K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2017

Đáp án C

Trước hết thì mình sẽ giải quyết lần lượt từng vế một: 

- Văn học là hình thái ý thức thẩm mĩ: 

+ Ý thức thẩm mĩ ở đây có thể hiều là "cái đẹp" phản ánh và bị quy định bởi thực tại khách quan và tồn tại xã hội đồng thời nó là sự phản ánh đặc thù của thế giới hiện thực. 

+ Trong văn chương, ý thức thẩm mĩ được truyền tải bằng hệ thống ngôn từ, hình tượng, hình ảnh nghệ thuật. 

- Văn học là nghệ thuật ngôn từ: ngôn từ chính là chất liệu của văn học. Thông qua hệ thống ngôn từ mà người đọc được hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng mà nhà văn/ nhà thơ muốn truyền tải 

=> Nghệ thuật ngôn từ là một phần của ý thức thẩm mĩ và qua đó truyền tải đến độc giả hình thái ý thức thẩm mĩ. 

- Bàn luận: 

+ Để đánh giá một tác phẩm hay không chỉ ở phần nội dung mà còn nằm ở hình thức. Bao đời này thứ làm người ta ấn tượng đầu tiên vẫn là tính thẩm mĩ và sự trau truốt ngôn từ cùng các hình thức nghệ thuật khác. Để tôn lên giá trị của tác phẩm không thể thiếu sự đầu tư công phu về ngôn từ. 

+ Hình thái ý thức thẩm mĩ chính là thứ người đọc sẽ cảm nhận được qua mỗi trang sách. Nhờ ngôn từ giàu đẹp và nội dung phong phú mà ý thức thẩm mĩ cũng dần hình thành trong trí nhờ người đọc. Qua đó những nét đẹp từ ngàn đời được truyền lại từ đời này qua đời khác, giữ gìn những truyền thống đáng quý, đáng trân trọng

Bạn có thể bổ sung thêm nữa nhé

6 tháng 8 2023

Nói Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ vì tồn đọng trong bản chất những con chữ biết nói để bật ra những hình tượng: về đời sống, con người, tình cảm, lịch sử, xã hội; vì nó hiện thể nên những phẩm chất tính cách tự giác biết bản thân tác giả và người đọc cần làm những điều gì, tức là nó thôi thúc con người ta đến những cái chuẩn tốt đẹp trong cuộc sống. Hơn hết Văn học không thể không là thẩm mĩ, nếu không có những cái tinh tế sâu sắc, cách nói cách gợi đẹp đẽ thì đâu còn chi là Văn học nữa; đồng thời thực ngôn từ Văn học chính là nghệ thuật ngôn từ bởi để truyền đạt đến đọc giả nhiều hơn thì nó đâu thể chứa chại trong mình những con chữ thô kệch như Văn nói, nó là ngôn từ gợi những cái đẹp và cảm xúc phải dùng tất thảy những gì nghệ thuật tinh túy nhất để ngôn từ của nó đạt đến độ là tiếng nói chung của cả dân tộc thể hiện cả tâm hồn dân tộc đó. Bởi thế, Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ!

4 tháng 12 2017

Hình tượng con người giàu phẩm chất truyền thống.

* Người lính trong bài thơ Đồng chí hiện lên với vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, gắn bó tha thiết với quê hương, giàu tình yêu nước…

* Những người nông dân trong truyện ngắn Làng, đặc biệt là ông Hai là những người thật thà, chất phác, chăm chỉ, yêu làng quê tha thiết…

+ Hình tượng con người mang đậm nét thời đại.

* Ở Đồng chí là tình đồng chí đồng đội. Đây là những tình cảm mới của con người ViệtNam giai đoạn này.

* Ở truyện ngắn Làng, sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu làng quê với tình yêu đất nước và niềm tin yêu cách mạng, kháng chiến là vẻ đẹp mới của người nông dân Việt Nam, cũng là của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

+ Để thể hiện những vẻ đẹp ấy của con người Việt Nam, hai tác phẩm đã lựa chọn sáng tạo được những hình thức nghệ thuật đặc sắc: Bài thơ Đồng chí thành công trong việc sử dụng thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh chân thực, giản dị, hàm súc, gợi cảm… . Truyện ngắnLàng xây dựng  được tình huống truyện đặc sắc, nhân vật  hiện lên sống động, chân thực, đặc biệt ở các trạng thái tâm trạng, ngôn ngữ tự nhiên, gần với đời sống, …

6 tháng 4 2016

đây là online math nha bạn

9 tháng 9 2019

Đáp án A

- Mĩ xâm lược Việt Nam dựa trên cơ sở có sức mạnh quân sự và kinh tế. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm trong tay vũ khí nguyên tử và có trình độ khoa học – kĩ thuật phát triển mạnh.

