K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)

Về nội dung:

         Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

      Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan. Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người. Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn.

Về mặt nghệ thuật : Là tác phẩm được đánh giá cao thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ chí minh nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa thơ cổ điển và hiện đại trong toàn bộ tác phẩm.

 Cảm mến trước tài năng và tâm hồn Bác, khi đọc tập thơ, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

     Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

     Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

a.Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích? (1.0 điểm)

b.(2.0 điểm) Em đã đọc, đã học những bài thơ nào trong tập thơ này? Bài học sâu sắc của bản thân qua những bài thơ ấy. (Gạch ý)

PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm)

 Viết bài văn trình bàycảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ được thể hiện qua hai bài thơ trên

1
24 tháng 3 2020

Nguyễn khánh

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam:“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng”.” (Phạm Văn Đồng, Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính và phép tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm thành phần trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ có trong câu văn sau: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam”.

Câu 3 (0,5 điểm): Chỉ ra câu nêu luận điểm trong đoạn trích trên.

Câu 4 (0,5 điểm): Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động: “Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị”.

Câu 5 (1 điểm): Qua đoạn trích trên, em học được những đức tính gì ở Bác?

Câu 6 (1 điểm): Từ chân dung phong cách Hồ Chí Minh kết hợp với những hiểu biết của bản thân, em hãy trìnhbày suy nghĩ về đức tính giản dị của con người. (Viết đoạn văn khoảng 3 - 5 câu)

Ai giúp mình với ạ, cảm ơn nhiều:

0
BÀI TẬP 1: PHẦN I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã...
Đọc tiếp

BÀI TẬP 1:

 

PHẦN I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.

Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đó cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản là như vậy.

[….] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ.

(Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

…Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Câu 3 (1,0 điểm). Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.

Câu 6 (5,0 điểm). Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

1
10 tháng 4 2022

Tham khảo
I,
Câu 1: nghị luận

Câu 2:

điệp từ "hoặc"

Liệt kê: bất đồng quan điểm, không còn yêu thương, không cho mình nữa, không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến; một xu, một miếng bánh nhỏ

Câu 3:

Lời cảm ơn rất cần cho mỗi người để hành xử văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Cảm ơn là câu cửa miệng và hãy nói bằng lòng chân thành.

Câu 4:

Bài học về lòng biết ơn, sống bằng sự biết ơn chân thành chứ không nên là một kẻ vô ơn, ăn cháo đá bát.

II,
Câu 5:

Lòng biết ơn rất cần trong cuộc sống của mỗi người. Lòng biết ơn chính là ghi nhớ, trân trọng những điều tốt đẹp mà người khác đã dành cho mình. Nó được biểu hiện qua lới nói như câu cảm ơn, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn hoặc vô tình giúp họ được một điều nào đó. Lòng biết ơn mang lại giá trị cho chính con người. BIết cách trân trọng điều người khác tạo nên, bạn vừa sống có giá trị, bạn vừa tạo ra ý nghĩa lớn lao cho cộng đồng. Lòng biết ơn còn là nền tảng phẩm chất tốt đẹp của nhiều đức tính, nhiều lối sống khác trong cuộc sống.Khi có lòng biết ơn, ta sẽ thấy sự tốt đẹp của cuộc sống này và cả ta, chính ta cũng góp phần làm cuộc sống thêm hi vọng, thêm xanh tươi hơn. Những ngày như Nhà giáo Việt Nam, Thương binh liệt sĩ chính là những ngày lễ của lòng biết ơn. Nhờ thế mà con người thêm gần nhau, thêm gắn kết và thêm yêu thương. Sống vô ơn bạc bẽo, ăn cháo đá bát chỉ khiến bạn ngày một rơi và hố sâu của sự tuyệt vọng, đau khổ và tự thêm dằn vặt mình mà thôi. Hãy có lòng biết ơn và dùng yêu thương trao đi sự biết ơn ấy để nhân rộng cái đẹp ở đời. 

Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Và ông cha ta cũng từng khẳng định điều đó qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

     Hình ảnh “một cây” nhằm chỉ số ít, còn “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Qua hình ảnh trên, ông cha ta muốn khẳng định về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

     Trong quá khứ, nhân dân Việt Nam đã cùng nhau đoàn kết chung sức chống lại kẻ thù xâm lược. Từ giặc phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Bất kể là người già, người trẻ hay đàn ông, đàn bà đều cùng nhau chung tay giành lại độc lập cho dân tộc. Đến ngày hôm nay, điều đó vẫn được thể hiện qua việc hỗ trợ ủng hộ đồng bào miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong suốt những năm qua, hay tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19… Cho dù trong quá khứ hay cho đến hiện tại, chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

 

     Tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hàng ngày có thể được biểu hiện rất đơn giản. Trong một lớp học, các học sinh cùng nhau cố gắng thực hiện tốt nội quy, học tập chăm chỉ… để cuối năm lớp mình sẽ được khen thưởng. Trong một công ty, các nhân viên cùng giúp đỡ nhau để công việc thuận lợi, phát triển…

     Quả là, đoàn kết đem đến sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ý thức được điều đó, mỗi học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự đoàn kết được thể hiện qua những hành động đơn giản như biết giúp đỡ bạn bè gặp hoàn cảnh khó khăn, không đánh nhau chửi nhau…

     Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho con người một bài học thật ý nghĩa về tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. Đối với mỗi học sinh cần phải biết đoàn kết với bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập. Hãy luôn nhớ rằng “Đoàn kết là sức mạnh”.

10 tháng 11 2021

trích trg " nam quốc sơn hà" thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

 

10 tháng 11 2021

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ...”

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐCTrong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc,

NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ

A. 194.

B. 149.

C. 195.

D. 159.

1
7 tháng 2 2019

Đáp án B

Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi… “Chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn quốc ca, phải hiểu đúng sứ mệnh lịch sử của nó, chúng ta tin giai điệu của quốc ca sẽ mãi đi cùng “nước non Việt Nam ta vững bền”.Hát quốc ca như thế nào cũng cần phải chấn chỉnh, không thể hát khoán cho xong chuyện. Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

… “Chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn quốc ca, phải hiểu đúng sứ mệnh lịch sử của nó, chúng ta tin giai điệu của quốc ca sẽ mãi đi cùng “nước non Việt Nam ta vững bền”.

Hát quốc ca như thế nào cũng cần phải chấn chỉnh, không thể hát khoán cho xong chuyện. Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”. Rồi thỉnh thoảng lại phô ra một giọng hát sai cả nhạc lẫn lời. Đó chính là thể hiện ý thức của người hát quốc ca. Từ khi bắt đầu học trường tiểu học, ai cũng được học và hát quốc ca mỗi sáng thứ hai chào cờ. Vậy mà vẫn có nhiều người không thuộc hoặc hát sai nhạc, sai lời”...

          (Theo https://petrotimes.vn, Đức Toàn, Chào cờ sao không hát quốc ca?)

Câu 1. Xác định ý nghĩa các dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích: “nước non Việt Nam ta vững bền”, “kéo xe bò”.

Câu 2. Phân tích cấu tạo câu: Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”.

Câu 3. Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu vừa phân tích.

Câu 4. Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích.

2
28 tháng 6 2021

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Đọc - hiểu

1

- “nước non Việt Nam ta vững bền”: đánh dấu phần được trích dẫn trực tiếp từ lời bài hát quốc ca.

- “kéo xe bò”: mỉa mai cách hát quốc ca sai nhạc.

0,5

 

0,5

2

Một tập thể hát quốc ca/ không thể hát với đủ các âm vực và

     CN1                 VN1

bè trầm, bè nổi; người/ thì hát nhanh,

CN2                  VN2

kẻ/ lại hát chậm như “kéo xe bò”.

CN3              VN3

1,0

3

- Vế 1 – 2 – 3: Quan hệ bổ sung.

- Vế 2 – 3: Quan hệ tương phản.

0,5

0,5

4

Thái độ: Trân trọng, tự hào về bài quốc ca và phê phán những người có ý thức kém khi hát quốc ca.

 

28 tháng 6 2021

Good job my friend

 

: Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:   "Cuối năm 1940, quân Nhật kéo vào xâm lược nước ta, dân ta chịu cảnh "một cổ hai tròng". Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, giành quyền đô hộ nước ta.   Giữa tháng 8/1945, được tin Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, chớp "thời cơ nghìn năm có một" Đảng và Bác Hồ ra lệnh toàn dân khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám đã giành thắng lợi nhanh chóng trên khắp...
Đọc tiếp

: Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

   "Cuối năm 1940, quân Nhật kéo vào xâm lược nước ta, dân ta chịu cảnh "một cổ hai tròng". Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, giành quyền đô hộ nước ta.

