K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

28 tháng 8 2017

Một số thể loại dân gian: kể về các thể loại nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo

Truyện thuyết thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân với sự kiện, nhân vật lịch sử được kể

- Truyện cổ tích: loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc ngếch, nhân vật là động vật.

   + Thường có yếu tố hoang đường thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện trước cái ác, ccũng như sự công bằng trong xã hội

- Truyện cười: kể những câu chuyện đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội

- Truyện ngụ ngôn: kể bằng văn xuôi, văn vần, mượn lời kể về loài vật, chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học trong cuộc sống

- Ca dao, dân ca: thể loại trữ tình dân gian, kết hợp với lời, nhạc diễn tả nội tâm con người

- Tục ngữ: câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về các mặt của đời sống, được đúc kết từ lao động, sản xuất, quan sát…

Câu 1 : Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?Câu 2 : Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là  gì? Theo em, vì sao cần tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới? Câu 3 : Lao động cần cù, sáng tạo là gì? Bản thân em đã và sẽ làm...
Đọc tiếp

Câu 1 : Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?

Câu 2 : Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là  gì? Theo em, vì sao cần tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

Câu 3 : Lao động cần cù, sáng tạo là gì? Bản thân em đã và sẽ làm gì để rèn luyện lao động cần cù,sáng tạo?

Câu 4:

Trong giờ làm việc nhóm, bạn An nói riêng với bạn Chung: “Nhóm mình có bạn Hoa học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn Hoa làm hết rồi”.

a. Theo em, lời nói của bạn An như vậy có đúng không? Vì sao?

b. Nếu em là bạn Chung, em sẽ nói gì với An?

 

0
20 tháng 5 2019

Định nghĩa và ví dụ các thể loại văn học dân gian.

1. Thần thoại

    + Hình thức văn xuôi tự sự

    + Thường kể về các vị thần nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên; thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của người Việt cổ.

    + Ví dụ: Thần trụ trời, Nữ thần Mặt trăng, Thần mặt trời, …

2. Sử thi

    + Hình thức văn xuôi tự sự (có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, kiểu văn xuôi, văn vần hoặc kết hợp cả hai).

    + Xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại; qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với cộng đồng.

    + Ví dụ: Sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường, Sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê – đê, …

3. Truyền thuyết

    + Hình thức văn xuôi tự sự

    + Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) cụ thể theo xu hướng lí tưởng hóa; qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng vừa đề cao, vừa phê phán các nhân vật lịch sử.

    + Ví dụ: truyền thuyết Hùng Vương; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy; Bánh chưng bánh dày....

4. Cổ tích

    + Hình thức văn xuôi tự sự

    + Cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ đích, kể về số phận của những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan cảu nhân dân lao động.

    + Ví dụ: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế...

5. Truyện cười

    + Hình thức văn xuôi tự sự (dung lượng ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ)

    + Kể về những sự việc, hiện tượng xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười, nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội.

    + Ví dụ: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, …

6. Truyện ngụ ngôn

    + Hình thức văn xuôi tự sự (rất ngắn gọn, kết cấu rất chặt chẽ)

    + Truyện thông qua các ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó rút ra những kinh nghiệm và triết lí sâu sắc.

    + Ví dụ: Treo biển, Trí khôn, ...

7. Tục ngữ

    + Hình thức: Câu/lời nói có tính nghệ thuật (ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp)

    + Đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.

    + Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Gần mực thì đen gần đèn thì sáng, Nuôi lợn ăn cơm nằm/Nuôi tằm ăn cơm đứng,...

8. Câu đố

    + Hình thức: Bài thơ hoặc câu nói có tính có vần

    + Mô tả vật bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về cuộc sống.

    + Ví dụ: “Không miệng mà lại biết kêu /Không tội mà lại bị treo lên xà”. Đáp án: (cái chuông)

9. Ca dao

    + Hình thức: thơ trữ tình (thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng)

    + thể hiện thế giới nội tâm con người.

    + Ví dụ: “Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.

10. Vè

    + Hình thức: Văn vần có lời thơ mộc mạc.

    + Phần lớn nói về những sự kiện, sự việc của làng, nước mang tính thời sự, nhằm thông báo và bình luận.

    + Ví dụ: ‘‘Vè thách cưới’’, ‘‘Vè bão năm Tỵ’’, ‘‘Vè sai đạo’’, ‘‘Vè thầy Thông Chánh’’...

11. Truyện thơ

    + Hình thức: thơ, văn vần

    + Phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng trong xã hội.

    + Ví dụ : Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), …

12. Chèo (Các hình thức diễn xướng dân gian)

    + Hình thức: kịch hát dân gian kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng

    + Ca ngợi những tấm gương đạo đức phê phán đả kích mặt trái của xã hội.

    + Các thể loại sân khấu dân gian khác : tuồng, cải lương, múa rối, …

    + Ví dụ: Chèo Quan Âm Thị Kính, Suý Vân giả dại, …

2 tháng 4 2017

Các loại tinh thể đã học:

Tinh thể nguyên tử: tính chất chung: bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.

Tinh thể phân tử: tính chất chung: dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

Tinh thể ion: tính chất chung: rất bền vững, các hợp chất ion đề khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy.

10 tháng 1 2023

* Nội dung thuyết kiến tạo mảng

- Thuyết kiến tạo mảng ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “Lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Về-ghe-ne (Alfred Wegener).

- Dựa vào sự ăn khớp về hình thái bờ biển, địa chất và di tích hóa thạch ở bờ các lục địa, ông cho rằng đại Cổ sinh, trên Trái Đất chỉ có một lục địa thống nhất, sau đó bị tách thành nhiều bộ phận rồi trôi dạt tạo nên các lục địa và đại dương ngày nay.

- Theo thuyết kiến tạo mảng, vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cũng gọi là mảng kiến tạo.

* Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu - Á, châu Phi, Nam Cực, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và Thái Bình Dương.

* Giải thích các mảng kiến tạo có thể di chuyển: Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.

28 tháng 11 2019

- Cách thức di chuyển:

Bay và lượn - Kiểu bay đập cánh
- Kiểu bay lượn
Những kiểu di chuyển khác - Leo trèo
- Đi và chạy
- Bơi

   - Tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim

Kiếm ăn

- Tập tính kiếm ăn của chim cũng khá đa dạng. Có những loài hoạt động kiếm ăn về ban ngày (đa số các loài chim như cò, sáo, gà, vịt, ngỗng…) nhưng cũng có những loài lại kiếm án về ban đêm (vạc, cú mèo, …)

Có thể chia:

- Chim ăn tạp

- Chim ăn chuyên: chim ăn hạt, ăn xác chết, ăn hạt, ăn quả

Sinh sản Tập tính sinh sản của các loài chim rất khác nhau. Nhưng, nói chung các giai đoạn trong quá trình sinh sản nuôỉ con của các loài chim gồm : giao hoan (có hiện tượng khoe mẽ), giao phối, làm tố, đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con. Các giai đoạn này được biểu hiệnkhác nhau tùy theo các bộ chim.