K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2018

Hình tượng con sông Đà mang hai vẻ đẹp:

- Sông Đà hùng vĩ, dữ dội với tính cách hung bạo

- Vẻ đẹp thơ mộng và tính cách trữ tình

Đáp án cần chọn là: C

12 tháng 6 2017

Những hình ảnh được miêu tả cho nét tính cách hung bạo của sông Đà:

- Vách đá

- Ghềnh Hát Loóng

- Hút nước

- Thác đá

Đáp án cần chọn là: D

20 tháng 3 2018

Ông lái đò vừa mang vẻ đẹp bình dị của người dân lao động, vừa mang vẻ đẹp tài hoa.

Đáp án cần chọn là: C

ĐỀ SỐ 11.I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trướccâu trả lời đúng.1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?A. Dế Mèn phiêu lưu kíB. Đất rừng phương NamC. Quê nộiD. Rừng U Minh2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?A. Vùng cực nam của Tổ quốcB. Vùng Tây Nam BộC. Vùng sông nước miền TâyD. Vùng Nam Trung Bộ3. Cảnh...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 11.

I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)
Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước
câu trả lời đúng.
1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?
A. Dế Mèn phiêu lưu kí
B. Đất rừng phương Nam
C. Quê nội
D. Rừng U Minh
2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?
A. Vùng cực nam của Tổ quốc
B. Vùng Tây Nam Bộ
C. Vùng sông nước miền Tây
D. Vùng Nam Trung Bộ
3. Cảnh nào dưới đây nêu nhận xét không đúng về đoạn trích Sông
nước Cà Mau?
A. Cảnh sông nước là một vùng rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống mang
vẻ đẹp hoang sơ, tươi mới.
B. Chợ Năm Căn là hình ảnh thu nhỏ về một cuộc sống tấp nập, trù
phú, có vẻ đẹp rất riêng của vùng đất Mũi.
C. Đoạn trích thể hiện năng lực quan sát rất tinh tế của tác giả để tạo
nên một bức tranh kí họa về sông nước Cà Mau thấm đẫm tình người.
D. Trí tưởng tượng bay bổng, cách ví von so sánh độc đáo cũng góp
phần tạo nên vẻ đẹp kiêu hãnh của vùng đất cực Nam Tổ quốc.
4. Dòng nào dưới dây nêu phương thức biểu đạt chủ yếu được sử
dụng trong đoạn trích Sông nước Cà Mau?
A. Tự sự
B. Biểu cảm kết hợp với tự sự
C. Miêu tả
D. Tự sự kết hợp với miêu tả

5. Điểm giống nhau giũa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà
Mau là gì?
A. Cùng hướng về vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh sông nước
B. Cùng tả cảnh sông nước của miền Nam
C. Đều tập trung khắc họa vẻ đẹp sức mạnh của con người
D. Đều tái hiện cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của người dân
6. Nhân vật chính xuất hiện trong đoạn trích Vượt thác là ai?
A. Nhân vật" tôi"
B. Chú Hai
C. Con chú Hai
D. Dượng Hương Thư
7. Miêu tả cảnh Vượt thác trên sông Thu Bồn, tác giả muốn ca ngợi
điều gì?
A. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn khoáng đạt của
người lao động
B. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người trên nền thiên nhiên
rộng lớn, hùng vĩ
C. Trí tuệ của con người trong cuộc đấu tranh trinh phục thiên nhiên
đầy sức mạnh bí ẩn
D. Nghệ thuật chèo thuyền vượt thác của những người dân vùng sông
nước miền Nam Bộ
8. Đoạn trích miêu tả cảnh Vượt thác theo trình tự nào?
A. Con thuyền đi từ đoạn sông phẳng lặng rồi vượt qua đoạn sông
nhiều thác dữ và cuối cùng đến được đoạn sông yên ả vùng đồng
bằng
B. Từ đoạn sông có nhiều thác dữ, con thuyền, dưới tay chèo cự
phách của Dượng Hương Thư đã về được đoạn sông bình yên rất an
toàn
C. Thuyền từ đoạn sông vùng đồng bằng vượt thác có lúc do địa hình
hiểm trở lại quay đầu trôi tuột về Hòa Phước rồi mới tiếp tục vượt
thức

D. Thuyền vượt thức từ sáng cho đến chiều tối mới qua được vùng
nước lũ chảy xiết vô cùng nguy hiểm
II. Tự luận ( 6,0 điểm).
Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản Sông nước Cà Mau thể hiện
sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng dước miền Tây Nam Bộ?
( 1,0 điểm)
Câu 2. Khi đã già, Dế Mèn thường kể lại cho các cháu của mình nghe
về những cuộc phiêu lưu trước đây và giúp các cháu rút ra những bài
học bổ ích. Hôm nay, Dế Mèn kể về Dế Choắt. Em hãy thay lời Dế
Mèn để kể lại kỉ niệm về chú Dế Choắt bất hạnh. ( 5,0 điểm)

mình tich luôn mình cần gấp

0
ĐỀ SỐ 11.I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trướccâu trả lời đúng.1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?A. Dế Mèn phiêu lưu kíB. Đất rừng phương NamC. Quê nộiD. Rừng U Minh2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?A. Vùng cực nam của Tổ quốcB. Vùng Tây Nam BộC. Vùng sông nước miền TâyD. Vùng Nam Trung Bộ3. Cảnh...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 11.

