K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2016
Tôi không thể nào định nghĩa được tình thầy trò là gì? Phải chăng tình thầy trò có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn dù chỉ là một phần nhỉ? Đó là tình cảm mà bạn có thể tìm thấy được một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống. Chắc hẳn trong chúng ta cũng đã có một thời gian gắn bó bên mái trường, được học tập dưới sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của thầy cô. Xúc động làm sao khi nghĩ về hình ảnh những người giáo viên đã luôn ân cần dạy dỗ chúng ta nên người.
“Cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta trí thức”
Quả đúng là như vậy, công lao của thầy cô là to lớn biết nhường nào. Mà có lẽ là cả cuộc đời này, chúng ta cũng không thể nào đền đáp được hết. Chính các thầy cô là người lái đò đưa những thế hệ học trò cập bến tương lai. Làm sao tôi có thể quên những ánh mắt ấm áp, dịu hiền của thầy cô, những ánh mắt luôn dõi theo hình bóng của từng học trò bé nhỏ trong suốt cả quảng đời cấp sách đến trường. Hình ảnh những cô giáo trước tà áo dài thước tha. Những người thầy với vẻ mặt lúc nào cũng nghiêm khắc ấy lại chứa động cả một khoảng trời yêu thương rộng lớn đã để lại trước tâm trí những người học trò chúng tôi không biết đến bao nhiêu ký ức khó phai. Không chỉ vậy, điều gây ấn tượng nhiều nhất với tôi chính là nụ cười của các thầy cô. Đặc điểm này không hẳn là kiêu sa, cũng chẳng đặc biệt gì nhưng tôi lại vô cùng trân trọng những nụ cười ấy. Vì đó chính là sự động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao, là nguồn động lực giúp tôi vươn lên trong học tập. Mỗi khi tôi phạm lỗi, vẫn là khuôn mặt quen thuộc ấy nhưng hành động đã không còn những nụ cười vui vẻ của ngày nào mà thay vào đó là một ánh mắt nghiêm nghị. Mặc dù thầy cô không la hoặc trách mắng gì nhưng tôi như đọc được một chút buồn bã và thất vọng thoáng qua những đôi mắt kia. Những lúc như vậy sao mà tôi cảm thấy ân hận quá! Vì chính tôi đã làm các thầy cô cảm thấy thất vọng. Nhưng cũng nhờ đó mà tôi nhận ra được những lỗi lầm thực sự của mình để sửa chữa. Đến tận bây giờ tôi mới nhận ra được một điều: không phải lúc nào thầy cô cũng cười với chúng tôi nhưng chỉ cần những người thầy, người cô cười một nụ cười yêu thương thì trong tôi bổng dâng trào một niềm vui sướng giống như tôi vừa làm được một điều gì rất lớn cho thầy cô. Sao lại có thể quên những nụ cười hạnh phúc, hay những nụ cười vỗ về,an ủi. Thầy cô ơi! Các thầy cô có biét rằng những nụ cười của các thầy cô lại chính là ngọn lửa hồng sưởi ấm những trái tim nhỏ bé non nớt của đám học trò chúng con hay không? Chỉ bao nhiêu đó là mình quá may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác. Bao gánh nặng về cuộc sống, công việc, gia đình và những cực nhọc chất chồng lên đôi vai của những người giáo viên. Thật không thể nào có thể diễn tả được hết nỗi biết ơn sâu nặng cúa tôi đối với các thầy cô, những người luôn miệt mài bên những trang giáo án, truyền đến học trò chúng tôi những bài học hay và bổ ích, những người đã không quên nhọc nhằn giúp xây dựng một thế giới huy hoàng, một tương lai tươi sáng bằng con đường học vấn. Thế giới của tri thức nhân loại mới rộng lớn và bao la làm sao! Nhưng chính những người thầy người cô đã dẫn dắt chúng tôi bước vào một thế giới mà đối với các thế hệ học sinh dường như là hoàn toàn mới mẻ và lạ lẫm. Và rồi từng ngày trôi qua, tôi đã quen dần với mài trường này, nơi mà chúng tôi thường gọi là ngôi nhà thứ hai. Hình ảnh người thầy cô ân cần, tận tụy dạy cho chúng tôi không chỉ về kiến thức mà cả về những kĩ năng sống cần thiết không biết tự bao giờ đã trở thành một ấn tựợng khó phai trong ký ức những cô cậu học trò tinh nghịch ngày nào! Thầy cô đã dày công dạy dỗ chúng tôi nên người giúp chúng tôi biết thế nào là lòng nhân ái. Chính các thầy cô đã tạo nên những khoảng thời gian giúp những đứa học trò gặp gỡ, tìm hiểu nhau hơn. Thầy cô cũng như là cha mẹ của chúng tối. Dấu trường thành theo thời gian giờ đây tôi mới hiểu rằng làm giáo viên chưa hẳn là sung sướng. Tôi nghiêm khắc ghi trong tim những công ơn lớn lao của thầy cô giáo viên với niềm kính trọng nhất. Thầy cô ơi, những kiến thức được thầy cô đúc kết thành những tinh hoa của nhân loại qua boa nhiêu thế hệ đã giúp con nhận ra rằng, những gì mà ta thu thập được từ kho tàng kiến thức rộng lớn sẽ tan biết đi vào một khoảng không gian trống một khi chúng ta nhụt chí và lùi bước. Thầy cô đã gieo những hạt giống của trí tuệ vào tâm hổn trong sáng của những đứa học sinh, là người cầm bó đuốc tri thức của nhân loại soi đường chỉ lối cho thế hệ học trò.
Ôi! Tôi ước sao mình mãi là đứa học trò yêu dấu của thầy cô, mặc dù biết là không thể được. Tuy vậy, tôi vẫn cầu mong là các thầy cô sẽ mãi tiếp tục dẫn dắt nhiều thế hệ măng non bước qua cánh cửa dẫn đến một vùng đất kì dịu. Thầy cô ơi! Em không biết phải bày tỏ tình cảm của minh như thế nào nữa, em chỉ muốn cảm ơn vì tất cả những điều hay, điều bổ ích mà thầy cô đã truyền đạt đến thế hệ học sinh chúng em. Những người lái đò của một tương lai mộng mơ . . .
  
