K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2020

 Vào dịp Tết Nguyên Đán năm em học lớp sáu, lần đầu tiên được nhìn thấy cây mai vàng bằng mắt thật, em đã “phải lòng” loài hoa này. Mỗi mùa xuân về, mai vàng nở rộ khiến trong em dâng trào nhiều cảm xúc khó nói thành lời. Vì nhiều lí do mà mai vàng trở thành loài cây mà em yêu thích nhất.

Mai vàng quý nhất là ở hoa của nó. Hoa mai màu vàng rực, sáng tươi gần giống màu của vàng – kim loại quý, nên nó thường lấy làm biểu tượng cho sự sang giàu, sung túc. Hoa mai thường có 5 cánh, cá biệt gia đình nào mà có bông mai vàng 7 cánh thì năm đó sẽ được “đại cát đại quý”. Do đó, mai vàng được liệt vào danh sách “tứ quý” là tùng, cúc, trúc, mai.

Không chỉ sang trọng, vẻ đẹp của cây mai là vẻ đẹp thanh cao. Những cành mai mềm, mảnh dẻ, khẳng khiu, tưởng như khô ráp, thô sơ nhưng lại tạo ra được trăm bông hoa rực vàng. Mai không làm đẹp cho mình như các loài cây bóng mướt quanh năm khác, mai chú trọng tạo nên giá trị sau cùng. Suốt cả năm dài tích lũy, duy nhất vào mùa xuân mai cho hoa đẹp – tạo nên những ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống. Mai là loài cây mảnh dẻ, thuần khiết, thanh cao. Hoa mai thường nở thành từng chùm, tươi rói, rực rỡ và đặc biệt rất lâu tàn.

Xem thêm:  Cảm nhận về đoạn trích trong bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi

Mai vàng là một trong những loài cây đặc trưng của Việt Nam. Mai thường nở hoa vào mùa xuân, đúng dịp Tết Nguyên Đán nên cùng với hoa đào (ở miền Bắc), mai trở thành loại cây không thể thiếu. Em có thể thấy cả mùa xuân ùa về trên cành mai vàng.

Nhà em có trồng một cây mai vàng. Ba mua nhân dịp Tết năm ngoái. Có cây mai vàng đặt trước sân, cả căn nhà em như sáng hẳn lên. Ba em thường trang trí cho cây mai trở nên bắt mắt hơn. Ba quấn bộ đèn nháy xanh đỏ dọc theo các cành và thân cây. Trên mỗi cành mai, ba lại treo vài ba phong bao lì xì đỏ thắm và các quả đèn lồng, bùa may mắn, thẻ phật… nhỏ nhỏ xinh xinh. Từ xa nhìn, cây mai lấp lánh những ánh vàng ánh đỏ khiến lòng người háo hức. Ai vào nhà chơi cũng khen nhà em có phúc, mua được cây mai đẹp quá. Nếu có đi xa quê lâu ngày, nhìn thấy cây mai vàng ai lại không rưng rưng cảm xúc nhớ về gia đình, về cái Tết cổ truyền đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Mai chính là quê hương, là một phần cuộc sống của em.

Em yêu cây mai vàng còn bởi nó mang trong mình cái khí chất của dân tộc con Lạc cháu Rồng. Ngay như trong đạo Nho, mai vàng tượng trưng cho lòng người quân tử, bậc lãnh đạo. Người quân tử thanh cao và đoan chính như cành mai vàng trước gió đông. Trên các trang phục lộng lẫy thường có hình thêu hoa mai vàng như sự đề cao địa vị và trí tuệ. Mai vàng như bậc tri âm, tri kỷ với những hào kiệt gặp thời loạn lạc vẫn giữ cốt cách. Có khi, người Việt còn quan niệm mai vàng tượng trưng cho vẻ đẹp đài các, đoan trang của người phụ nữ. Do đó, các loại trang sức giá trị thường lấy cảm hứng từ hoa mai vàng mà thiết kế. Con người Việt Nam nói chung luôn coi trọng danh dự hơn là bề ngoài, thà “Chết vinh còn hơn sống nhục”, giản dị nhưng luôn thanh tao. Thơ ca xưa và nay đều nhắc đến mai vàng với biểu tượng cao quý đó. 