I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)
Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước
câu trả lời đúng.
1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?
A. Dế Mèn phiêu lưu kí
B. Đất rừng phương Nam
C. Quê nội
D. Rừng U Minh
2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?
A. Vùng cực nam của Tổ quốc
B. Vùng Tây Nam Bộ
C. Vùng sông nước miền Tây
D. Vùng Nam Trung Bộ
3. Cảnh nào dưới đây nêu nhận xét không đúng về đoạn trích Sông
nước Cà Mau?
A. Cảnh sông nước là một vùng rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống mang
vẻ đẹp hoang sơ, tươi mới.
B. Chợ Năm Căn là hình ảnh thu nhỏ về một cuộc sống tấp nập, trù
phú, có vẻ đẹp rất riêng của vùng đất Mũi.
C. Đoạn trích thể hiện năng lực quan sát rất tinh tế của tác giả để tạo
nên một bức tranh kí họa về sông nước Cà Mau thấm đẫm tình người.
D. Trí tưởng tượng bay bổng, cách ví von so sánh độc đáo cũng góp
phần tạo nên vẻ đẹp kiêu hãnh của vùng đất cực Nam Tổ quốc.
4. Dòng nào dưới dây nêu phương thức biểu đạt chủ yếu được sử
dụng trong đoạn trích Sông nước Cà Mau?
A. Tự sự
B. Biểu cảm kết hợp với tự sự
C. Miêu tả
D. Tự sự kết hợp với miêu tả

5. Điểm giống nhau giũa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà
Mau là gì?
A. Cùng hướng về vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh sông nước
B. Cùng tả cảnh sông nước của miền Nam
C. Đều tập trung khắc họa vẻ đẹp sức mạnh của con người
D. Đều tái hiện cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của người dân
6. Nhân vật chính xuất hiện trong đoạn trích Vượt thác là ai?
A. Nhân vật" tôi"
B. Chú Hai
C. Con chú Hai
D. Dượng Hương Thư
7. Miêu tả cảnh Vượt thác trên sông Thu Bồn, tác giả muốn ca ngợi
điều gì?
A. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn khoáng đạt của
người lao động
B. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người trên nền thiên nhiên
rộng lớn, hùng vĩ
C. Trí tuệ của con người trong cuộc đấu tranh trinh phục thiên nhiên
đầy sức mạnh bí ẩn
D. Nghệ thuật chèo thuyền vượt thác của những người dân vùng sông
nước miền Nam Bộ
8. Đoạn trích miêu tả cảnh Vượt thác theo trình tự nào?
A. Con thuyền đi từ đoạn sông phẳng lặng rồi vượt qua đoạn sông
nhiều thác dữ và cuối cùng đến được đoạn sông yên ả vùng đồng
bằng
B. Từ đoạn sông có nhiều thác dữ, con thuyền, dưới tay chèo cự
phách của Dượng Hương Thư đã về được đoạn sông bình yên rất an
toàn
C. Thuyền từ đoạn sông vùng đồng bằng vượt thác có lúc do địa hình
hiểm trở lại quay đầu trôi tuột về Hòa Phước rồi mới tiếp tục vượt
thức

D. Thuyền vượt thức từ sáng cho đến chiều tối mới qua được vùng
nước lũ chảy xiết vô cùng nguy hiểm
II. Tự luận ( 6,0 điểm).
Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản Sông nước Cà Mau thể hiện
sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng dước miền Tây Nam Bộ?
( 1,0 điểm)
Câu 2. Khi đã già, Dế Mèn thường kể lại cho các cháu của mình nghe
về những cuộc phiêu lưu trước đây và giúp các cháu rút ra những bài
học bổ ích. Hôm nay, Dế Mèn kể về Dế Choắt. Em hãy thay lời Dế
Mèn để kể lại kỉ niệm về chú Dế Choắt bất hạnh. ( 5,0 điểm)

0
19 tháng 6 2018

A. Mở bài

- Giới thiệu đề tài đất nước quê hương trong văn học Việt Nam thời kì từ CMT8.