22 tháng 11 2016

Lúc còn ấu thơ, chắc ai ai cũng ngỡ rằng chỉ có cha mẹ là cho ta tình cảm nhiều nhất. Nhưng không! Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi được cắp sách tới trường thì em mới nhận ra được rằng tình cảm của thầy cô dành cho em cũng như tình cảm của cha mẹ dành cho em vậy. Cô như người mẹ, thầy như người cha đã dìu dắt chúng em trên con đường học vấn.

 

Thời cắp sách tới trường của mỗi chúng ta là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng ta, uốn nắn chúng ta từng chút một trên con đường học tập. Ngày ngày đến lớp đều được nghe những lời nói ngọt ngào và ấm áp của thầy cô. Ôi! Những lời nói thân thương chứa đựng biết bao tình cảm như những dòng sữa rót vào lòng chúng em. Từ khi chúng em còn bi bô tập nói thì đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng em biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Ngày ngày trôi qua, chúng em dần dần bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức và thầy cô luôn dõi theo chúng em. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.

 

Thầy cô - hai tiếng thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó mà chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui. Không chỉ riêng của chúng em mà còn của cả thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em vậy.

 

Cuộc đời của mỗi chúng ta chắc chắn sẽ không thể phát triển, chắc chắn sẽ vô ích nếu như không có sự nuôi dưỡng và giáo dục. Vốn tạo hóa đã sinh ra như vậy, là con người, ai cũng có cha, có mẹ, có bạn bè, có người thân. Chúng ta được hưởng công ơn sinh thành, được hưởng sự nuôi dưỡng của cha mẹ để lớn lên từng ngày, được sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè, người thân để sống tốt hơn, phát triển hơn. Thế nhưng, chúng ta còn được hưởng một thứ vô cùng to lớn, vô cùng quan trọng đó là tình yêu thương, sự giáo dục, dạy dỗ của những người thầy giáo, cô giáo trong những mái trường thân thương. Đối với chúng em, đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và quý giá. Nó theo chúng em ngay từ những ngày còn thơ ấu, từ những ngày mới học con chữ đầu tiên. Hình ảnh người thầy, cô giáo đã xuất hiện trong chúng em ngay từ những ngày em tập đọc, tập viết. Có ai thử tưởng tượng đến hình ảnh những người thầy đêm đêm thao thức với ngọn đèn dò từng chữ một trên bài làm của học sinh, soạn ra những bài học, những kiến thức mới chuẩn bị cho tiết giảng của ngày hôm sau, hay tìm ra những phương pháp, cách dạy, cách học tốt nhất nhằm giúp học sinh của mình học tập tốt hơn. Có ai tưởng tượng đến hình ảnh người thầy đứng trên bục giảng say sưa giảng bài, đôi mắt hướng cái nhìn trìu mến về phía học sinh của mình.

 

Thầy cô vất vả, cực nhọc vì học trò là thế, vậy mà lắm khi chúng em lại gây ra những điều sai trái khiến thầy cô lại phải lo lắng, bận lòng. Lắm khi chúng em không trật tự nghe giảng, lắm khi chúng em nói năng vô lễ, hành xử sai trái khiến thầy cô phải suy nghĩ, nhắc nhở. Thế nhưng, tình cảm của thầy cô đối với chúng em cũng không vì thế mà phai nhạt, tình cảm ấy cứ mỗi ngày một nhiều hơn, đậm đà hơn.

 

Những tiếng gọi thiêng liêng “cha, mẹ, thầy, cô” là những tiếng gọi chứa đựng bao tình cảm thân thương và sâu sắc trong lòng em. Cha mẹ là người đã có công sinh thành ra em, thì thầy cô là người đã có công dạy dỗ em. Mái trường giống như ngôi nhà thứ hai của em, thì thầy cô cũng giống như cha mẹ thứ hai của em vậy. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã không quản ngại khó nhọc để dạy dỗ, bảo ban chúng em, để đưa chúng em trở thành người con ngoan trò giỏi. Em tự hứa với lòng mình là sẽ luôn vâng lời thầy cô và học tập ngày một tiến bộ hơn để mai sau sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Em mong rằng thầy cô luôn tin tưởng em. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo trên toàn đất nước mỗi ngày có thêm nhiều sức khỏe, thành đạt hơn, thành công hơn để luôn luôn là những toa tàu đi đầu, hướng dẫn đàn em của mình đưa đất nước mỗi ngày một vinh quang hơn. Thầy cô ơi! Lúc nào em cũng thương yêu và kính trọng thầy cô nhiều lắm!

Viên phấn nào trên tay

Thầy dạy em học chữ

Bụi phấn nào bay bay

Vương tóc thầy trắng xóa.

Bao mùa thu đi qua

Thầy xưa nay đã già

Khai trí em thêm sáng

Cho cây đời nở hoa.

14 tháng 5 2020

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thuở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.

14 tháng 5 2020

Bài văn mẫu, cậu tự điền vào ... nhé :

Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.

Năm nay, mẹ ............... tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả .Khuôn mặt trái xoan .Đôi mắt mẹ .................. như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ ................, luôn in lại những nụ .....................

Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc ............ nhưng lại toát lên vẻ .......... Hằng ngày, ngoài những ...................................... mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình.

Tối đến, ................................. Những hôm em ốm, ............................... Hằng ngày, mẹ dậy sớm để ........................... Công việc bận rộn như vậy .............................

Mẹ không những là người mẹ ........................, .................... mà mẹ vẫn là ........................., .................... của em những lúc vui buồn. Có mẹ, ............................

Em rất ......................... mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để ..................................

11 tháng 2 2017

Bố cục
Chia làm ba phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "mà vắng mặt con"): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2 (tiếp tới "buổi học cuối cùng này"): Diễn biến của buổi học cuối cùng.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng

Câu 1:

Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học.

Câu 2:

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất : Nhân vật Phrăng.

- Tác dụng: cách kể tạo ấn tượng về một câu chuyện có thật, đồng thời cũng thể hiện được tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật kể chuyện.

- Nhân vật chính: Cậu bé Prăng và thầy giáo Ha-men. Ngoài ra còn một số nhân vật phụ khác(cụ Hô-de, các học trò, dân làng, …) Nhân vật gây ấn tượng nổi bật ở đây là thầy Ha-man. người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.

Câu 3:

Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật".

Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp. Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã.

Câu 4:

- Khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học cuối cùng, thái độ của Phrăng:

Lúc đầu thấy choáng váng vì đột ngột.

Thấy tiếc nuối vì mình mới chỉ biết viết tiếng Pháp "tập toạng"

Thấy ân hận về sự lười học, ham chơi của mình.

- Khi bị thầy giáo gọi lên đọc bài hình ảnh của Phrăng hiện:

Lúng túng, đung đưa người trước ghế dài vì không thuộc bài.

Lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên.

Có thể nhận thấy rằng lúc này Phrăng lúc này xấu hổ, giận mình đã không thuộc quy tắc phân từ, hối hận vì đã không chăm chỉ học tiếng Pháp.

- Khi thầy đọc và giảng bài Phrăng thấy dễ hiểu và rõ ràng đến thế, thấy chưa bao giờ mình lại chăm chú nghe đến thế.

- Nguyên nhân: Tình yêu tiếng Pháp, tình yêu nước Pháp được bùng lên khi nghe tiếng Pháp bị cấm đoán, bị thay thế bằng thứ tiếng khác.

