K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Anh Mịch nhăn nhó, nói:- (1) Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị kẻo ông ấy đánh chết. Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doạ:- (2) Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.- (3) Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Anh Mịch nhăn nhó, nói:

- (1) Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị kẻo ông ấy đánh chết. Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doạ:

- (2) Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.

- (3) Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ.

- (4) Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à ?

- (5) Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con chết đói.

- (6) Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù.

- (7) Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.

- (8) Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao. Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.”

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

Quan hệ giữa các nhân vật trong các cuộc hội thoại trên là quan hệ gì ?

A. Quan hệ làng xóm, láng giềng.

B. Quan hệ họ hàng.

C. Quan hệ giữa người ít tuổi với người nhiều tuổi.

D. Quan hệ giữa người có chức trách và người dân thường.

1
2 tháng 7 2019

Chọn đáp án: D

19 tháng 12 2018

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

"Anh Mịch nhăn nhó, nói:

- Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai còn phải đi làm trừ nợ cho ông Ngị, kẻo kẻo ông ấy đánh chết.

Ông Lý cau mat, lắc đầu, giơ roi to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doạ:

- Kệ mày theo lệnh quan tạo chiếu sổ định thì lần lần nay đên luol mày rồi.

- Cắn cỏ con lạy ông nghìn mớ lạy ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghet con cả nhà con khổ".

a. Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ gi?

Nội dung :Thái độ hách dịch ,thể hiện quyền uy của ông lí và nỗi khốn cùng , thấp cổ bé họng của người dân lao động trước CMT8

Câu 1:Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi.- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất…Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất!Chị Dậu vẫn thiết tha:-...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi.

- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất…

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất!

Chị Dậu vẫn thiết tha:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Rồi hắn quay lại bảo anh người nhà lí trưởng:

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!”

                                                                                                                         (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

           a. Các câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì?

           b. Chỉ ra đặc điểm, hình thức và chức năng của kiểu câu đó?

Câu 2 : So sánh sắc thái cầu khiến trong các câu sau. Từ đó, em rút ra được lưu ý gì khi sử dụng câu cầu khiến?

a. Các bạn phải ôn bài thật kĩ để ngày mai làm bài kiểm tra cho tốt.

b. Các bạn hãy cố gắng ôn bài thật kĩ để ngày mai làm bài kiểm tra cho tốt nhé.

Câu 3:Đặt câu

a.        Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.

b.      Đặt một câu cầu khiến dùng để đe dọa.

 

0
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!                   - Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

                   - Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

          - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

          - Mày trói ngay chồng đi, bà cho mày xem!”

                                                                         (Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 

Câu 2: Theo em dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?

Câu 3: Phân tích cấu tạo của câu sau đây và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. Nêu đặc điểm của kiểu câu ấy.

                    - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Câu 4: Chú ý vào các từ in đậm, xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.

Câu 5 : Viết đoạn văn ngắn (khoảng 12 câu) theo cách diễn dịch làm rõ tình yêu thương chồng  và sức mạnh phản kháng của chị Dậu qua đoạn trích trên,trong đoạn có sử dụng câu  ghép và tợ từ (gạch chân chú thích rõ).

1
10 tháng 12 2021

1. VB ''Tức nước vỡ bờ'' của Ngô Tất Tố

2. Thông báo về lời nói của nhân vật

3. Câu ghép. Có 2 vế câu tạo thành

  Chồng tôiCN1// đau ốmVN1//, ôngCN2// không được phép hành hạ!VN2

4. Em tham khảo:

-  VỊ THẾ XÃ HỘI:
 +Cai lệ là chức sắc trong xã hội, được pháp luật bảo vệ.

+Chị Dậu chỉ là người nông dân bé nhỏ thấp cổ bé họng

- THÁI ĐỘ:

+Cai lệ có thái độ hung hăng, tức giận, đòi bằng được sưu.

+Chị Dậu từ chỗ cái thái độ nhún nhường đến ngang hàng và phản kháng

- TÍNH CÁCH:

 +Tính cách của cai lệ: ác độc

 +Tính cách của chị Dậu: hiền lành nhu mì, giàu tình yêu thương nhưng trong tình huống nguy cấp thì chị cũng phản kháng và có sức mạnh tiềm tàng mạnh mẽ

  ⇒ Cách xưng hô của chị Dậu đã thay đổi từ chỗ nhún nhường (gọi ông, xưng cháu) đến chỗ ngang hàng (gọi ông xưng tôi) và đến mức độ phản kháng liều mình (gọi mày, xưng bà). Từ đó, em thấy được cách xưng hô cho thấy tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu và sức mạnh tiềm tàng của chị.

5. Em tham khảo:

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là(Trợ từ) người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, chị cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng, chị phải vùng lên để chống lại chúng (Câu ghép). Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện. 

 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!                   - Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự...
Đọc tiếp

 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

                   - Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

          - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

          - Mày trói ngay chồng đi, bà cho mày xem!”

                                                                         (Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 

Câu 2: Theo em dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?

Câu 3: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu chính để nhận biết ngôi kể này? Hãy kể lại đoạn trích trên bằng lời của chị Dậu.

Câu 4: Phân tích cấu tạo của câu sau đây và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. Nêu đặc điểm của kiểu câu ấy.

                    - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Câu 5: Chú ý vào các từ in đậm, xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.

