K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2017

Đáp án cần chọn là: D

BÔNG HOA CỦA NÚIHồng Vân Bố mẹ đặt cho nó cái tên rất đẹp “Hoàng Anh”. Tên một loài hoa có mùi hương dìu dịu thanh tao, nở vàng rực trên các sườn đồi quê nó mỗi độ xuân về. Hoàng Anh là một cô bé duyên dáng và xinh xắn với đôi mắt đen lay láy lúc nào cũng lấp lánh như cười. Bố mẹ chỉ sinh được mỗi mình nó nên nó được cưng chiều hết mực. Nhìn nó xinh tươi như bông hoa rừng, bố mẹ Hoàng Anh tràn trề hi...
Đọc tiếp

BÔNG HOA CỦA NÚI

Hồng Vân

 

Bố mẹ đặt cho nó cái tên rất đẹp “Hoàng Anh”. Tên một loài hoa có mùi hương dìu dịu thanh tao, nở vàng rực trên các sườn đồi quê nó mỗi độ xuân về. Hoàng Anh là một cô bé duyên dáng và xinh xắn với đôi mắt đen lay láy lúc nào cũng lấp lánh như cười. Bố mẹ chỉ sinh được mỗi mình nó nên nó được cưng chiều hết mực. Nhìn nó xinh tươi như bông hoa rừng, bố mẹ Hoàng Anh tràn trề hi vọng vào tương lai tươi sáng của đứa con xinh xắn, bé bỏng.

Nhưng tai họa bất ngờ ập xuống khiến cuộc đời nó tưởng chừng đi vào ngõ cụt. Trong một lần đi học về, nó bị một chiếc xe hung thần đâm phải. Bánh xe của chiếc xe tải hạng nặng đã nghiền nát bàn tay phải của nó. Tỉnh dậy trong bệnh viện với cánh tay bị cưa cụt một nửa trời đất như sụp đổ trước mắt nó. Nước mắt nó không ngừng tuôn rơi. Nó giơ bàn tay còn lại lau những giọt nước mắt hoen trên bờ mi. Từ đó, cái tên đẹp đẽ của nó gắn thêm chữ “cụt”.

- Anh cụt ơi đi chơi không?

- Anh cụt ơi đi học thôi!

Đấy là những câu cửa miệng các bạn vẫn gọi. Dù biết rằng các bạn vô tư nhưng cứ mỗi lần nghe vậy nó lại không khỏi chạnh lòng.

Giờ nó mới thấm thía câu: “Giàu hai con mắt. Khó hai bàn tay.” Mất tay thì làm việc gì cũng khó, nhất là lại mất cánh tay phải. Nhưng rồi nó cũng quen dần và tập làm mọi việc bằng cánh tay còn lại của mình.

Việc đầu tiên là tập viết bằng tay trái. Những ngày đầu bàn tay bướng bỉnh cứ ngượng nghịu, gượng gạo không chịu nghe theo sự điều khiển của nó. Mực giây lem nhem ra trang giấy, chữ viết thì nguệch ngoạc chẳng khác gì giun bò dế lượn. Nhưng không vì thế mà Hoàng Anh nản lòng. Nó miệt mài luyện viết bất cứ lúc nào rảnh rỗi. Chữ nó đẹp dần lên khiến cô giáo và các bạn cũng phải ngạc nhiên và khâm phục nghị lực của nó. Tập viết thành thạo rồi nó lại tập vẽ để quên đi nỗi đớn đau mà nó đang gánh chịu. Nhìn những bức tranh nó vẽ chẳng ai nghĩ những bức tranh ấy lại được vẽ lên từ bàn tay còn lại của cô bé khuyết tật.

Ngọn núi quê nó cao vút với ba tầng đá tai mèo sắc như lưỡi dao bổ cau của bà. Cứ mỗi độ xuân về, núi rộn ràng khoe màu áo mới với bao loài hoa sặc sỡ. Những cây rau sắng trổ lá xanh mướt nơi lưng chừng núi. Thứ rau chỉ mọc ở núi đá ấy có vị ngọt thật đặc biệt. Chỉ cần bỏ một nắm rau sắng vào nồi canh, chẳng cần nêm nếm mỳ chính vẫn ngọt lừ. Nhìn những chùm rau sắng khẽ đu đưa theo gió như mời gọi bọn trẻ thèm lắm. Nhưng dù có bạo gan đến mấy cũng chẳng đứa nào dám trèo lên hái. Vậy mà nó thoăn thoắt ngoắc cái tay cụt vào những mỏm đá leo lên hái rau trong sự ngỡ ngàng của đám bạn. Khi tụt xuống chân núi nó vừa cười rất tươi vừa chia cho mỗi đứa một nắm lá rau ngon lành ấy. Trong mắt đám trẻ xóm núi nó chẳng khác nào một siêu nhân bước ra từ những câu chuyện viễn tưởng mà chúng vẫn đọc.

Từ xóm núi đến trường là cả một chặng đường dài với con dốc cao đủ để nó và đám bạn cảm thấy hơi thở lùa ra đằng tai. Ngày ngày, đám bạn thay phiên nhau chở nó đi học. Ngồi sau các bạn, nhìn tấm lưng áo ướt đẫm mồ hôi của bạn mình nó thấy thương quá. Nó quyết định tập xe đạp. Nghe ý định của nó Dũng Ngố gạt phắt đi:

- Đủ hai tay như chúng tớ còn ngã lăn như bi suốt huống hồ là cậu. Thôi cứ ngồi yên để chúng tớ chở đi học cho lành.

Nhưng ý nghĩ muốn tập xe, muốn tự mình đi xe đạp cứ thôi thúc nó. Nó nói với mẹ ý định của mình. Bà trầm ngâm nhìn nó rồi khe khẽ lắc đầu. Có lẽ nỗi ám ảnh khi chứng kiến vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra với con gái đã khiến bà không muốn bất cứ điều gì xảy ra với nó nữa. Nhưng cứ chiều chiều, bắt gặp Hoàng Anh nhìn đám bạn đang lượn xe ở sân bóng trước nhà với đôi mắt khát khao là bà lại xót xa. Một hôm, mẹ mang về cho nó một chiếc đạp mi ni Nhật đã cũ nhưng còn chắc chắn. Thế là cả đám bạn xúm vào dạy nó tập xe. Những ngày mới tập xe nó ngã sứt trán, sượt cả đầu gối. Có hôm người và xe phi thẳng vào đống rơm. Ai cũng gàn nhưng nó nhất định không bỏ cuộc. Rồi những cố gắng của nó cũng được đền đáp. Sau bao lần ngã lên ngã xuống, nó cũng tự tin đạp xe đến trường trong tiếng reo hò của tụi trẻ xóm núi. Mẹ gắn thêm vào ghi đông cho nó một chiếc ống sắt để nó đút cánh tay cụt vào đấy cho yên tâm. Ngày ngày, người xóm núi vẫn thấy Hoàng Anh đạp xe đi giữa sự bảo vệ của bạn bè, của những đứa trẻ yêu thương nó.

Cạnh xóm núi có một con suối nhỏ nước xanh ngăn ngắt. Bốn mùa nước chảy róc rách, thì thầm luồn qua các kẽ lá, trôi xuôi về biển. Cuối nguồn con suối có một hõm nước sâu, trong leo lẻo. Nước đến đây xoáy tròn rồi chui tọt vào trong hỏm đá kẹp giữa hai bờ. Già bản luôn dặn dò đám trẻ:

- Đấy là nơi ở của vua Khú. Cấm không được đứa nào xuống tắm. Nếu không chịu nghe lời, vua Khú sẽ nổi giận, sẽ nhấn chìm rồi ăn thịt đó.

Đám trẻ con nghe vậy sợ xanh mắt. Không đứa nào dám bén mảng tới. Trưa ấy, trời chang chang nắng. Như thường lệ, đám trẻ lại chốn nhà tụ tập bên bãi đất bên bờ suối chơi trò đánh trận giả. Sau một hồi la hét, tranh giành ỏm củ tỏi, mặt đứa nào đứa nấy đỏ lựng như quả vo chín. Mồ hôi túa ra như tắm. Cổ họng khô khốc. Thế là chúng quên mất vua Khú, quên mất lời dặn của già bản. Cả đám lao xuống hõm nước thỏa thuê vẫy vùng. Nước mát lịm, ngọt như đường phèn đánh tan cơn khát đang vò xé. Chúng vừa tắm vừa đùa nhau chí chóe, vừa nói với nhau:

- Già bản thật lắm chuyện. Lấy đâu ra vua Khú.

Chúng tự trách mình bấy lâu bỏ phí một cái hõm nước tuyệt vời như thế. Bỗng có tiếng ọc ọc vang lên. Mặt nước đang phẳng lặng bỗng hiện lên một xoáy nước tròn xoe. Thằng cu Tân nhỏ nhất thoắt cái bị hút vào xoáy nước ma mị ấy. Nó trồi lên rồi lại bị hút xuống. Nước ùa vào miệng, vào mũi khiến mặt nó trắng bệch, ho sặc sụa. Tay nó chới với giữa làn nước xanh ngăn ngắt. Bất giác, câu chuyện vua Khú của già bản kể khiến cả đám hoảng sợ. Mặt đứa nào đứa nấy cắt không còn hột máu. Thay vì lao ra cứu cu Tân chúng lại nhoáng nhoàng lao lên bờ bỏ chạy. Tiếng la hét vang cả đoạn suối. Bỗng một bóng người lao ùm xuống nước. Có đứa kêu lên:

- Cái Anh cụt kìa!

Đúng là cái Anh vừa lao xuống nước. Nó dùng cái tay cụt ngoắc lấy lưng áo cu Tân. Cánh tay lành lặn đập ùm ùm cố dìu cu Tân vào bờ. Lúc này cả đám trẻ mới hoàn hồn. Chúng nháo nhào chặt một đoạn sắn dây rừng tung ra cho cu Tân và cái Anh bám vào. Cả bọn hò nhau kéo hai đứa vào bờ.

Nghe tiếng la hét của bọn trẻ, mấy anh thanh niên cũng vừa chạy đến kịp. Các anh xốc ngược cu Tân lên lưng chạy mấy vòng quanh bãi đất. Nước từ mồm, từ mũi ộc ra. Cu Tân khóc váng lên. Thằng Toàn ngày thường hay trêu cái Anh nhất lại gần khẽ nói:

- Cảm ơn Hoàng Anh! Hôm nay nếu không có đằng ấy thì chắc cu Tân nguy rồi.

Hoàng Anh cười. Hàm răng cô bé sáng lấp lóa:

- Có gì đâu. Nếu tớ không cứu Tân thì cũng có người khác cứu mà.

Sáng đầu tuần, Hoàng Anh được thầy Hiệu trưởng tuyên dương trước cờ bởi hành động dũng cảm xả thân cứu người. Bạn bè rào rào vỗ tay tán thưởng. Hàng trăm con mắt nhìn nó vừa trìu mến vừa ngưỡng mộ. Nó thật xứng đáng với câu nói: “Tàn nhưng không phế.” Từ đó, tiếng “cụt” cũng biến mất, không còn gắn sau cái tên Hoàng Anh rất đẹp của nó nữa. Chiều chiều, người dân xóm núi vẫn thấy nó nô đùa vui vẻ cùng tụi trẻ, khuôn mặt luôn rạng rỡ nụ cười tươi rói.

(Viết từ câu chuyện có thật của bạn tôi.)

loading...

0
Ý nghĩa tồn tại của văn chương thực chất là hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Ánh sáng văn chương chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn chuyển hóa vào tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu, soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, giúp con người hiểu hơn về cuộc sống và con người, từ đó...
Đọc tiếp

Ý nghĩa tồn tại của văn chương thực chất là hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Ánh sáng văn chương chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn chuyển hóa vào tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu, soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, giúp con người hiểu hơn về cuộc sống và con người, từ đó soi chiếu nhận thức về chính mình. Ánh sáng văn chương có tác dụng khơi dậy, bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn con người, giúp con người sống đẹp đẽ, nhân văn hơn.

- Việc sáng tạo của nhà văn có khuynh hướng tư tưởng, luôn xuất phát từ nhu cầu giãi bày, thể hiện tâm tư, tình cảm vì thế nên nâng đỡ cho cái tốt không chỉ là thiên chức, là trách nhiệm mà còn là mong mỏi, nhu cầu của người cầm bút. Bằng cái tâm, tầm tư tưởng bén nhạy, người nghệ sĩ thấy được bản chất cuộc sống, khái quát thành những quy luật tâm lí, từ đó chuyển tải đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và con người. Để đưa ánh sáng vào trái tim con người, người nghệ sĩ còn ý thức phát huy cái tài trong cách sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, xây dựng hình tượng, tạo kết cấu tác phẩm … với sức truyền cảm cao nhất của hình thức nghệ thuật. Ánh sáng được đưa vào trái tim con người từ tác phẩm văn học chính là sự hòa quyện của cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhiều vui sướng mà cũng lắm khổ đau.

- Giá trị của một tác phẩm, sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng người đọc chính là ở ánh sáng mà người nghệ sĩ đưa vào trái tim con người. Chính vì vậy, người nghệ sĩ cần phải sống sâu với cuộc đời, có được tình cảm chân thành, mãnh liệt, nắm bắt và phản ánh được những vấn đề cuộc sống và con người, có tài năng và bền bỉ nghiêm túc luyện rèn ngòi bút để có thể đưa ánh sáng vào trái tim con người  hiệu quả nhất. Người đọc khi đến với tác phẩm vì thế cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biết khám phá, đón nhận thứ ánh sáng đặc biệt từ tác phẩm, lĩnh hội được những ý tình sâu sắc mà nhà vân gửi gắm để hiểu cuộc sống, hiểu con người, hiểu chính mình hơn, từ đó sống đẹp, sống nhân vân hơn.

3. Phân tích

- Lão Hạc là kết tinh những cảm xúc, suy tư của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư­, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người. 

- Ánh sáng mà Nam Cao muốn đưa vào trái tim con người trong " Lão Hạc" là niềm xúc động, trân trọng một lão nông nghèo khổ nhưng vẫn luôn giữ được lòng tự trọng.

- Nam Cao đã đưa ánh sáng vào trái tim con người bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tạo kết cấu…

0
1 tháng 4 2021

-em không đồng tình với tình huống trên vì:Hương chưa đủ tuổi lập gđ 

1 tháng 4 2021

không vì Bình chưa đủ tuổi nên không được pháp luật thừa nhận

9 tháng 12 2021

5000 nhé

25 tháng 9 2016

Đây là một bài tả một cảnh đẹp ở Quy Nhơn, vậy nên bạn có thể tham khảo nhé chứ đề bạn cho khó quá: ( bài này cũng tả cảnh biển)

Quy Nhơn là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng miền Trung. Nơi đây có những vẻ đẹp tuyệt mĩ làm xao xuyến lòng người như tháp  Đôi có từ lâu đời hay cầu Thị Nại duyên dáng nối liền dải đất Quy Nhơn-Nhơn Hội…và tất nhiên không thể không kể đến khu du lịch Ghềnh Ráng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa nên thơ.Khu du lịch từ lâu đã trở thành biểu tượng của thành phố Quy Nhơn xinh đẹp.    Ghềnh Ráng là một quần thể sơn thạch chạy sát tới biển, nằm cách trung tâm thành phố chừng 2km về phía nam. Du khách có thể đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, mô tô hay thuyền… Nơi đây đá chất ngổn ngang tạo thành hang, thành gành quanh năm vui đùa với sóng biển.   Khi bước vào khu du lịch Ghềnh Ráng, du khách có dịp đi viếng mộ của nhà thơ “đây thôn Vĩ Dạ” Hàm Mặc Tử nằm trên đồi thi nhân. Con đường dẫn lên đời được lát đá hoa cương nhẵn bóng rợp bóng cây xanh. Nơi an nghỉ của nhà thơ được xây thành gò cao, lưng dựa vào núi. Đó không chỉ đơn thuần là một kiến trúc xinh đẹp ở vào vị trí đắc địa của danh thắng mà hơn thế còn là nơi tưởng niệm một danh nhân. Nhà thơ mãi được yên nghỉ trong vòng tay chở che của chúa trời.   Cách đồi thi nhân không xa là khu vui chơi, bán đồ lưu niệm.Khu vui chơi nghe có gì đó hiện đại. Có lẽ mọi người nghĩ đó giống như các công viên với đủ các trò chơi như xe điện đụng, đu quay…Nhưng không, ở đây chỉ có khu trò chơi dân gian với những trò chơi rất thú vị mà mỗi chúng ta đã từng chơi khi còn nhỏ hay có lẽ chưa từng biết đến những trò chơi rất giản dị, mộc mạc có từ xa xưa này. Du khách có cơ hội đùa vui với chiếc xích đu được làm từ tre, ngồi trên chiếc bập bênh rất ngộ. Những chú trâu được làm từ rơm, chiếc xe kéo mộc mạc điểm tô thêm cho khung cảnh nên thơ trên nền cỏ xanh mướt. Cảnh nên thơ vì lòng người cũng đang bang khuâng, xao xuyến.Nghệ sĩ Dzũ kha dung chiếc bút lửa để viết nên những dòng thơ sâu lắng, thắm đượm suy tư của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Chúng ta lại có dịp hiểu thêm về nhà thơ lớn của vùng đất Bình Định, về vẻ đẹp sâu sắc ẩn chứa trong văn chương.“Trời sáng trăng,sáng khắp mọiTôi đương cầu nguyện cho trăng tôi Tôi lần cho trăng một tràng chuỗiTrăng mới là trăng của rạng ngời"Có  lẽ thật đáng tiếc khi không thăm thú bãi tắm Hoàng Hậu khi đến khu du lịch. Đây là nơi dành riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu tắm mát khi có dịp kinh lý cùng vua Bảo Đại về vùng đất Quy Nhơn nên người dân nơi đây gọi bãi tắm với cái tên thân thương: bãi tắm Hoàng Hậu. Nơi đây có vô vàn những viên đá tròn tròn, nhẵn như những quả trứng. Những quả trứng đá ấy ngày ngày phơi mình dưới cái nắng vàng óng ả, tắm mát  dưới làn nước trong vắt, mát rượi. Phía trước bãi là bức tường đá thiên nhiên oai hùng che chắn sóng nên dù là một bộ phận của biển Đông, bãi tắm không có những con sóng lớn dữ dội vỗ bờ như muốn cuốn đi tất cả những gì có trên bờ. Đến với bãi tắm, du khách sẽ có cảm giác thích thú khi đặt nhưng đôi chân trần lên những “quả trứng đá” hay vùng vẫy trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng “nước trời một sắc”, nơi đá và biển quấn quýt bên nhau tạo nên vẻ đẹp riêng cho vùng đất đấy dấu ấn lịch sử.    Từ  Ghềnh Ráng, ta có thể phóng tầm mắt nhìn khắp xung quanh khu du lịch.  Nếu phía nam như một bức tranh sơn thủy hữu tình với những dãy núi xanh dựng thành từng lớp chạy dọc theo bờ biển thì phái bắc là bãi biển Quy Nhơn dài rộng, quanh năm ào ào sóng vỗ với những hàng phi lao khẽ đẩy mình đung đưa theo làn gió biển mát lạnh, với những cánh chim hải âu vui đùa tren đàu ngọn sóng. Thành phố Quy Nhơn hiện lên với nhà cửa san sát. Quay mặt ra biển Đông là biển cả bao la một màu xanh biếc. Cuộc sống nơi đây thật nhộn nhịp. Từng dòng người, dòng xe vội vã chạy đua với thời gian. Hướng theo phía đông bắc là bán đảo phương mai, án ngữ cửa Thị Nại như một tấm bình phong khổng lồ. Hoàng hôn, Ghềnh Ráng chìm trong màu tím buồn của buổi chiều ta, có nét gì đó đượm buồn. Buổi đêm, ánh đèn điện rực rỡ, phía trên là những dòng xe lao vun vút trên con đường Quy Nhơn-Sông Cầu làm Ghềnh Ráng trông thật năng động, hiện đại.    Ngày nay khi đến thăm quan cảnh đẹp ở Quy Nhơn, du khách không thể không đến thăm khu du lịch Ghềnh Ráng như tìm đén một thắng cảnh, một bức tranh sơn thủy hữu tình do thiên nhiên và bàn tay khéo léo của con người tạo nên.
25 tháng 9 2016

DÀN Ý

 

MỞ BÀI 

Đến với biển vào thời gian em thích.

THÂN BÀI

1. Không gian chung (trước thời gian em chọn. Ví dụ: Nếu chọn tả cảnh biển vào buổi sáng thì ở phần này là biển vào lúc trời rạng sáng; tả cảnh biển hoàng hôn thi đây là biển đang từ chiều chuyển dịch về tối…).

– Màu sắc, không khí biển (hòa với đất trời).

– Âm thanh sóng biển…

2. Cảnh biển đúng ở khoảnh thời gian đẹp khiến em thích

– Nếu chọn tả cảnh biển, buổi sáng thì chú ý đặc tả một mật trời hồng rạng rỡ mọc lên trên biển như thế nào? Đường chân trời ra làm sao? Biển gần bờ và xa bờ ánh lên dưới nắng như thế nào?…

– Nếu chọn tả cảnh biển, buổi trưa thì chú ý đặc tả sự đứng bóng của măt trời (nếu là mùa hạ), sự dịu dàng của mặt trời trên biển (nêu là mùa thu…) như thế nào? Biển và sóng biếc và bãi cát như thế nào?…

– Nếu chọn tả cảnh biển lúc hoàng hôn thì chắc chắn phải chú ý sự sửa soạn đi ngủ của mặt trời trên biển như thế nào? Cảnh giao thoa giữa chiều và tối của biển ra sao?

– Nếu chọn tả cảnh biển vào đêm trăng thì không thể quên mặt trăng đã nhụộm biển đêm như thế nào?…

(Tùy thời gian em chọn để chú ý miêu tả cảnh biển cho phù hợp và độc đáo).

3. Sinh hoạt trên biển

– Chọn góc nhìn, điểm nhìn từ em để phác tả (ít thôi nhưng phải sinh động) sinh hoạt trên bờ, dưới biển (người dân chài, người đi tắm biển, .).

– Em và biển nô đùa, tâm tình…

KẾT LUẬN

Mọi người yêu thích biển với tâm trạng của mình.

(Vận dụng dàn ý chung cho hai đề, với hai thời điểm khác nhau).



 

23 tháng 11 2021

C