Tham khảo nhé.

25 tháng 10 2020

Cảm ơn @cute chanel@

25 tháng 6 2018

Người Việt Nam ta vốn rất yêu hoa mến cảnh. Trong không gian sống lúc nào cũng có cây xanh che bóng, hoa nở trên cành. Vườn cây chim chóc líu lo, bướm ong rập rờn tìm mật. Lại thêm dòng nước róc rách chảy, gió lùa trên khe đá càng làm cho cuộc sống thêm phần thơi thả. Đặc biệt, trong vườn xuân không thể nào thiếu hình ảnh cây hoa mai. Hoa mai nở rộ trong ngày tết cổ truyền dân tộc đem đến cho ta biết bao cảm xúc cao đẹp. Nó nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn dân tộc và tình yêu đối với cuộc sống. (Biểu cảm về hoa mai)  

    Cây hoa mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam từ bao đời nay. Từ thuở mới khai thiên lập địa, mở mang miền đất này, cây mai đã gắn bó với con người. Thật đẹp đẽ biết bao khi buổi sớm thức dậy đã thấy mai vàng nở rộ một góc sân nhà. Mới đêm qua thôi, từng búp nụ còn e ấp trên cành, thân cây gầy guộc không hứa hẹn tươi xanh. Thế mà sáng ra, một tòa sắc hoa vàng đã ngự trị cả không gian. Hoa mai kết chùm rung rinh trước gió. Những cánh hoa xinh tựa như những ngón tay bé xíu vẫy gọi ánh trời.

Hoa mai thường có năm cánh. Một vài loài hoa mai có thể có nhiều cánh hơn. Những cánh hoa vàng mỏng manh kết dính ở tâm đài hoa rồi vươn ra bốn phía. Hoa mai đã nở là vươn ra hết mình chứ không khép nép như hoa hồng hay hoa cúc. Nhị hoa bé xíu rung rinh dưới nắng. Buổi sớm sương nhiều đọng trên nhị hoa. Khi ánh nắng lên, cả chùm hoa long lanh như giát ngọc.

Cây mai cũng có nhiều loại. Loại chỉ nở hoa vào mùa xuân gọi là mai xuân. Có loại nở hoa hai lần trong năm gọi là nhị độ mai (mai nở hai lần). Nước ta có cả hai loại mai này. Cho nên dù đi đến đâu, dù đang ở mùa nào ta vẫn thường thấy hoa mai lác đác nở trong vườn gọi về khí xuân. Dù là loài mai nào thì cứ đến độ đầu xuân hoa mai lại nở. Khắp cả đất trời, hoa mai vàng dệt nên bầu trời xuân. Từ khu vườn bé nhỏ, đến đồi núi từng cao, đâu có mai, nơi đó xuân tươi dào dạt, thắm tươi.

Cmai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão. Cây mai vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc như con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lí ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Đời đời người nông dân vẫn kiên trì với ruộng vườn, giữ gìn nếp sống ân tình, thủy chung. Họ cũng kiên trung, rắn rỏi như mai. Trong cuộc sống lao động bình dị vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn tình yêu hoa cảnh. Nó không làm cuộc sống khá hơn những sẽ dễ chịu hơn.

Hoa mai vàng rực rỡ, hòa lẫn trong chồi non lộc biếc trong ngày đầu xuân là biểu tượng ước mơ, khát vọng và niềm tin vững chắc của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng. Đó không phải là một niềm tin tâm linh vong viễn. Mà là nét đẹp của một nền văn hóa trọng tình, thuần mỹ của dân tộc ta. Sắc vàng tươi non phơn phớt của hoa mai điểm tô cho không gian thêm rực rỡ. Chồi non xanh tươi làm cho bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống mới trong những ngày đầu năm.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai. Xuân về dâng cho đời bông hoa xinh lộc tốt. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Một nhành mai vàng thắm sân nhà trong ngày đầu xuân thể hiện ước mơ một năm sung túc, ăn lành, là khát vọng vươn đến điều chân thiện trong cuộc sống. Với một cành mai thôi, dân tộc ta đã kí thác trong nó cả một triết lí nhân sinh sâu sắc.