- Việt Nam đã dựa trên sức mạnh của nhiều nhân tố để thắng sức mạnh quân sự và kinh tế đó. Đó chính là:

+ Sức mạnh của toàn dân đoàn kết chống kẻ thù, đặt dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Sức mạnh của tiềm lực kinh tế hậu phương đang tăng không ngừng, góp phần quan trọng hỗ trợ cho chiến trường miền Nam.

+ Sức mạnh của tinh thần đoàn kết quốc tế, sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

3 tháng 3 2023

      Đại cáo bình Ngô được coi là áng “thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

       Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính nghĩa. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.

       Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trước

31 tháng 7 2023

Nói Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ vì tồn đọng trong bản chất những con chữ biết nói để bật ra những hình tượng: về đời sống, con người, tình cảm, lịch sử, xã hội; vì nó hiện thể nên những phẩm chất tính cách tự giác biết bản thân tác giả và người đọc cần làm những điều gì, tức là nó thôi thúc con người ta đến những cái chuẩn tốt đẹp trong cuộc sống. Hơn hết Văn học không thể không là thẩm mĩ, nếu không có những cái tinh tế sâu sắc, cách nói cách gợi đẹp đẽ thì đâu còn chi là Văn học nữa; đồng thời thực Văn học chính là nghệ thuật ngôn từ bởi để truyền đạt đến đọc giả nhiều hơn thì nó đâu thể chứa chại trong mình những con chữ thô kệch như Văn nói, nó là Văn học phải dùng tất thảy những gì nghệ thuật tinh túy nhất để ngôn từ của nó đạt đến độ là tiếng nói chung của cả dân tộc thể hiện cả tâm hồn dân tộc đó. Bởi thế, Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ!

31 tháng 7 2023

Văn học là một hình tượng vì nó sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những hình ảnh, âm thanh, ý tưởng,... trong tâm trí người đọc. Những hình ảnh này có thể là cụ thể, có thể là trừu tượng, nhưng chúng đều có tác dụng gợi lên những cảm xúc, suy nghĩ và liên tưởng ở người đọc.

Văn học là ý thức vì nó phản ánh những quan niệm, tư tưởng, tình cảm của con người về cuộc sống. Những quan niệm, tư tưởng này có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp qua các hình tượng trong tác phẩm văn học.

Văn học là thẩm mỹ vì nó mang lại cho người đọc những trải nghiệm đẹp đẽ về cuộc sống. Những trải nghiệm này có thể là về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, sự cô đơn,... nhưng chúng đều có tác dụng làm cho tâm hồn người đọc trở nên phong phú và đẹp đẽ hơn.

Văn học là nghệ thuật ngôn từ vì nó sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo để tạo ra những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao. Ngôn ngữ trong văn học không chỉ được sử dụng để truyền tải thông tin, mà còn được sử dụng để tạo ra những hình ảnh, âm thanh, ý tưởng,... có tác dụng gợi lên những cảm xúc, suy nghĩ và liên tưởng ở người đọc.

5 tháng 5 2018

a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại

+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động

- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt

+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

b, Điển tích, điển cố

- Truyện Lục Vân Tiên

+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán

- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

* Bài ca ngất ngưởng

- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối

* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường

c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ

+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi

+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp

- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Bài ca ngất ngưởng

+ Chiếu dời đô

+ Bình Ngô đại cáo

+ Hịch tướng sĩ

+ Hoàng lê nhất thống chí

+ Thượng kinh kí sự

+ Vũ trung tùy bút

- Đặc điểm hình thức thơ Đường

+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục

+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý

+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)

* Đối trong thơ thất ngôn bát cú

+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật

+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”

+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”

- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau

+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ

+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh

+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”

22 tháng 8 2017

Nghệ thuật Truyện Kiều:

- Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại

- Ngôn ngữ văn họ dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ

- Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người