ nhiều nguồn khác. Họ biết đánh giá, chọn lọc và tiếp nhận tri thức cần thiết. Không bao giờ họ quá tham lam ôm đồm nhiều thứ. Bởi họ biết rằng, tri thức là vô tận còn năng lực con người thì hữu hạn.

Vừa tiếp nhận tri thức, họ vừa rèn luyện và hoàn thiện các năng lực. Từ đó, tiến tới hoàn thiện bản thân theo những yêu cầu cuộc sống cần có. Mục đích của quá trình này là vươn đến sự sáng tạo hữu ích.

Những người thành công trong cuộc sống luôn là những tấm gương tiêu biểu của tinh thần tự học. Bởi tri thức trong trường học chỉ là tri thức căn bản làm nền tảng. Muốn vượt lên để sáng tạo và thành công họ phải biết tự học.

Có biết bao thiên tài không bằng cấp đáng để chúng ta học tập, tự hào và ngưỡng mộ. Michael Faraday từ người phụ tá phòng thí nghiệm trở thành nhà khoa học vĩ đại. Steven Paul Jobs – tỉ phú, nhà sáng chế vĩ đại người Mỹ, đã từng đi học ké ở các lớp học lập trình. Soichiro Honda từ một thợ sửa xe trở thành nhà chế tạo nổi tiếng. Bill Gates – một huyền thoại của thời đại từng bỏ học để tự mở công ty riêng mình…

Và còn biết bao tấm gương sáng ngời khác nữa về ý chí tự học vươn lên đủ sức khơi bừng cảm hứng cho muôn thế hệ. Trước khi trở thành người nổi tiếng, họ đã đã vượt qua biết bao khó khăn, thất bại để vươn đến sáng tạo và thành công trong cuộc sống.

Ở nước ta cũng có nhiều tấm gương tự học sáng ngời. Mạc Đĩnh Chi đã tự học mà thi đỗ Trạng nguyên. Hồ Chí Minh góp nhặt tri thức trên đường đời bôn ba mà trở nên am hiểu sâu sắc nhiều nền văn hóa các dân tộc trên thế giới. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã tự học viết chữ bằng chân và trở thành người thầy mẫu mực…

Bởi tri thức là vô tận và nó không ngừng tăng tiến theo thời gian. Sự tiếp nhận của con người luôn có giới hạn. Không gian sống và cơ hội tiếp cận tri thức cũng có giới hạn. Bởi thế, phải biết tự học để tự bồi dưỡng cho mình sự hiểu biết về thế giới bao la.

Chương trình học tập trong nhà trường chỉ là một bản tóm tắt ngắn gọn và hết sức ít ỏi của tri thức. Nó chỉ có vai trò định hướng tiếp cận tri thức chứ chưa thực sự là tri thức. Muốn nắm vững kho tri thức nhân loại bắt buộc ta phải biết tự học tập thêm những gì chưa biết hoặc chưa được rèn luyện.

Học tập là một quá trình diễn ra liên tục và dài lâu. Bởi không phải học một lần là đã xong. Như Dacuynh đã từng nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Tinh thần ấy thật đáng để chúng ta tôn quý tinh thần tự giác học tập của con người.

Tự học khẳng định năng lực tự lập của con người. Người sớm biết tự lập thường thành công hơn hẳn người khác. Tự mình quyết định tiếp nhận tri thức nào, lựa chọn con đường nào trong cuộc sống mỗi các nhân phải nỗ lực tìm đến lĩnh vực tri thức đó. Không nên là một nhà thông thái bởi năng lực con người có hạn. Hãy là một người lựa chọn thông minh, chỉ nhận lấy những gì mình cần để thành công.

Tự mình kiện toàn tri thức và năng lực vươn đến sáng tạo là trách nhiệm của mỗi con người. Thế nhưng, tri thức luôn có sức thu hút kì diệu của nó. Tự học thể hiện niềm say mê, trân trọng đối với tri thức nhân loại. Đồng thời đó cũng là thái độ tri ân của chúng ta đối với những thế hệ đi trước đã dày công bồi đắp nền ti thức.