Câu 6: Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Qua sự việc đó em cảm nhận được những gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật chị Dậu

Câu 7: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản chứa đoạn văn trên. Từ nội dung văn bản đó, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?

giúp e vs ạ em đang cần gấp câu 2, 3, 4, 5, 6, 7 

0
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!                   - Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

                   - Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

          - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

          - Mày trói ngay chồng đi, bà cho mày xem!”

Câu 6: Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Qua sự việc đó em cảm nhận được những gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật chị Dậu

 giúp em vs ạ em đang cần gấp

 

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“...Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi: - Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?Ông lão chào con cá và nói:- Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“...Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi:

- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?

Ông lão chào con cá và nói:

- Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ.

Con cá vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Ông lão đứng trên bờ đợi mãi không thấy nó lên trả lời, mới trở về. Đến nơi, ông sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất, trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.                      

                                               (Trích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” – Puskin kể)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra yếu tố kì ảo trong đoạn trích.                                                                                

Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết miêu tả cảnh biển trước đòi hỏi của mụ vợ ông lão trong đoạn trích.

Câu 4: Theo em, vì sao cá vàng lại không đáp ứng yêu cầu của mụ vợ ông lão?

Câu 5: Từ kết cục của mụ vợ ông lão đánh cá trong đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân?

18

TK ạ

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính : tự sự

Câu 2:  Yếu tố kì ảo trong đoạn trích:

- Ông lão ra biển gọi cá vàng thì con cá bơi lên

- Cá vàng có phép thuật thực hiện điều ước của ông và cũng có thể lấy lại tất cả.

- Ông sửng sốt khi lâu đài, cung điện biến mất chỉ còn lại máng lợn sứt mẻ

Câu 3 : Chi tiết :

Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Ý nghĩa: Thể hiện rõ thái độ phẫn nộ của "Biển" (cũng là của tác giả, của mọi người) khi thấy bà lão đòi hỏi càng ngày càng quá quắt.

Câu 4: Theo em, cá vàng không đáp ứng yêu cầu của ông lão là vì cá muốn trừng trị mụ vợ của ông, cá không thể chịu được những ham muốn đó của vợ lão nữa, vừa tham lam, vừa đối xử bội bạc với chồng.

Câu 5 : Bài học dành cho bản thân:

+ Không được ích kỉ, cũng như không được quá tham lam, và không được đòi hỏi những gì đã có.

+ Đồng thời không được tham lam, đồi những gì không thuộc về mình.

2 tháng 3 2022

1. PTBĐC : tự sự

2. 

"Cá bơi đến hỏi:

- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?"

=> Con cá không biết nói

"Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ."

=> Long Vương không có thật

3. Chi tiết: "Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm."

Ý nghĩa:

Thể hiện rõ thái độ phẫn nộ của "Biển" (cũng là của tác giả, của mọi người) khi thấy bà lão đòi hỏi càng ngày càng quá quắt .

4. Vì yêu cầu của mụ vợ quá vô lý và tham lam. Được cá vàng cho ước gì được nấy, bà không những không biết ơn, mà còn đòi hỏi phải được làm Long Vương để sai khiến cá thần.

5.Bài học: ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra sự trường phạt thích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng.

 

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Ý nghĩa của cuộc sốngCó ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.Người đầu tiên nói:- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.Người thứ hai nói:- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Ý nghĩa của cuộc sống

Có ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lí tưởng.

 

      (Theo Quà tặng cuộc sống)

Qua câu chuyện trên, theo em để cuộc sống của mình luôn vui vẻ thì nên làm gì?

1
28 tháng 10 2017

Hướng dẫn giải:

- Chúng ta nên sống vui vẻ, lạc quan, sống có lí tưởng.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Ý nghĩa của cuộc sốngCó ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.Người đầu tiên nói:- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.Người thứ hai nói:- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Ý nghĩa của cuộc sống

Có ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lí tưởng.

      (Theo Quà tặng cuộc sống)

Tại sao ba người đàn ông lại tìm đến nhà hiền triết?

1
26 tháng 3 2019

Hướng dẫn giải:

- Vì họ muốn hỏi nhà hiền triết làm thế nào để bản thân sống được vui vẻ.

 I.ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):          Đọc đoạn văn sau và trả lời  các câu hỏi:       Tục truyền đời Hùng vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé...
Đọc tiếp

 

I.ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):

          Đọc đoạn văn sau và trả lời  các câu hỏi:

       Tục truyền đời Hùng vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai  vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.

                                                                                       (Sách Giáo khoa Ngữ văn 6, tập hai)

Câu 1 (0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2 (0,5 điểm): Hãy cho biết đoạn văn trên kể về sự việc gì?

Câu 3 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại nào? kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết?

Câu 4 (0,75 điểm): Xác định trạng ngữ trong câu sau và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó: “Tục truyền đời Hùng vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.”

Câu 5 (0,75 điểm): Giải thích nghĩa của từ “Xuân” trong câu thơ sau:

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Câu 6 (1,0 điểm): Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng (5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về cái vươn vai thần kì của Thánh Gióng.

1
27 tháng 3 2022

câu 1: PTBĐ chính: tự sự

câu 2: đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường vừa kì lạ của Thánh Gióng

câu 3: đoạn văn trích từ văn bản Thánh Gióng. văn bản đó thuộc thể loại truyền thuyết. 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết: sơn tinh thủy tinh, mai an tiêm, bánh chưng bánh giày

câu 4: trạng ngữ "Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu"]
                             trạng ngữ chỉ thời gian
(tạm thời mik chỉ trả lời đến đó thui giờ mik bận r)