Hoa mai nhanh nở chóng tàn như đời người vội đến vội đi. Cái đẹp lúc nào cũng mong manh, dễ vỡ. Tất cả mọi cái tươi đẹp trên cuộc đời này sớm muộn gì cũng bị phủ nhận bởi quy luật sanh diệt khắc nghiệt và tàn nhẫn để trở về với chân tâm không sanh không diệt tìm đến được hạnh phúc vĩnh hằng. Thế nhưng, cái sức sống mãnh liệt kiên cường của nó luôn làm con người ta khâm phục và quý trọng nhiều hơn.

Mai tượng trưng cho sức sống bất diệt. Hoa mai không bảo giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Thân mai gầy guộc cứng cỏi. Từ lâu, nó được ví như cốt cách thân hạc xương mai của người quân tử giản dị mà thành cao, trần tục mà siêu thoát, mong manh mà bền bỉ phi thường. Thân mai mỏng manh, thon gọn cũng được ví với nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ: “mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Mỗi năm một lần, hoa mai nở rồi lại tàn. Nó khiến người ta phải chờ đợi, phải ngóng trông. Truyền thống vui xuân, đón tết của nguười Việt vốn tao nhã, thanh cao. Truyền thống ấy lại gắn với hình ảnh mai vàng lại càng thêm cao quý. Hoa mai là tinh túy của đất trời. Chỉ khi khí trời ấm lại, hoa mới nở. Bởi vậy, người yêu mai hẳn là người có tấm lòng hiền hòa, bao dung và thanh khiết lắm.

   Khép lại một nụ hoa là kết thúc một hành trình này để đi vào một hành trình khác. Có thể tươi đẹp hơn hoặc khốc liệt hơn. Cây hoa mai chứa đựng nét đẹp tâm hồn bình dị của con người từ bao đời. Nó nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm trong cuộc sống, tình yêu cái đẹp và sự hạn hữu của đời người trong cõi phù sinh nghiệt ngã

10 tháng 9 2016

I.     Mở bài

Giới thiệu cây mai vàng đang nở hoa. Nở vài ngày tết.

II.    Thân bài

a.               Tả bao quát

Dáng vẻ của cây mai (lớn hay bé, cao bao nhiêu?)

-       Được trồng trong chậu hay ởvườn?

b.               Tả chi tiết từng bộ phận

-       Gốc mai, thân mai?

-       Cành mai xòe ra xung quanh như hĩnh chữ V. Thân và cành đều nhỏ dần về-phía ngọn, mây hôm trước chưa ra nụ, trông trơ trụi và khẳng khiu.

-       Nụ hoa bằng hạt đậu trắng, vỏ vẫn còn xanh nhưng đã hé ra mấy vệt vàng.

-       Những bông hoa đã nở thì thật rực rỡ: mỗi bông là một ngôi sao năm cánh màu vàng thắm...

-       Nhị hoa là một cái hạt xanh xanh nằm giữa cái tua vàng.

-       Bên cạnh những chùm hoa, chùm nụ, có những chồi xanh nho nhỏ.

III.    Kết luận

Cảm xúc, cảm nghĩ chung về cây hoa mai.

Bạn tham khảo nha .Chúc bạn học tốt!

10 tháng 9 2016

Đây là bài văn tả cây hoa mai. Bạn tham khảo nó rồi triển khai ý ra nhé!

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”

7 tháng 11 2021

Tham khảo :

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

    

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.
7 tháng 11 2021

Tham khảo 

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.

