K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

undefined

undefined

undefined

2 tháng 2 2021

a. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn:

- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.

- Vai trò: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn", tức là chi tiết giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của mình.

b. Phân tích chi tiết "vết thẹo":

* Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.

* Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:

- Chỉ vì "vết thẹo" mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt.

- Khi được bà ngoại giải thích về "vết thẹo" trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba.

- Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha.

=> Như vậy, chi tiết "vết thẹo" đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.

* Chi tiết nghệ thuật "vết thẹo" góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật:

- Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.

- Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.

* Chi tiết "vết thẹo" còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:

- Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.

- Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.

Chi tiết độc đáo và sâu lắng trong Chiếc lược ngà là sự mong mỏi một tiếng gọi "ba" của bé Thu :

Cái mong ước của người cha được nghe con mình gọi "ba" tưởng đơn giản nhưng mà thực ra lại vô cùng khó khăn. Ngay từ khi mới trông thấy con từ xa, anh Sáu đã không thể kìm được tình cảm của mình: "không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên… vội vã bước những bước dài, rồi đứng lại kêu to: "Thu ! Con"… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòn anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh". Nhưng, những phản ứng của bé Thu, con anh, lại hoàn toàn trái ngược với những gì anh nghĩ: "nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Và khi thấy anh vẫn tiếp tục tiến về phía nó, thì "mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má ! Má!". Những hành động cảm xúc của anh Sáu lẫn bé Thu đều rất đúng với tâm lí của mỗi người, ngẫm kĩ thì khó mà khác được. Đó chính là cái tài của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

8 tháng 7 2021

Câu 1:

- Chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó".

Câu 2:

- Phân tích ý nghĩa của chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó":

+ Là một sự chuộc lỗi ông dành cho cậu Vàng.

+ Cái chết ấy là sự chấm dứt một đời con người nhưng nó đôi khi lại là sự giải thoát cho số phận bi kịch của một đời người.

+ Cái chết ấy vừa bộc lộ rõ phẩm chất lòng tự trọng của ông, vừa thể hiện được hoàn cảnh khốn khó của người nông dân nghèo trong xã hội.

+ Thể hiện được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực mà nhà văn muốn truyền tải.

(em phân tích theo các ý chị liệt kê nhé!)

- Nếu được chọn đặt nhan đề khác, em sẽ đặt nhan đề cho truyện là "Cái chết của lão Hạc". Vì đây là chi tiết đắt của câu chuyện, vừa gợi được nội dung, gợi được cảm giác tò mò cho độc giả "vì sao lão Hạc chết?".

Câu 3:

- Tác giả chọn nhan đề cho truyện ngắn là "Lão Hạc", bởi vì lão Hạc chính là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Ông là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho người nông dân hiền lành, chân chất, ngay. Thế nhưng phải chịu cảnh đói nghèo đến bần cùng của nạn sưu cao thuế nặng của thời kì nửa thực dân phong kiến. Cái tên truyện gói gọn trong hai từ nhưng vẫn đủ sức làm nổi bật, gợi sự hứng thú, tò mò về nội dung của truyện ngắn. Gợi liên tưởng về người cha già gần gũi, có số phận đau thương, bất hạnh.

26 tháng 2 2022

giờ này hong ai trả lời -_-

 

26 tháng 2 2022

khong phải là  khong ai trả lời mà là khong có trên mạng:v