K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2017

- Từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ.

Những từ này thuộc phương ngữ Trung, chủ yếu sử dụng ở vùng miền Bắc Trung Bộ

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương khắc họa được hình ảnh mẹ Suốt trở nên chân thực, sinh động, đậm chất Trung Bộ

THUYẾT MINH VỀ CHÙA THIÊN MỤ Bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê , tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây . Chùa Thiên Mụ chính - khởi xây năm Tân Sửu ( 1601 ) , đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng , vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong . Có thể nói Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nhất của Huế . Lúc đó , nó chỉ...
Đọc tiếp

THUYẾT MINH VỀ CHÙA THIÊN MỤ 

Bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ 

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê , tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây . Chùa Thiên Mụ chính - khởi xây năm Tân Sửu ( 1601 ) , đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng , vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong . Có thể nói Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nhất của Huế . 

Lúc đó , nó chỉ là một ngôi thảo am ( thò cúng ) nhỏ do người dân mới di dân đến vùng lập nên . Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601 . chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng : Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên hiện ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch . Nói dứt lời , bà tiên biến mất . Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhaf trời) . Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự . Ccas đoeif chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) cũng đã tuu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn . Năm 1844 , vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên . 

Năm Giáp Thìn (1904) , bão lớn ở Huế cho chùa bị đổ nát . Năm 1907 , Vua Thành Thái cho trùng tu , quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính , trang nghiêm .

Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong , ngoài . Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực . Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc : Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống , cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh) , sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Nguyện xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vời vợi , hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác ( dựng tù thời Triệu Trị lui vêf phía trong có hai lầu hình lục giác - môtj lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thòi Nguyễn Phúc Chi) . Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia , tháp) . Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện : Đại Hùng , Địa Tạng , nhà trai , nhà khách , vườn hoa , sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất , kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là một ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế . Vua Thiệu Trị liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thắng cảnh , và được thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh . Năm 1695 , chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giưới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại San - một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân. 

Ngày nay , chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng , tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua 

0
a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.(Huế)- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải...
Đọc tiếp

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

(Huế)

- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)

Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

b) Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

c) Phương pháp nêu ví dụ

Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

d) Phương pháp dùng số liệu, con số

Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?

e) Phương pháp so sánh

Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.

f) Phương pháp phân loại phân tích

Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?

1
1 tháng 1 2019

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

   + Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

   + Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.

b, Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

   + Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

   + Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c, Phương pháp nêu ra ví dụ

- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

   + Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d, Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e, Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.

f, Phương pháp phân loại, phân tích

- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.

12 tháng 11 2021

b nha bn

12 tháng 11 2021

đáp án(b) nha bn
 

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:“Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa.”(Trích Truyện Kiều)Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử...
Đọc tiếp

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

(Trích Truyện Kiều)

Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?

Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nào?
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ.

Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, nêu cảm nhận cho em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập phụ

1
25 tháng 10 2021

HEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEHEEEEEEEE

''Ai đã từng đến quê hương tôi hẳn sẽ không thể quên được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp vào mỗi buổi sớm mai. Bầu trời ửng hồng, cao vời vợi và rộng. Trên trời, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những chiếc kẹo bông đang vui đùa cùng làn gió sớm. Ông mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp sau lũy tre làng, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẻ quạt lung linh sắc màu rực rỡ....
Đọc tiếp

''Ai đã từng đến quê hương tôi hẳn sẽ không thể quên được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp vào mỗi buổi sớm mai. Bầu trời ửng hồng, cao vời vợi và rộng. Trên trời, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những chiếc kẹo bông đang vui đùa cùng làn gió sớm. Ông mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp sau lũy tre làng, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẻ quạt lung linh sắc màu rực rỡ. Từng đàn chim ríu rít bay về đua nhau hát ríu rít trên những hàng dây điện như thể chúng đang gẩy đàn vậy. Những giọt sương long lanh đọng trên lá như những viên pha lê sáng lấp lánh. Làn gió nhè nhẹ thổi mơn man trên những cành cây, ngọn cỏ. Cánh đồng lúa như một tấm thảm khổng lồ màu vàng rực rỡ trải dài mênh mông. Ven cánh đồng là dòng sông quê uốn mềm như dải lụa xanh nhẹ nhàng. Vào mỗi buổi sớm mai, con sông mới êm đềm, đáng yêu làm sao! Dưới ánh nắng bình minh, mặt sông lấp lánh, lăn tăn những gợn sóng. Cây cầu dường như chỉ có lúc này mới tranh thủ soi mình xuống mặt sông. Phía xa xa vút tầm mắt theo con đê làng là dãy núi xanh mờ chừng như chưa tan sương sớm. Cả không gian thiên nhiên quê hương tôi thật đẹp và yên bình như một bức tranh vậy. Càng yêu quê hương tươi đẹp biết bao nhiêu, tôi càng tự nhủ phải chăm chỉ học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.''

Hãy tìm ra câu có sử dụng phép tu từ hoán dụ trên đoạn văn trên

0
20 tháng 5 2021

- Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoài niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thảtrên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc” gợi tả cánh diều tuyệt đẹp.

- Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giản dị nhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo đêm khua nước ấy là kỷ niệm của tuổi thơ với quê hương yêu dấu.- Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giản dị của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt.Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc.1đ- Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo, đặc sắcvà độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao,sắc biếc của bầu trời, có chiều dậu của cánh đồng quê, có chiềudài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trên dòng sông quên. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiết tha một tình yêu quê hương.

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : "Dạ thưa xứ Huế bây giờVẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?

(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : 

"Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : Nếu như chẳng có sông Hương - Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5)Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

A. Các câu (1), (2), (3), (4).

B. Các câu (1), (3), (4).

C. Các câu (1), (2), (4).

D. Các câu (5), (4), (3).

1
17 tháng 7 2018

Chọn đáp án: B