- Giới thiệu hai tác phẩm.

- Giới thiệu đề bài.

B. Thân bài

1. Vẻ đẹp dòng sông Đà

Theo tác giả, sông Đà có hai tính cách cơ bản: hung bạo và trữ tình, Sông Đà chỉ thơ mộng khi mang nét trữ tình.

Khi sông Đà chảy qua vùng bình nguyên thì nó trở nên hiền hòa, là bạn của con người chứ không phải là kẻ thù số một như ở đoạn trên. Tác giả nhìn con sông Đà ở đoạn này với nhiều góc độ khác nhau.

- Ở trên cao nhìn xuống sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, ẩn hiện trong mây trời, hoa núi mùa xuân gợi vẻ đẹp mơ màng, duyên dáng, kín đáo.

- Bên bờ nhìn xuống thì thấy dòng sông lấp loáng như đứa trẻ nghịch gương, nhìn thấy nó như đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân => vẻ hiền hòa, thân thiện.

- Dưới thuyền nhìn lên thấy bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, bở sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa ... => gợi vẻ đẹp tự nhiên, giàu chất thơ, chất hội họa.

=> Tác giả dùng nhiều phép so sánh sáng tạo, ngôn ngữ mềm mại, giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh thơ mộng, dịu dàng nên đã vẻ được ra nhiều bức tranh giàu chất hội họa: dòng sông ẩn hiện trong mây trời, con hươu ngẩng đầu ra khỏi ánh cỏ sương ... để từ đó làm nổi bật hình ảnh dòng sông hiền hòa, thơ mộng, trong sáng. Dòng sông có vẻ đẹp của thi ca, nhạc họa.

Nguyễn Tuân đã khám phá dòng sông ở phương diện thẩm mĩ: được xem là một tác phâm hội họa tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho đất nước. So với ngôn ngữ sắc cạnh ở đoạn trên, ngôn ngữ ở đoạn này rất mềm mại, chứng tỏ nhà văn có một vốn từ phong phú và sử dụng nó một cách điêu luyện, tài hoa.

2. Vẻ đẹp của sông Hương

Tác giả tả tỉ mỉ, từ thượng nguồn Trường Sơn, dòng Hương chảy qua núi đồi, cánh đồng, làng mạc, kinh thành rồi đổ ra biển Đông. Dòng sông được nhân hóa như người con gái có dáng dấp, trang phục, gương mặt, tính cách, tâm hồn ...

- Giữa dòng Trường Sơn, nó là bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn ... như cô gái di-gan phóng khoáng và man dại ... nó có bản lĩnh gan dạ với một tâm hồn tự do và trong sáng.

- Khi ra khỏi rừng, sông Hương lại mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, như người mẹ phù sa, tâm hồn sâu thẳm đã đóng kín lại ở cửa rừng. Những ngọn đồi tạo nên những mảng phản quang lên gương mặt sông nhiều màu sắc trên nền tây nam thành phố: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.

- Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, dòng sông như người đẹp nhủ mơ màng ... uốn mình theo những đường cong thật mềm ... sắc nước xanh thẳm.

- Giữa đám quần sơn lô xô ấy là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, dòng sông đi qua giữa chốn bốn bề núi phủ mây phong lại mang vẻ đẹp trầm mặc ... kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga ...

- Từ đó, như tìm đúng đường về, sông Hương lại vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô. Giáp mặt thành phố thì sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến quanh năm sương khói mơ màng, làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói của tình yêu.

- Khi rời khỏi kinh thành, nó lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc ... như sự nhớ điều gì chưa bịp nói, nó đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh ... như chút vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu ... ấy là tấm lòng người Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.

=> Giọng văn mềm mại giàu chất nhạc, ngôn từ giàu chất thơ đã lột tả hết vẻ phong phú của dòng sông nhưng nổi bật nhất là vẻ duyên dáng, hiền hòa, trong xanh phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Gương mặt của dòng sông phả chiếu tấm gương muôn màu và thanh âm của quê hương xứ sở. Chiều dài của dòng sông như chiều dài của một chuyến đi, cũng là hành trình lớn lên của một cuộc đời được đào thải những tính nết chưa đẹp để giữ lại nét đáng yêu của tuổi đương thì, nên dòng chảy biểu lộ một tính cách có thay đổi theo địa hình để vừa tô điểm cho vẻ đẹp kinh thành như một con người của quê hương xứ Huế.

3. Sông Đà và sông Hương

Sông Đà được Nguyễn Tuân so sánh như con quái vật hung hãn khi qua vùng thác dữ hay như áng tóc của người con gái hiền hòa thơ mộng; còn Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh sông Hương như người con gái ... (vì nó tên Hương?) Nhờ thể tùy bút với lối so sánh tài hoa ấy mà người đọc có thể hình dung từng đường nét, chi tiết vẻ đẹp phong phú của con sông và đó là nét đẹp kiểu chưa từng lặp lại bất cứ con sông nào trên thế giới.

=> Vẻ đẹp phong phú của dòng sông còn mang đến thi hứng cho văn nhân nên sau đó những vần thơ được bắt nhịp để trở về tô điểm cho con sông. Sông Hương thành con sông của thi ca nhạc họa, bồi đắp phù sa văn hóa cho đất kinh thành. Biết bao sung sướng tự hào của tác giả về dòng sông thơ mộng của quê mình.

C. Kết bài

- Cả hai nhà văn đều sử dụng thể tùy bút để khám phá vẻ đẹp riêng của mỗi dòng sông, giúp người đọc thêm hiểu biết về vẻ đẹp phong phú của cảnh quan đất nước.

- Hai đoạn trích đều bộc lộ lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước của hai nhà văn.

11 tháng 3 2016

               Sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân không phải là một dòng sông vô tri vô giác mà là một sinh thể có tính cách, cá tính, có tâm trạng và hoạt động. nhà văn đã nắm bắt được hai nét tính cách cơ bản của sông Đà và gọi đó là con sông : “hung bạo và trữ tình”.

           Cái vẻ hùng vĩ, dữ tợn của con sông Đà trước hết thể hiện ở cái diện mạo bên ngoài của nó: những thác đá, những cảnh đá ở bờ sông dựng vách thành , ngàn cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió,… những hút nước ghê rợn,… Miêu tả con sông Đà, nhà văn đã sử dụng những cách ví von độc đáo, gây cảm giác lạ, đập mạnh vào giác quan người đọc, vận dụng tri thức của điện ảnh (đoạn miêu tả cảnh Tà Mường Vát). Tính cách hung bạo của con sông Đà càng bộc lộ rõ hơn trong cảnh thác nước dữ dội như chặn đánh, tiêu diệt người lái đò. Cảnh thác nước được miêu tả từ xa tới gần :còn xa, đã nghe tiếng nước “réo gầm mãi réo to mãi lên”.  Tiếng thác như “oán trách” khi như “van xin”, khi như “khiêu khích”, giọng gằn mà “chế nhạo”. §ến gần thì nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đnag phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”, khi tới thác rồi, ở ngoặt khúc sông lượn, thấy “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân giời đá”.

             Con sông Tây Bắc ở đoạn này giống như một loài thủy quái khôn ngoan, giảo quyệt, nham hiểm và hung ác. Con sông quái ác như “bày thạch trận trên sông” : khi ẩn nấp mai phục, khi lừa miếng đánh lối du kích, khi lật cánh đánh quật lại theo lối vu hồi, khi “liều mạng” đánh dồn dấp tứ phía, khi đánh “miếng đòn hiểm độc nhất”…đoạn văn đặc sắc này tác giả chủ yếu sử dụng nghệ thuật quân sự , võ thuật để miêu tả tính chất hung bạo của con sông. Ngôn ngữ sinh động giàu chất tạo hình.

             Khi bộc lộ tính cách trữ tình, con sông Đà lại là một dòng sông đầy chất thơ, trở nên thân thiết với con người. Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi mèo đốt nương xuân”.

             Tác giả đã say sưa ngắm nhìn  con sông Đà qua làn mây mùa thu và mùa xuân. Mùa xuân dòng sông “xanh ngọc bích”, mùa thu nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ”.Trong mắt Nguyễn Tuân con sông Đà như một “cố nhân” khi xa thì gợi thương gợi nhớ. Ngòi bút của tác giả trở nên đằm thắm dịu dàng khi miêu tả cảnh ven sông lặng lờ, tĩnh không một bóng người, hoang vắng nhưng đầy thi vị. “Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng như tờ đến thế mà thôi”. Tác giả dùng hàng loạt những hình ảnh gợi cảm và thi vị. Con hươu vểnh tai ngơ ngác vừa nghe thấy một tiếng còi sương. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bung trắng như bạc rơi thoi. Dòng sông Đà khi thì phảng phất cái không khí của thời tiền sử, khi thì “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích”. Khi lai láng chất thơ tình tứ của Tản Đà gởi người “tình nhân chưa quen biết”.

 

17 tháng 10 2018

không ai quan tâm mày đâu con óc vật ạ!

19 tháng 10 2022

sao lại chửi ng ta thế chứ bn ko lm đc thì thôi còn chửi ngkh như thế thật là ko bt xấu hổ mà

 

25 tháng 4 2022

bình yên

đất nước

25 tháng 4 2022

Tĩnh lặng 

Quê hương đất nước