31 tháng 10 2016

Từ bao đời nay cây tre có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc VN. Đặc biệt cây tre còn được xem như là biểu tượng của sự vững chãi, cứng rắn mang dáng dấp của người cha vậy ko hiểu mọi người có nghĩ đến cây chuối hay ko? Một loại cây ko hẳn đẹp cũng ko thể gọi là 1 loài cây quý nhưng lại luôn mềm mại dịu dàng như người mẹ vậy và cũng gắn bó thân thiết với người VN ko kém gì tre nứa. Người ta đã ca ngợi nhiều về cây tre, nứa nhưng ít ai nói về cây chuối hình như có điều gì đó ko công bằng với chuối thì phải?
Đi đâu về những vùng làng quê Vn ta đều bắt gặp hình ảnh cây chuối thân mềm với những tán lá xanh mướt tỏa ra che rợp từ vườn tược đến núi đồi. cây chuối là loại cây dễ tính, nó phù hợp với nhiều loại đất, khí hậu của nhiều châu lục đồng thời cây chuối lại rất ưa nước, dễ trồng, phát triển nhanh và cho sản lượng cao nên hầu hết cây chuối thường được trồng cạnh ao hồ của mọi nhà ở nông thôn và cũng vì lý do đó mà cây chuối cũng đã đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa của người VN với vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng quê.
Người ta thường trồng chuối chủ yếu để lấy quả ăn là chính thế nhưng lại có câu thơ:
“ Chuối khoe rằng chuối đồng trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con”.
Đúng thật vậy ngày nay có rất nhiều loại chuối ngon: chuối già, chuối xiêm, chuối sứ, chuối cơm, chuối sáp, chuối mật, chuối tiêu… Nếu để các nhà khoa học đặt tên thì dễ có đến hàng trăm loại chuối. quả chuối xanh, chuối chín có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như chè, gỏi hay trong những ngày oi ả trên tay là cây kem chuối cũng đủ làm mát lạnh cả người. Những món ăn tuy đc làm từ 1 loại trái cây dễ tìm, dễ kiếm, đơn giản song đã để lại o biết bao nhiêu lần làm siêu lòng các du khách trong và ngoài nước.
Hầu như cây chuối đã cống hiến tất cả cho con người. Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn hay khi đi ăn các loại bún ta sẽ cảm thấy kém phần ngon miệng nếu như ko có rau ăn kèm, lõi non của thân và bắp chuối bào mỏng. Lá chuối tươi dùng để gói bánh, gói giò và là một loại bao bì thân thuộc với môi trường ngoài ra lá chuối khô cũng dc dùng để gói những chiếc bánh gai.Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những sợi dây cột của các cô bán hoa đó chính là bẹ chuối, chúng dc xé nhỏ phơi khô để làm ra những sợi dây cột như thế đấy. Còn 1 phần nữa mà ta ko thể bỏ qua đó chính là phần củ chuối, củ chuối vốn chỉ dùng để nhân giống, để nảy mầm thành cây con thế nhưng những khi đói kém nó lại là lương thực cứu sống con người qua lúc ngặt nghèo, thế mới biết cây chuối đã góp phần quan trọng như thế nào đối với đời sống của người VN

9 tháng 1 2017

biểu cảm về cây chuối mà bn!!!!

Sao lại cây tre!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

24 tháng 11 2021

Tham khảo

 

I. Mở bài:   - Giới thiệu khái quát về hoa phượng.  

II. Thân bài:   Miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về hoa phượng:  

Tả những tàn hoa phượng trong mùa hè chói lọi và cảm nghĩ của em.   

- Tả lá của phượng.  

- Tả địa điểm của loài hoa phượng và cảm xúc của học sinh.  

- Tả hoa phượng trong mùa xuân và cảm xúc của học sinh.  

- Tả hoa phượng trong mùa hè và cảm nghĩ của học sinh.  

III. Kết bải:   Nồi buồn của hoa phượng khi học sinh nghỉ hè. 

Bạn dựa vào dàn ý rồi làm bài nhé! Chúc bạn học tốt!

20 tháng 10 2016

Khi trời bắt đầu nắng nóng, mặt trời bắt đầu chiếu những tia nắng chói trang xuống mặt đất, tiếng ve vang lên gọi hè thì cũng là lúc hoa phượng nở rực trời. Hoa phượng rất gần gũi và thân quen với tuổi học trò, nó gắn liền với những kỉ niệm vui buồn của học trò chúng tôi.

Hầu như trong trường nào cũng trồng một vài cây phượng. Trường của tôi cây phượng được trồng ở giữa sân, dịu hiền với chiếc mũ bông đỏ thắm màu hoa. Thân cây cao to khoác nên mình chiếc áo nâu xù xì,mốc meo màu thời gian. Thời gian trôi, thấm thoắt mà cũng đến mùa thi,tôi nhớ khi trên vòm cây kia ve râm ran tiếng hát là phượng bắt đầu lấp ló những bóng lửa hồng. Phượng ra hoa. Hoa phượng có năm cánh,nở đồng loạt, từng cánh son mềm mịn như nhung kết thành từng bông, từng chùm,từng tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Giữa những cánh bướm thắm là nhị hoa dài phủ phấn vàng e lệ.

Trong khung trời trong xanh không gợn mây trôi hoa phượng hồng thắm nổi bật lên kiêu sa mà dễ thương đến lạ. tôi nhớ lại mùi hương hoa phượng không nồng nàn như hồng nhung mà mang một mùi riêng rất riêng chỉ thoảng nhẹ trong gió làm lắng đọng bao tâm hồn học trò...

Vào những ngày hè nắng như đổ lửa, phượng dang những cánh tay khẳng khiu mộc mạc chở che cho chúng tôi. Vẳng đâu đây bên tai tôi vẫn là những tiếng cười đùa vui vẻ của cô học sinh cấp I. Tôi nhớ những mùa hoa phượng rơi, phượng thả từng cánh son của mình xuống sân trường tạo thành một cơn mưa mang sắc đỏ của hoa phượng.Từng cánh phượng hồng rơi nhè nhẹ như ánh lên những tia nắng hè đếm từng giây phút xa bạn học sinh. Ba tháng hè dài đằng đẵng, không tiếng thầy giảng, không tiếng chuyện trò, không tiếng trống trường, phượn tróng vắng. Hẳn là hoa phượng đang buồn đang khóc!

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi có rất nhiều kỉ niệm với cây phượng. Nhớ lắm những giờ ra chơi,lũ học trò quây quần bên gốc phượng. Nhớ lắm ngày chia tay, “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng”, chở cả tiếng cười giòn tan trong nắng,chở cả nỗi nhớ, nỗi buồn sầu chia li. Nhớ lắm cánh phượng mong manh ép chặt trong trang lưu bút, lưu giữ lại một thời hồn nhiên, mơ mộng của tôi. Nhớ lắm những chiều tan trường, mái tóc tôi bay bay trong gió, đùa giỡn, vờn với lá phượng, lá phượng vấn vít, vương trên tóc. Nhớ lắm hình ảnh những cậu học trò bẽn lẽn với chùm hoa phượng giấu sau lưng vì còn ngại ngùng đợi trao tay cho một ai đó. Phượng vui buồn với tuổi học trò, chứng kiến biết bao cuộc chia li để rồi chỉ còn lại một mình phượng cô đơn,buồn bã..Phượng đẹp,phượng rực rỡ,nhưng nhiều khi phượng hờn,phượng tủi vì chính mình. Bởi vẻ đẹp đó có được ai chiêm ngưỡng khi mà học trò đã nghỉ hè hết. Gió ghé qua đùa bỡn,trêu chọc, phượng chạnh lòng, phượng khóc. Lá phượng rơi, hoa phượng rụng.

Mỗi khi nhìn phượng rơi mà lòng tôi lại chênh vênh một nỗi buồn nôn nao khó tả, đó là dấu hiệu báo với chúng tôi rằng, chúng tôi sắp xa trường, xa bạn rồi. Cánh phượng mỏng nhưng màu hoa thì đỏ thắm, không phai nhạt, cũng giống như tình cảm học trò với thầy cô, với bè bạn thân yêu không bao giờ phai nhạt.

20 tháng 10 2016

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời cagợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý.
Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.
Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế.
bai viet so 2 van mau lop 7
Bài viết số 2 lớp 7 văn biểu cảm
Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.
Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy