K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2019

Chọn B

Nguyễn Công Hoan được tăng lương sau khi… tạ thế? "Nghĩa tử là nghĩa tận" - các cụ ta dạy vậy. Nhưng cứ theo như mẩu chuyện có cái tên câu khách: "Để được chôn khu A" thì quả là nhà văn lớn Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) chết rồi vẫn còn... long đong. Chuyện rằng, trước khi hạ huyệt, ông "bị" người quản lý nghĩa trang Văn Điển phản ứng quyết liệt, không chịu cho chôn, vì theo tiêu chuẩn khu A (khu chôn...
Đọc tiếp

Nguyễn Công Hoan được tăng lương sau khi… tạ thế? "Nghĩa tử là nghĩa tận" - các cụ ta dạy vậy. Nhưng cứ theo như mẩu chuyện có cái tên câu khách: "Để được chôn khu A" thì quả là nhà văn lớn Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) chết rồi vẫn còn... long đong. Chuyện rằng, trước khi hạ huyệt, ông "bị" người quản lý nghĩa trang Văn Điển phản ứng quyết liệt, không chịu cho chôn, vì theo tiêu chuẩn khu A (khu chôn vĩnh viễn) thì mức lương của ông còn thiếu... một bậc. Xin trích nguyên văn: "Nguyễn Công Hoan mất. Khi ban tổ chức lễ tang gọi điện đến ban quản lý nghĩa trang Văn Điển để xin xe tang, người nhận điện nói ậm ờ rằng chẳng biết tám giờ, chín giờ hay mười giờ mới có xe. - Vâng, tùy các anh. Chỉ xin báo cho các anh biết hiện nay trực bên linh cữu nhà văn có đồng chí Trần Quốc Hoàn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (con trai nhà văn là Nguyễn Công Tài lúc bấy giờ là Thứ trưởng Bộ Nội vụ); đồng chí Tố Hữu, Ủy viên Bộ Chính trị; đồng chí Lê Văn Lương, Bí thư Thành ủy Hà Nội và một số cán bộ cao cấp khác. Đầu kia điện thoại rối rít: - Vâng, chúng tôi sẽ điều xe đến ngay! ... Đến Văn Điển, một nhân viên ban quản lý nghĩa trang đến hỏi mức lương của người quá cố. Anh ta giãy nảy lên: - Còn thiếu năm đồng mới được chôn ở khu A! Thế là Hội Nhà văn phải cho người về làm quyết định tăng cho Nguyễn Công Hoan một bậc lương mới đúng thủ tục!". (Theo "Giai thoại làng văn Việt Nam" - NXB Văn hóa Dân tộc, 1999). Nhận thấy mẩu giai thoại trên có một số tình tiết không đáng tin cậy, tôi liên hệ xin được gặp và trao đổi với đồng chí Nguyễn Tài, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), con trai cụ Nguyễn Công Hoan. Đúng như tôi dự đoán, ông Tài đưa mắt đọc suốt lượt bài viết rồi buông sách xuống, nói ngay: "Tôi đề nghị người viết phải cải chính và xin lỗi gia đình công khai trên báo". - Thưa bác, những chi tiết nào ở bài viết mà bác thấy chưa chuẩn, cần phải nói lại? - Ông Nguyễn Tài: Ngay với tên tôi họ cũng in sai. Tôi tên thật là Nguyễn Tài Đông, sau đi hoạt động bỏ tên chính, lấy tên Tài làm bí danh. Chưa bao giờ có chữ Công ở giữa. Họ nhà tôi có 8 chữ đệm: Đức, Đạo, Công, Tài, Trường, Thiên, Thế, Tộ. Các cụ quy định mỗi thế hệ là một chữ đệm. Đưa tên tôi thêm chữ Công là nâng tôi lên một thế hệ, ngang với cha tôi là không đúng. Thứ nữa, nói các anh Trần Quốc Hoàn, Tố Hữu túc trực bên linh cữu cha tôi cũng là bịa. Các anh ấy đại diện lãnh đạo Đảng, chỉ đến viếng thôi. Còn túc trực bên linh cữu cha tôi là con cái trong nhà, là đại diện Hội Nhà văn. Cái gì cũng phải có nguyên tắc, có tôn ti trật tự chứ. - Còn chuyện Ban tổ chức lễ tang phải nói gần như "dọa", cán bộ quản lý nghĩa trang mới cho điều xe đến chuyển linh cữu cụ Hoan đi? - Khi cha tôi mất, Hội Nhà văn đứng ra lo hết. Cụ được quàn ở 51 Trần Hưng Đạo (trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam). Tôi không rõ Hội Nhà văn gọi xe ở đâu, nhưng chắc chắn không phải ở nghĩa trang Văn Điển. Người viết rất dốt về lịch sử. Tôi khẳng định: Từ khi thành lập, nghĩa trang này chưa bao giờ có dịch vụ xe tang. - Như vậy, việc Ban quản lý nghĩa trang không đồng ý để cụ Hoan được chôn ở khu A cũng là do người viết bịa ra? - Không bao giờ có chuyện vớ vẩn đó. Ông Hoan từng là Chủ tịch Hội Nhà văn, làm sao không đủ tiêu chuẩn? Cha tôi mất ở Bệnh viện Việt - Xô (nay là Bệnh viện Hữu Nghị). Bấy giờ chưa có điều hòa, bệnh viện phải bảo quản xác cha tôi bằng đá cây; tới ba, bốn hôm mới đưa đám. Như vậy, Hội Nhà văn phải liên hệ với nghĩa trang từ trước khi chôn chứ. Theo quy định, ông Hoan được "nằm" ở khu A thì ở đấy người ta phải đào huyệt sẵn rồi. Mọi người chỉ việc kéo nhau đến. Làm gì có chuyện đến đó còn tranh cãi có được chôn hay không. Rồi chuyện cán bộ Hội chạy về ký tăng lương. Hội Nhà văn không làm chuyện trẻ con đó đâu. - Thưa bác, hiện di hài của nhà văn Nguyễn Công Hoan có còn ở nghĩa trang Văn Điển hay đã chuyển vào nghĩa trang Mai Dịch - như trường hợp nhà thơ Xuân Diệu? - Không! Khi cải táng, gia đình đã đưa cụ về quê rồi (thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên). Chúng tôi muốn để cụ nằm bên mộ bà nội tôi cùng các chú, các em của cụ. Tất cả một dãy bên nhau, rất tình cảm... - Nhân việc này, bác có nhắn gửi gì tới tác giả bài viết? - Viết vui gì thì cũng phải trên cơ sở sự thật, chứ bịa ra để "cù" người đọc và kiếm tiền là không được. Bài viết không chỉ xúc phạm gia đình tôi đâu, mà lớn hơn, là xúc phạm tới chính sách của Đảng, Nhà nước đối với văn nghệ sĩ. Tôi đề nghị người viết phải cải chính... Phạm Khải BÀI HỌC VÀ Ý NGHĨA RÚT RA TỪ MẨU CHUYỆN TRÊN ? GIÚP MÌNH VỚI MÌNH ĐANG CẦN GẤP

0
Nguyễn Công Hoan được tăng lương sau khi… tạ thế?     "Nghĩa tử là nghĩa tận" - các cụ ta dạy vậy. Nhưng cứ theo như mẩu chuyện có cái tên câu khách: "Để được chôn khu A" thì quả là nhà văn lớn Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) chết rồi vẫn còn... long đong. Chuyện rằng, trước khi hạ huyệt, ông "bị" người quản lý nghĩa trang Văn Điển phản ứng quyết liệt, không chịu cho chôn, vì theo tiêu chuẩn khu A (khu chôn...
Đọc tiếp

Nguyễn Công Hoan được tăng lương sau khi… tạ thế?

     "Nghĩa tử là nghĩa tận" - các cụ ta dạy vậy. Nhưng cứ theo như mẩu chuyện có cái tên câu khách: "Để được chôn khu A" thì quả là nhà văn lớn Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) chết rồi vẫn còn... long đong. Chuyện rằng, trước khi hạ huyệt, ông "bị" người quản lý nghĩa trang Văn Điển phản ứng quyết liệt, không chịu cho chôn, vì theo tiêu chuẩn khu A (khu chôn vĩnh viễn) thì mức lương của ông còn thiếu... một bậc.

Xin trích nguyên văn:

"Nguyễn Công Hoan mất. Khi ban tổ chức lễ tang gọi điện đến ban quản lý nghĩa trang Văn Điển để xin xe tang, người nhận điện nói ậm ờ rằng chẳng biết tám giờ, chín giờ hay mười giờ mới có xe.

- Vâng, tùy các anh. Chỉ xin báo cho các anh biết hiện nay trực bên linh cữu nhà văn có đồng chí Trần Quốc Hoàn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (con trai nhà văn là Nguyễn Công Tài lúc bấy giờ là Thứ trưởng Bộ Nội vụ); đồng chí Tố Hữu, Ủy viên Bộ Chính trị; đồng chí Lê Văn Lương, Bí thư Thành ủy Hà Nội và một số cán bộ cao cấp khác.

Đầu kia điện thoại rối rít:

- Vâng, chúng tôi sẽ điều xe đến ngay!

... Đến Văn Điển, một nhân viên ban quản lý nghĩa trang đến hỏi mức lương của người quá cố. Anh ta giãy nảy lên:

- Còn thiếu năm đồng mới được chôn ở khu A!

Thế là Hội Nhà văn phải cho người về làm quyết định tăng cho Nguyễn Công Hoan một bậc lương mới đúng thủ tục!".

(Theo "Giai thoại làng văn Việt Nam" - NXB Văn hóa Dân tộc, 1999).

Nhận thấy mẩu giai thoại trên có một số tình tiết không đáng tin cậy, tôi liên hệ xin được gặp và trao đổi với đồng chí Nguyễn Tài, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), con trai cụ Nguyễn Công Hoan. Đúng như tôi dự đoán, ông Tài đưa mắt đọc suốt lượt bài viết rồi buông sách xuống, nói ngay: "Tôi đề nghị người viết phải cải chính và xin lỗi gia đình công khai trên báo".

- Thưa bác, những chi tiết nào ở bài viết mà bác thấy chưa chuẩn, cần phải nói lại?

- Ông Nguyễn Tài: Ngay với tên tôi họ cũng in sai. Tôi tên thật là Nguyễn Tài Đông, sau đi hoạt động bỏ tên chính, lấy tên Tài làm bí danh. Chưa bao giờ có chữ Công ở giữa. Họ nhà tôi có 8 chữ đệm: Đức, Đạo, Công, Tài, Trường, Thiên, Thế, Tộ. Các cụ quy định mỗi thế hệ là một chữ đệm. Đưa tên tôi thêm chữ Công là nâng tôi lên một thế hệ, ngang với cha tôi là không đúng.

Thứ nữa, nói các anh Trần Quốc Hoàn, Tố Hữu túc trực bên linh cữu cha tôi cũng là bịa. Các anh ấy đại diện lãnh đạo Đảng, chỉ đến viếng thôi. Còn túc trực bên linh cữu cha tôi là con cái trong nhà, là đại diện Hội Nhà văn. Cái gì cũng phải có nguyên tắc, có tôn ti trật tự chứ.

- Còn chuyện Ban tổ chức lễ tang phải nói gần như "dọa", cán bộ quản lý nghĩa trang mới cho điều xe đến chuyển linh cữu cụ Hoan đi?

- Khi cha tôi mất, Hội Nhà văn đứng ra lo hết. Cụ được quàn ở 51 Trần Hưng Đạo (trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam). Tôi không rõ Hội Nhà văn gọi xe ở đâu, nhưng chắc chắn không phải ở nghĩa trang Văn Điển. Người viết rất dốt về lịch sử. Tôi khẳng định: Từ khi thành lập, nghĩa trang này chưa bao giờ có dịch vụ xe tang.

- Như vậy, việc Ban quản lý nghĩa trang không đồng ý để cụ Hoan được chôn ở khu A cũng là do người viết bịa ra?

- Không bao giờ có chuyện vớ vẩn đó. Ông Hoan từng là Chủ tịch Hội Nhà văn, làm sao không đủ tiêu chuẩn? Cha tôi mất ở Bệnh viện Việt - Xô (nay là Bệnh viện Hữu Nghị). Bấy giờ chưa có điều hòa, bệnh viện phải bảo quản xác cha tôi bằng đá cây; tới ba, bốn hôm mới đưa đám. Như vậy, Hội Nhà văn phải liên hệ với nghĩa trang từ trước khi chôn chứ. Theo quy định, ông Hoan được "nằm" ở khu A thì ở đấy người ta phải đào huyệt sẵn rồi. Mọi người chỉ việc kéo nhau đến. Làm gì có chuyện đến đó còn tranh cãi có được chôn hay không. Rồi chuyện cán bộ Hội chạy về ký tăng lương. Hội Nhà văn không làm chuyện trẻ con đó đâu.

- Thưa bác, hiện di hài của nhà văn Nguyễn Công Hoan có còn ở nghĩa trang Văn Điển hay đã chuyển vào nghĩa trang Mai Dịch - như trường hợp nhà thơ Xuân Diệu?

- Không! Khi cải táng, gia đình đã đưa cụ về quê rồi (thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên). Chúng tôi muốn để cụ nằm bên mộ bà nội tôi cùng các chú, các em của cụ. Tất cả một dãy bên nhau, rất tình cảm...

- Nhân việc này, bác có nhắn gửi gì tới tác giả bài viết?

- Viết vui gì thì cũng phải trên cơ sở sự thật, chứ bịa ra để "cù" người đọc và kiếm tiền là không được. Bài viết không chỉ xúc phạm gia đình tôi đâu, mà lớn hơn, là xúc phạm tới chính sách của Đảng, Nhà nước đối với văn nghệ sĩ. Tôi đề nghị người viết phải cải chính...

Phạm Khải

BÀI HỌC RÚT RA TỪ CÂU CHUYỆN TRÊN LÀ GÌ :??????//???//?

4
11 tháng 1 2021

CHO MÌNH HỎI BÀI HỌC SAU KHI ĐỌC XONG CÂU CHUYỆN TRÊN NHÉ !

11 tháng 1 2021

CHO MÌNH HỎI BÀI HỌC SAU KHI ĐỌC XONG CÂU CHUYỆN TRÊN NHÉ !

28 tháng 8 2019

Đáp án D

Theo nguyên tắc cấu tạo của ADN có  

% T + %X = 50%  → % T = 28%

Số nu T là : 2300 × 28% = 644

23 tháng 6 2018

Đáp án A

Thể ba nhiễm: 2n +1 = 15

4 tháng 6 2018

Giống nhau: Tắt đèn và Bước đường cùng đều viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

- Khác nhau:

    + Tắt đèn: miêu tả cuộc sống người nông dân trong những ngày sưu thuế nặng nề, nông dân bị áp bức, bóc lột quá mức phải vùng lên phản kháng

    + Bước đường cùng: Miêu tả cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân trước những thủ đoạn bóc lột bằng hình thức cho vay nặng lãi của bọn địa chủ. Khi bị đẩy tới bước đường cùng thì vùng lên.

    + Đề tài của Tắt đèn và Bước đường cùng ý nghĩa rất lớn trong việc thức tỉnh người nông dân, ý thức đấu tranh của họ, giục giã họ quyết tâm thay đổi hoàn cảnh sống khi hiểu ra thực trạng bi thảm của cuộc sống của mình.

Xét về ý nghĩa tố cáo và tác dụng đấu tranh: những tác phẩm này mang tính tích cực hơn sáng tác lãng mạn

Đáp án B

5 tháng 12 2021

D

5 tháng 12 2021

D

20 tháng 11 2023
Trả lời:

Thấy sứ giặc ngang ngược, Quốc Toản vô cùng căm giận. Khi biết nhà vua bàn việc dưới thuyền, cậu đã xô lính để xuống thuyền xin vua cho đánh. Nhà vua thấy cậu còn trẻ nên không trách phạt, còn ban cho một quả cam. Khi trở về, Quốc Toản cho mọi người xem thì quả cam đã nát từ bao giờ. Trần Quốc Toản chính là nười anh hùng vĩ đại để baỏ vệ nước 

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi“Bởi thế:Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng,Đồ nhút nhát Thạch, Thăng đêm đầu chữa cháy.Đinh Mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại,Năm ấy tháng mười, Mộc Thạch chia đường từ Vân Nam tiến sang.Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong.Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi

“Bởi thế:

Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng,

Đồ nhút nhát Thạch, Thăng đêm đầu chữa cháy.

Đinh Mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại,

Năm ấy tháng mười, Mộc Thạch chia đường từ Vân Nam tiến sang.

Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong.

Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực,.

Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.”

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

Phương thức biểu đạt mà Nguyễn Trãi sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

A. Nghị luận + miêu tả

B. Nghị luận + tự sự

C. Nghị luận + biểu cảm

D. Tự sự + miêu tả

1
13 tháng 7 2019

Chọn đáp án: B