   Giữa tháng 8/1945, được tin Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, chớp "thời cơ nghìn năm có một" Đảng và Bác Hồ ra lệnh toàn dân khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám đã giành thắng lợi nhanh chóng trên khắp cả nước, tiêu biểu là Hà Nội".

 - Cụm từ "một cổ hai tròng" trong đoạn văn trên là để chỉ nhân dân ta chịu ách cai trị, bóc lột của những kẻ thù nào?

................................................................................................................................................................

 - Trong đoạn văn có nhắc đến cụm từ "thời cơ nghìn năm có một", em hãy cho biết thời cơ này được bắt đầu từ khi nào?

...................................................................................................................................................................

 - Khi "thời cơ nghìn năm có một" đến, Đảng và Bác Hồ đã làm gì? Kết quả ra sao?

....................................................................................................................................................................

1

quân Nhật, Pháp
Giữa tháng 8/1945, khi nhận dc tin Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện

bt có hai câu đầu thôi à-.-''

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:Việt Nam đất nước ta ơMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơCánh cò bay lả dập dờMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiềQuê hương biết mấy thân yêBao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau(Trích Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi, Dẫn theo Trần Đăng Khoa, Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, 1999Câu 1:  Đoạn thơ được viết theo thể thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Việt Nam đất nước ta ơ

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơ

Cánh cò bay lả dập dờ

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiề

Quê hương biết mấy thân yê

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

(Trích Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi, Dẫn theo Trần Đăng Khoa, Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, 1999

Câu 1:  Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?.

Câu 2:  Cho biết nội dung chính của đoạn thơ. Đoạn thơ trên làm em liên tưởng đến một chủ đề ca dao nào đã học trong chương trình Ngữ văn 7, tập một?

Câu 3:  Tìm 1 từ láy và 1 từ ghép trong đoạn thơ. Hãy phân loại mỗi từ đó.

Câu 4:  Hãy tìm 1 từ Hán Việt đồng nghĩa với từ đất nước và đặt câu với từ vừa tìm được.

Câu 5:  Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm, suy nghĩ gì đối với quê hương, đất nước?

 

Giúp mik nha

0
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không? Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi (Trích Tổ quốc nhìn từ...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không? Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi (Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh niên, 28/05/2011) a, Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ? (0.5) b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (1.0) c, Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm? (1.5). PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu ,em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi một người dân đối với biển đảo quê hương Chỉ cần câu đoạn văn thôi ạ

0
I. Đọc- Hiểu (4 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:PHÒ GIÁ VỀ KINH(Tụng giá hoàn kinh sư)Phiên âm:Đoạt sáo Chương Dương độCầm Hồ Hàm Tử quanThái bình tu trí lựcVạn cổ thử giang san . (Trần Quang Khải- sgk/tr 65- Trích trong Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt Hà Nội, 1954)Câu 1: (0,5 điểm) Xác định thể thơ ? và giả thích ?Câu 2: (0,5 điểm) Hãy nêu ý chính của bài thơ ?Câu 3: (0,5 điểm) Xác định Đại...
Đọc tiếp

I. Đọc- Hiểu (4 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

PHÒ GIÁ VỀ KINH

(Tụng giá hoàn kinh sư)

Phiên âm:

Đoạt sáo Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san .

 

(Trần Quang Khải- sgk/tr 65- Trích trong Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt Hà Nội, 1954)

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định thể thơ ? và giả thích ?

Câu 2: (0,5 điểm) Hãy nêu ý chính của bài thơ ?

Câu 3: (0,5 điểm) Xác định Đại từ, Từ láy và Quan hệ từ trong câu sau ?

“ Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe”

(Khánh Hoài – Cuộc chia tay của những con búp bê)

Câu 4: (0,75 điểm) Em hiểu câu thơ “ Thái bình tu trí lực” nghĩa là gì ?

Câu 5: (0,75 điểm) Nêu biểu ý của bài thơ ?

Câu 6: (1.0 điểm) Là học sinh em nên làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước ?

1
20 tháng 11 2021

Câu 1 : Thể thơ: Văn bản Phò giá về kinh được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ). Còn xét về cách gieo vần cũng tương tự như ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (gieo vần ở chữ cuối của câu thứ 1,2,4 hoặc gieo vần ở chữ cuối của câu 2,4).

Câu 2 : Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông.