K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2019

Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hánnhà Hán lập quốc vào khoảng năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam Việt dưới thời nhà Triệu)

Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương

Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.

Bắc thuộc lần thứ tư (1407 - 1427): còn gọi là thời thuộc Minh.

Chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541-602).

Một số tài liệu khác chia thành ba thời kì. Cách chia này gộp hai thời kỳ đầu (với gián đoạn là khởi nghĩa Hai Bà Trưng) thành thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất. Bài này sử dụng cách chia làm bốn thời kì.

Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.

Cũng có một số quan cai trị nghiêm minh, đứng đắn, nhưng số này ít hơn. Nền văn minh Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho và đạo Khổng vào Việt Nam, được coi là người mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam.

Chỉ bt thế thui

Mỏi tay lắm đấy tick nha

29 tháng 4 2019

Câu1:

  1. Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán
  2. nhà Hán lập quốc vào khoảng năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam Việt dưới thời nhà Triệu)

  3. Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương
  4. Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.
  5. Bắc thuộc lần thứ tư (1407 - 1427): còn gọi là thời thuộc Minh.

Câu 2:

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắc những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt.

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/chinh-sach-cai-tri-cua-cac-trieu-dai-phong-kien-trung-quoc-c81a14279.html#ixzz5mUSoXKRm nha

Bài 3:

Lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc là những cuộc xung đột, chiến tranh, từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là các sự kiện nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Những xung đột đó được biết đến từ những truyền thuyết truyền miệng thời xa xưa, như truyền thuyết thời Hồng Bàng, quốc gia Văn Lang của Hùng Vương phải phòng vệ trước sự xâm lược của nhà Ân.

Nhà Tần sau khi thôn tính các quốc gia Trung Nguyên đã tiếp tục tràn xuống phía nam sông Trường Giang, xâm chiếm lãnh thổ các bộ lạc Bách Việt trong đó có Âu Lạc, Thục Phán đã lãnh đạo thành công cuộc chiến 10 năm bảo vệ lãnh thổ (218-208 TCN), nhưng sau đó bị mắc bẫy nên mất quyền cai trị đất nước vào tay nhà Triệu năm 179 TCN (hoặc 207 TCN). Từ đây vùng lãnh thổ độc lập của người Việt phải chịu tình trạng thuộc địa của các triều đại phương bắc Trung Quốc trong 10 thế kỷ (179 TCN- 905 hoặc 111 TCN - 905).[1] Các triều đại của Trung Quốc từng kiểm soát lãnh thổ thuộc Việt Nam ngày nay là Tây Hán (111 TCN-9),Tân (9-23), Đông Hán (23-220) (gián đoạn 40-43 khởi nghĩa Hai Bà Trưng), Đông Ngô (222-280), Tây Tấn (280-316), Đông Tấn (317-420), Lưu Tống (420-479), Nam Tề (479-502), Lương (502-557), Trần (557-589),Tùy (581-619), Đường (618-905).

Người Việt giành được độc lập tự chủ, kết thúc thời kì Bắc thuộc có thể từ năm 905 khi Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ, hay năm 938 khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán. Người Việt giành được tự chủ cho mình, nhưng trong suốt hơn 1000 năm tiếp theo cho đến hiện tại xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia.

Bài chi tiết: Các cuộc chiến tranh liên quan đến Việt Nam

  • 1Thời Hồng Bàng
  • 2Thời Bắc thuộc
    • 2.1Chiến tranh Hán-Lĩnh Nam
    • 2.2Chiến tranh Đông Ngô-Việt
    • 2.3Chiến tranh Lương-Vạn Xuân
    • 2.4Chiến tranh Tùy-Vạn Xuân
    • 2.5Chiến tranh Đường-Việt
  • 3Thời độc lập tự chủ (905-1407)
    • 3.1Chiến tranh Nam Hán-Việt
    • 3.2Chiến tranh Tống-Đại Cồ Việt, 981
    • 3.3Chiến tranh Tống-Đại Việt, 1075-1077
    • 3.4Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt
    • 3.5Chiến tranh Minh-Đại Ngu
  • 4Bắc thuộc lần thứ tư (1407 - 1427)
    • 4.1Chiến tranh Minh-Đại Việt
  • 5Thời độc lập (1428 - 1858)
    • 5.1Chiến tranh Thanh-Đại Việt
  • 6Thời cận đại và hiện đại
    • 6.1Hải chiến Hoàng Sa, 1974
    • 6.2Chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, 1979
    • 6.3Xung đột biên giới Việt-Trung, 1979-1990
    • 6.4Hải chiến Trường Sa, 1988

Câu4: 

Sau hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên ta đã để lại cho ta:

-Lòng yêu nước

-Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước

-Ý thức vươn lên,bảo vệ nền văn hoá dân tộc

Tổ tiên ta con để lại cho ta các phong tục tập quán như:nhuộm răng,ăn trầu,xăm mình,làm bánh trưng bánh giày trong mỗi dịp tết đến,... 

Từ đó cho ta thấy sức sống mãnh liệt của nhân dân ta,không có gì tiêu diệt được 

Chọn mình nha bạn^_^

25 tháng 10 2021

Câu 1: 

- Năm 1487, B. Đi - a - xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũi Hảo Vọng.

- Năm 1497, Va - xcô đơ Ga - ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca - li - cút ở phía tây nam Ấn Độ.

- Năm 1492, C.Cô - lôm - bô “tìm ra” châu Mĩ.

- Từ 1519 - 1522, Ph. Ma - gien - lan thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái đất.

25 tháng 10 2021

Câu 2:     Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu được hình thành trên cơ sở vốn và công nhân làm thuê.

Câu 3:     Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến TQ là thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ

Câu 4:

- Giấy

- La bàn

- Thuốc súng

- Nghề in.

16 tháng 11 2018

câu 2

Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá  trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Do vậy, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.

xhpk châu âu dc hình thành :

  • Người giéc – man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất Châu Âu
  • Sau khi chiếm được, họ lệp nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô – ma cũ rồi phân chia nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
  • Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô.
16 tháng 11 2018

câu 5

Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách :
- Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
- Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,...
- Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...

15 tháng 3 2022

người ta muốn trồng rau và nuôi thêm cá. Còn anh thì đang hỏi má nuôi thêm em.

  

:> má tán vỡ mồm

14 tháng 5 2021

HELP ME CHỦ NHẬT NỘP RÙI AI TRẢ LỜI ME K HẾT CHO

15 tháng 5 2021

giải giúp me k cho

12 tháng 11 2016

1, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nhà Đường phát triển thịnh vượng nhất vì: Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á

2,

+)Xã hội phong kiến được hình thành từ rất sớm ở Ấn Độ (thế kỉ II) đến thời Gúp-ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Ấn Độ Mô-gôn.

+) các thành tựu văn hóa của Ấn Độ:

- có chữ viết riêng phổ biến nhất là chữ Phạn

-đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu là tôn giáo phổ biến

-nghệ thuật kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình thạp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ,....

+) dùng chữ Phạn viết kinh Vê-đa

+) nổi tiếng là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na

+)đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa là ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ

12 tháng 11 2016

câu 3 với câu 4 mai mình làm nha! giờ mình pp! đi nhủ ây

24 tháng 10 2021

Câu 1 : 

Xã hội cổ đại phương đông gồm 2 giai cấp 

- Giai cấp thống trị

- Giai cấp bị trị

Câu 2 :

* Ý nghĩa :

- Thể hiện trình độ kỹ thuật, xây dựng của người phương Đông.

- Thể hiện sự phát triển về toán học, kiến trúc của người phương Đông.

- Thể hiện tiềm năng kinh tế.

- Thể hiện uy quyền và tầm ảnh hưởng của vua chuyên chế.

- Thể hiện trình độ và ý chí của con người trong việc xây dựng các công trình lớn.

Câu 3 :

- Chế độ quân điền là nhà Đường lấy ruộng đất công lãng xã và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho hộ nông dân.

24 tháng 10 2021

Dạ cảm ơn nhiều ạ.