Trước hết là phải biết tự giác trong học tập. Tự học bài, làm bài, tự nghiên cứu mà không cần ai chỉ bảo hoặc nhắc nhở. Tự giác hoàn thành kế hoạch, mục tiêu học tập một cách tốt nhất. Có khát vọng học tập, khát khao chiếm lĩnh tri thức để sáng tạo và thành công. Không có khát vọng chiếm lĩnh tri thức sẽ không thể tự học. Chính khát vọng cỗ vũ con người hăng say học tập, tìm kiếm tri thức mới.

Biết định hướng mục tiêu học tập theo những chủ đề tri thức nhất định. Phải xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Không nên học tràn lan. Bởi tri thức là vô tận. Học sinh cần phải có định hướng cụ thể. Phải biết mình cần tri thức nào và tìm kiếm nó ở đâu.

Biết kỉ luật để thực hiện kế hoạch học tập nghiêm khắc. Biết vượt qua khó khăn, khắc phục trở ngại để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học. Từ đó rút kinh nghiệm và tự đánh giá hiệu quả tiến trình của mình. Tự học chính là động lực của sự sáng tạo và tiến bộ.

Những kẻ lười học thường xem việc học là khổ sở, là bắt buộc. Thế nên họ chán học, lười hoc, thù ghét tri thức. Những người như thế thường bất mãn với cuộc sống và không thể thành công. Nhiều học sinh tự hài lòng với bản thân mà thiếu nghị lực phấn đấu. Nhiều học sinh khác chỉ lo học tủ, học vẹt, học đối phó. Họ xem thường vai trò và sức mạnh của tri thức nên học tập qua loa, sơ xài… Những người như thế thật đáng chê trách.

Muốn tiến bộ và thành công cần phải biết tự học. Là học sinh phải biết tự học, tự hoàn thiện bản thân trở để thành người hữu ích trong xã hội, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước. Tự học là một trong những năng lực cần có ở mỗi con người. Từ xưa đến nay, tự học chính là động lực phát triển xã hội loài người. Hãy biết tự học để luôn thành công trong đời sống này. Không có tinh thần tự học để vươn đến hiểu biết và thành công trong cuộc sống là sống một cuộc đời uổng phí.

28 tháng 2 2020

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

Tất cả học sinh trên một đất nước đều được học một chương trình như nhau nhưng trình độ rất khác nhau bởi kết quả học'tập của mỗi cá nhân còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hiệu quả tự học của mỗi học sinh. Nói cách khác, tự học là một trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi người.

Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ nàng của một cá thể học tập nào đó. Hoạt động học có thể diễn ra dưới hai hình thức, dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo – hoạt động này diễn ra trong những không gian cụ thể, thời gian cụ thể, những điều kiện và quy tắc cụ thể và có giới hạn về thời gian. Tự học là dựa trên cơ sở của những kiến thức và kĩ nãng đã được học ở nhà trường để tiếp tục tích lũy tri thức và rèn luyện kĩ năng. Hình thức này không có giới hạn về thời gian, nghĩa là học suốt đời.

Thực tế ngày nay cho thấy cách học phổ biến của học sinh chưa mang lại hiệu quả cao. Nhiều bạn đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp. Thầy cô dạy như thế nào thì hiểu và học như thế dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mươi lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Hơn nữa, ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn… dẫn đến việc học sinh lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập. Hậu quả của nhừng việc trên rất nặng nề vì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng học vẹt – học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng,… Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

Tinh thần tự học là ý thức học, ý thức ấy dần trở thành một nhu cầu thường trực đốì với chủ thể học tập; là có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tự học một cách có hiệu quả; là có phương pháp học phù hợp với trình độ bản thân, hoàn cảnh điều kiện cụ thể. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giáng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dần đến thành công. Đó là Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa, nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng, chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay,… Hay vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học. Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.

Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất. Nếu biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ có được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.



nha

25 tháng 4 2019

1.Trong văn chương, một trong hai nguồn cảm hứng chủ đạo chảy xuyên suốt bao thế kỉ nay đó là cảm hứng yêu nước. Tình yêu quê hương đất nước như dã thấm vào máu thịt con người Việt, trở thành một phần tích cách rất đặc trưng và đáng tự hào. Hiểu và trân trọng điều này, Bác viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nhằm khơi gợi nên tình yêu nước ẩn sâu trong trái tim mỗi người.

Lời đầu tiên, Bác khẳng định nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước và nêu ra một quý luật rất xứng đáng: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Bác so sánh tinh thần yêu nước nước vô hình ấy trở thành một thứ mạnh mẽ hữu hình đó là làn sóng mà mỗi khi làn sóng mạnh mẽ ấy nổi lên thì sẽ trở thành một lực lượng vượt qua mọi khó khăn, đánh bại những kẻ gây hại cho tổ quốc. Điều này chứng tỏ, Bác muốn khẳng định một điều rằng tinh thần yêu nước của nhân dân ta chính là vũ khí mạnh mẽ nhất có thể giúp nhân dân, đất nước vượt qua tất cả những gian khổ, thử thách mà dùng tất cả nhiệt huyết của mình để đánh đuổi quân bán nước và cướp nước, bảo vệ độc lập chủ quyền tổ quốc.

Bác đã khẳng định nhân dân Việt Nam ai cũng mang trong mình một lòng nồn nàn yêu nước và điều ấy đã trở thành một truyền thống, theo đó là những dẫn chứng vô cùng thuyết phục trong lịch sử và cả trong ngày nay. Đầu tiên là ở trong lịch sử, Người chỉ ra “những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...”, đó là những “cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”. Tuy nước ta là một nước nhỏ, mỗi lần có đại quân phương Bác xang xâm lược, ta đều yếu thế hơn mọi mặt nhưng lần nào ta cũng khiến cho thực dân phương Bắc phải tủi hổ rút lui bởi tinh thần yêu nước đã thôi thúc nhân dân nổi dậy, đoàn kết chiến đấu vì non sông tổ quốc.

Và “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”, tinh thần yêu nước của đồng bào ta ngày nay không hề nhỏ. Những câu văn tiếp theo, Người liệt kê tất cả những đối tượng trong cuộc sống, từ cụ già đến em nhỏ, từ con trai đến con gái, từ Nam ra Bắc,… ai cũng có tình yêu nước và thể hiện tình yêu nước ấy bằng những hành động riêng rất đáng quý, đáng ngợi ca qua việc hăng hái đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bở cõi. Bác nói: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

Ở đoạn văn cuối cùng, Bác khẳng định và định nghĩa lại một lần về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bác so sánh: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Bác đã khẳng định một điều rằng ai cũng có một tình cảm với quê hương đất nước chỉ là nó nằm dưới nhiều hình thức khác nhau, khi có chiến tranh nó trỗi dậy mãnh liệt, dễ nhận ra nhưng thời bình nó luôn ở sâu trong tim mỗi người, không phải lúc nào cũng bộc lộ nhưng lúc nào cũng tồn tại. Vì thế mỗi chúng ta đều phải có bổn phận “ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

Và trong thời đại ngày nay thanh niên phải luôn nhớ bộc lộ tình yêu nước của mình bằng việc rèn luyện, tu dưỡng cả tài năng lẫn đạo đức để góp phần xây dựng và đưa mảnh đất hình chữ S vươn tầm ra thế giới, sánh vai với các cường quốc năm châu.

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là câu nói in tạc vào lòng người nhất và tạo ra biết bao con sóng trong tâm khảm mỗi người, từ đó mà nhân dân mọi thời đại đều ý thức được trách nhiệm và bổn phận của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2.Karl Marx từng nói rằng: “ khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất , ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn.Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn , tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại” . Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lữu những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.

#Hk_tốt

#Ken'z

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

8 tháng 5 2022

Hồ Chủ tịch từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta”. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Lòn yêu nước là một trong những tình cảm cao quý nhất, cần thiết nhất đối với mỗi con người.

Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của nhà văn Nga đã diễn tả tình yêu Tổ quốc một cách đơn giản và dễ hiểu trong hình ảnh so sánh: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc, cũng giống như suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.

Mỗi người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê… Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến thắm thiết của con người đối với nơi chôn nhau cắt rốn. Từ đó, mở rộng ra tới tình yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc.

Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình yêu những đỉnh núi, bờ sông; từ tình yêu cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè… Xưa nay, con cái không chê cha mẹ khó và con người không vì chuyện giàu nghèo mà giảm sút tình yêu Tổ quốc. Đất nước ta còn lạc hậu về khoa học, kĩ thuật, lại thêm chiến tranh tàn phá liên miên nên nhân dân càng khổ, càng nghèo. Gần ba mươi năm cố gắng xây dựng đất nước, chúng ta đã xây dựng được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống chưa phải đã đầy đủ, dư dật.

Mỗi người cần đóng góp sức mình để xây dựng đất nước lớn mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Những doanh nghiệp giỏi, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi, những thanh niên giúp nhau lập nghiệp chính là những công dân đã bày tỏ rõ rệt lòng yêu Tổ quốc của mình. Dân tộc ta vốn có tinh thần yêu nước, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập, tự do. Nối tiếp truyền thống đó, những công dân Việt Nam ngày nay tự hào, tin tưởng và quyết tâm xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.

Yêu đất nước có nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất: ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ người già. Yêu đất nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi nhất với chúng ta: ngôi nhà đang ở, ngôi trường đang học, bảo vệ môi trường sống trong lành… Ở lứa tuổi học sinh, lòng yêu nước phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể như chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện sức khỏe, đạo đức để trở thành người hữu ích cho xã hội.

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Nó luôn được thể hiện trong từng hành động, từng việc làm cụ thể, đúng như nhận định của I-li-a Ê-ren-bua : Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

29 tháng 3 2020

Học tập là một nhiệm vụ gian nan và dài lâu. Nếu không tự giác học tập, không có ý chí vững vàng, chúng ta sẽ bỏ dở giữa chừng. Bởi thế, nếu lười biếng trong học tập nhất định chúng ta sẽ thất bại, trở thành người tầm thường trong cuộc sống.

Tự giác có nghĩa là tự mình nhận thức về trách nhiệm, tự mình làm những công việc cần làm mà không cần ai nhắc nhở. Tự giác trong học tập là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mình xác dịnh mục đích học tập đựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo.

Học sinh có ý thức tự giác trong học tập lúc nào cũng chủ động trong nhiệm vụ học tập. Họ luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ,… Người tự giác trong học tập luôn là người năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể.

Kiến thức được học ở trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ của kho tàng tri thức nhân loại. Đó là những kiến thức căn bản, cần thiết cho sự tồn tại của con người, giúp con người có thể hòa hợp với cuộc sống và tìm kiếm thành cong ở một mức độ nhất định. Quá trình học tập của con người ở trường lớp cũng chỉ diễn ra một giai đoạn trong đời người. Nghĩa là, con người cần phải tự mình nỗ lực để tiếp nhận và chiếm lĩnh nhiều hơn nữa tri thức, kéo dài lâu hơn nữa quá trình học tập, làm tăng lên cơ hội thành công trong cuộc sống. Và không có cái gì khác có thể giúp con người thực hiện được điều đó tốt nhất ngoài ý thức tự giác học tập.

Học hành là nhiệm vụ gian khó. Việc tiếp thu kiến thức và nắm vững kiến thức không phải là dễ dàng. Học tập còn là một hoạt động tự nguyện. Quá trình học tập có mang lại thành quả gì hay không là chính do sự nỗ lực ở mỗi con người. Không phải tri thức nào cũng cần thiết và hữu ích cho tất cả mọi người. Hãy luôn sống có mục đích, có lý tưởng, hoài bão lớn lao. Bằng việc học, hãy bồi đắp và biến ước mơ thành hiện thực. Bởi thế, không có lí do gì để ta phải dựa dẫm hay phụ thuộc vào những gì mà ta không cần. Điều quan trọng là phải luôn biết tự giác học tập, tự lựa chọn tri thức nâng cao cần thiết và phù hợp với bản thân.

Không ai chịu trách nhiệm về cuộc đời của bạn ngoài chính bạn. bạn sẽ thành công hay thất bại ở tương lai là chính do cách bạn chuẩn bị ở ngày hôm nay. Hãy biết rằng “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức người đó có sức mạnh” (Lenin). Tri thức chỉ phát huy sức mạnh chỉ khi bạn kết nối chúng với nhau ở mức độ đủ lớn để thực hiện sức mạnh của nó. Tự giác trong học tập giúp bạn chủ động, sáng tạo hơn và không ngừng tiến bộ trên con đường học thức.

Cha mẹ, thầy cô và những người có trách nhiệm với bạn ngoài việc giáo dục bạn còn phải lo bao nhiêu công việc khác. Không ai có thể ở bên cạnh để nhắc nhở bạn học tập mọi lúc mọi nơi. Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này.

Tự giác trong học tập còn thể hiện tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác của con người. Có thể thấy rằng kiến thức sẽ làm đẹp con người. Từ sự tự giác của bản thân làm nảy nở và kiện toàn hầu hết các phẩm chất cao quý khác có ở con người. Càng học tập bạn càng nhận rõ đúng sai, phải trái, càng nhận rõ trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội và đất nước. Từ đó, không ngại ngần đem sức mình xây dựng sự nghiệp, đóng góp phát triển cuộc sống chung của con người.

Tự giác trong học tập, bạn sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ. Bởi chính ý thức tự giác của bạn sẽ trở thành động lực để người khác noi theo. Người khác sẽ luôn đặt niềm tin tưởng vào bạn, xem bạn là chỗ dựa vững chắc, là cơ sở của thành công.

Trước hết, học sinh phải có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học đối với cuộc sống con người. Không được đi học là thiệt thòi lớn của con người. Nhưng có cơ hội để học tập mà không chịu học tập đến nơi đến chốn là phụ lòng biết bao nhiêu người. Đi học mà than khó than khổ là chưa biết quý trọng tri thức, chưa có tinh thần tự giác. Phải biết rằng nỗi khổ nhọc trong việc học chỉ là tạm thời, nỗi khổ đau vì không chịu học sẽ là mãi mãi.

Tiếp đến là thực hiện việc học một cách nghiêm túc và hiệu quả. Luôn đi học đúng giờ, mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. Không những thế, phải năng động, sáng tạo, khám phá không ngừng để làm tăng lên vốn hiểu biết của mình.

Hãy xây dựng cho bạn một kế hoạch học tập phù hợp và tham khảo ý kiến người lớn về kế hoạch ấy. Bởi học tập mà không có một kế hoạch cụ thể giống như việc bạn đi vào khu rừng mà không có la bàn chỉ hướng. Bạn sẽ mau chóng lạc vào khu rừng tri thức, không biết nên học cái gì và học như thế nào. Việc mất mục tiêu định hướng trong học tập còn nguy hại hơn là không học tập. Nó sẽ khiến ta mất nhiều sức lực mà chẳng thu về lợi ích nào.

Luôn rèn luyện và bồi dưỡng ước mơ, khát vọng, sống có lý tưởng, hoài bão lớn lao, gắn mình với gia đình, xã hội và đất nước. Bạn nên nhớ rằng việc học không chỉ cho tương lai của chính bạn mà còn học vì gia đình bạn, đất nước bạn. Khát vọng như con tàu đưa bạn đến mọi nơi trên trái đất này.

Biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo – những người đã chăm lo và đồng hành cùng ta học tập biết bao ngày tháng. Lắng nghe những lời dạy bảo quý báu để trưởng thành, làm người tốt đẹp, hữu ích trong cuộc sống. Chỉ khi trở thành người hữu ích, trở thành người thành công, bạn mới thực sự cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc đời này, cảm thấy những nỗ lực của bạn trong học tập là không hề uổng phí.

Luôn thực hiện tốt nhất trách nhiệm của mình đối với trường học, lớp học. Hãy giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ bởi bạn bè là người cùng bạn đi hết quãng đời học sinh và tiếp tục gặp gỡ trong cuộc sống. Bạn cũng có thể học tập từ bạn bè những điều hay mà bản thân bạn có thể chưa biết.

Đã có rất nhiều người biết tự giác trong học tập và thành công trong cuộc sống. Họ trở thành tấm gương sáng ngời để mọi người tự hào, học tập và noi theo.

Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không có ý thức tự giác trong học tập. Họ đến lớp chỉ vì bị gia đình ép buộc. Họ học đối phó, chán nản, không chịu tiếp nhận bài học và không thực hiện các yêu cầu luyện tập của thầy cô. Ở nhà, họ chỉ biết vui chơi, ít khi quan tâm đến sách vở, không lắng nghe lời khuyên bảo của người lớn. họ xem thường việc học, xem thường tri thức, sống ích kỉ, không có ước mơ, khát vọng. Bởi thế mà, kết quả học tập thường yếu kém. Những người như thế thật đáng chê trách.

Người xưa từng khuyên: “Nhỏ mà không lo học tập, lớn lên chẳng làm được điều gì lớn lao”. Không những không làm được gì lớn lao mà cả bản thân cũng chẳng lo được. Bởi thế, ngay từ hôm nay, mỗi học sinh phải biết tự giác học tập, nỗ lực không ngừng để trưởng thành hơn.



14 tháng 10 2020
Dàn ý nghị luận tinh thần tự giác trong học tập

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung vấn đề cần nêu

2. Thân bài

2.1 Giải thích

- Tự giác có nghĩa là tự mình nhận thức về trách nhiệm, tự mình làm những công việc cần làm mà không cần ai nhắc nhở. Tự giác trong học tập là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mình xác định mục đích học tập dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo.

2.2. Phân tích, bàn luận

* Biểu hiện:

- Học sinh có ý thức tự giác trong học tập lúc nào cũng chủ động trong nhiệm vụ học tập.

- Họ luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ,…

- Người tự giác trong học tập luôn là người năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể.

* Vì sao phải tự giác?

- Kiến thức được học ở trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ của kho tàng tri thức nhân loại. Quá trình học tập của con người ở trường lớp cũng chỉ diễn ra một giai đoạn trong đời người. Nghĩa là, con người cần phải tự mình nỗ lực để tiếp nhận và chiếm lĩnh nhiều hơn nữa tri thức, kéo dài lâu hơn nữa quá trình học tập, làm tăng lên cơ hội thành công trong cuộc sống. Và không có cái gì khác có thể giúp con người thực hiện được điều đó tốt nhất ngoài ý thức tự giác học tập.

- Học hành là nhiệm vụ gian khó. Việc tiếp thu kiến thức và nắm vững kiến thức không phải là dễ dàng. Bởi vậy, phải luôn biết tự giác học tập, tự lựa chọn tri thức nâng cao cần thiết và phù hợp với bản thân.

* Tác dụng:

- Tự giác trong học tập giúp bạn chủ động, sáng tạo hơn và không ngừng tiến bộ trên con đường học thức.

- Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này.

- Tự giác trong học tập còn thể hiện tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác của con người.

- Tự giác trong học tập, bạn sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ. Bởi chính ý thức tự giác của bạn sẽ trở thành động lực để người khác noi theo. Người khác sẽ luôn đặt niềm tin tưởng vào bạn, xem bạn là chỗ dựa vững chắc, là cơ sở của thành công.

* Trách nhiệm học sinh

- Trước hết, học sinh phải có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học đối với cuộc sống con người

- Tiếp đến là thực hiện việc học một cách nghiêm túc và hiệu quả.

- Hãy xây dựng cho bạn một kế hoạch học tập phù hợp.

* Mở rộng vấn đề

- Phê phán những kẻ lười biếng, không có ước mơ, khát vọng

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

28 tháng 1 2021

Tham khảo thôi nhé:

I. Mở bài:

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi con người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.

II. Thân bài:

1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học.

Trước hết ta phải hiểu thế nào là “tinh thần tự học”? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.

Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.

2. Bàn luận về tinh thần tự học.

a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy tinh thần tự học có ý nghĩa cao đẹp:

– Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

– Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .

– Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập, gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.

– Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền … Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở.

b. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những thành phần không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

3. Bài học nhận thức và hành động:

Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

III. Kết bài: Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.

Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ bởi vậy mà Lê-nin đã từng đặt ra một phương châm: “Học , học nữa, học mãi”.

Gửi em tham khảo :

 

A, MB

- Khái quát vai trò, ý nghĩa của việc tự học: Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học. Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình

B, TB

1, Những lợi ích của tự học

- Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn.

- Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. 

- Thứ 3, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình

Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên.

2, Mở rộng, bình luận

- Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. 

- Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình

Học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.

C, KB

Tổng kết vai trò của tự học.

Tóm lại, việc tự học là một phương pháp học quan trọng cần có ở moi người để có thể tự trang bị kiến thức cho mình và bước vào thế kỷ hội nhập.

12 tháng 3 2022

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc , là người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang , người không chỉ là chiến sĩ cách mạng kiệt xuất mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới . Điển hình đây với bài thơ Vọng Nguyệt ( Ngắm Trăng ) của Bác cho ta thấy hình ảnh trong tù bị đày đọa khổ sở biết nhường nào nhưng người vẫn có thể sáng tác ra một bài thơ hay đến như vậy. Phải chăng bài thơ Ngắm Trăng này của Bác ngoài nói về tình yêu thiên nhiên say mê của bác , phong thái ung dung của Bác ngay cả khi trong cảnh tù đày màn còn là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó. Bác đã vượt khó qua chính suy nghĩ , qua chính bộ não của mình và qua chính bộ não của bản thân bằng chính con người mình . Bác chẳng buồn bã hay chán nãn , trong cảnh tù đày Bác vẫn lạc quan yêu đời , Bác vượt lên chính bản thân mình để thưởng thức được vẻ đẹp của đất trời , của ánh trăng . Vậy tại sao chúng ta không coi đó là một tấm gương đáng để ta noi theo ? Với thời bình hiện nay , có lẽ đa số mọi người sinh ra đã khỏe mạnh , đã giàu có rồi nhưng tinh thần vượt khó thì các bạn vẫn cần . Bạn đã bao giờ nghĩ rằng học hành là vất vả và không muốn học nữa , hay bạn đang nghĩ rằng mình đang sống khổ sở . Vậy thì Nguyễn Sơn Lâm – chinh phục Phan xi păng bằng nạng gỗ  , Nguyễn Ngọc Ký bị tật cả 2 tay nhưng vẫn có nghị lực phi thường đương đầu với số phận, không cam lòng với tật nguyền . Bạn thấy đấy còn nhiều người vẫn khổ hơn chúng ta nhưng họ vẫn cố gắng vượt khó thì sao chúng ta lại không vượ khó nhỉ . Bạn vượt khó bằng cách dám đương đầu với mọi thách thức, bạn vượt khó bằng cách vươn lên chính bản thân mình mà chăm chỉ học bài , bạn vượt qua những sự ích kỷ của bản thân . Thì theo tôi đấy là một điều rất nên làm . Sự vượt khó chưa bao giờ là sai lầm chưa bao giờ mang lại điều tồi tệ với ta mà nó chỉ cho ta sống có giá trị , cho ta một đức tính tốt , sống có ích cho xã hội hơn bao giờ hết .