Có thể nói rằng Phrăng là một chú bé hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải, yêu tiếng Pháp, quý trọng và biết ơn thầy .

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng

– Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.

– Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.

– Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.

– Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Tóm lại: Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.

Câu 6:

- Một số câu văn dùng phép so sánh:

+ Tất cả những cái đó (nghe sáo hót, nhìn lính Phổ tập) cám dỗ tôi hơn là các quy tắc về phân tử.

+ Tiếng ồn ào như vỡ chợ.

+ Mọi sự đều bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.

+ Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.

- Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

Câu 7:

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù ...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

III. LUYỆN TẬP
Câu 1: Tóm tắt

Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

Câu 2: Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,… của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men).

Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,... của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng.

Lưu ý: Sorry, ko bt soạn => copy

11 tháng 2 2017
Bố cục

Chia làm ba phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "mà vắng mặt con"): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2 (tiếp tới "buổi học cuối cùng này"): Diễn biến của buổi học cuối cùng.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng

Câu 1:

Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học.

Câu 2:

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất --> Nhân vật Phrăng.

- Tác dụng: cách kể tạo ấn tượng về một câu chuyện có thật, đồng thời cũng thể hiện được tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật kể chuyện.

- Nhân vật chính: Cậu bé Prăng và thầy giáo Ha-men. Ngoài ra còn một số nhân vật phụ khác(cụ Hô-de, các học trò, dân làng, …) Nhân vật gây ấn tượng nổi bật ở đây là thầy Ha-man. người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.

Câu 3:

Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật".

Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp. Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã.

Câu 4:

- Khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học cuối cùng, thái độ của Phrăng:

  • Lúc đầu thấy choáng váng vì đột ngột.

  • Thấy tiếc nuối vì mình mới chỉ biết viết tiếng Pháp "tập toạng"

  • Thấy ân hận về sự lười học, ham chơi của mình.

- Khi bị thầy giáo gọi lên đọc bài hình ảnh của Phrăng hiện:

  • Lúng túng, đung đưa người trước ghế dài vì không thuộc bài.

  • Lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên.

Có thể nhận thấy rằng lúc này Phrăng lúc này xấu hổ, giận mình đã không thuộc quy tắc phân từ, hối hận vì đã không chăm chỉ học tiếng Pháp.

- Khi thầy đọc và giảng bài Phrăng thấy dễ hiểu và rõ ràng đến thế, thấy chưa bao giờ mình lại chăm chú nghe đến thế.

- Nguyên nhân: Tình yêu tiếng Pháp, tình yêu nước Pháp được bùng lên khi nghe tiếng Pháp bị cấm đoán, bị thay thế bằng thứ tiếng khác.

Có thể nói rằng Phrăng là một chú bé hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải, yêu tiếng Pháp, quý trọng và biết ơn thầy .

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng

– Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.

– Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.

– Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.

– Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Tóm lại: Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.

Câu 6:

- Một số câu văn dùng phép so sánh:

+ Tất cả những cái đó (nghe sáo hót, nhìn lính Phổ tập) cám dỗ tôi hơn là các quy tắc về phân tử.

+ Tiếng ồn ào như vỡ chợ.

+ Mọi sự đều bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.

+ Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.

- Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

Câu 7:

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù ...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Tóm tắt

Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

Câu 2: Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,… của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men).

Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,... của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng.

6 tháng 12 2021

bạn ơi bạn tra mang đi ,ko cho vào được đâu nha ?

7 tháng 12 2021

lớp 1 học cái này rồi à

13 tháng 4 2021

mk vt đc rồi nhg nó lại bị sao ý nên mk ko vt nx , mệt lắm mới vt đc 

20 tháng 2 2018

bài làm

Trong nhà em có 4 người nào là ba , me , em và em của em . những người mà em yêu quý nhất là bé su su , em gái của em , nó chính là người dễ thương nhất mà em từng biết đến .

kick mình nha , tuy nó không hay lắm nhưng mình đã tả bằng cả cảm xúc của mình đó , mình đã làm hết sức rồi , huhuhu , xin lỗi bạn nha

8 tháng 11 2016
Thầy cô nghĩa rộng tựa bầu trờiTốt đẹp dành trò mãi chẳng vơiHạnh phúc do yêu nghề dạy trẻGian nan bởi thích nghiệp trồng ngườiĐưa đò chỉ lối về muôn nẻoChở đạo tìm đường đến khắp nơiTrọn kiếp quên mình vì giáo dụcTình kia sao kể hết bằng lời.

Lòng ngày nay là ngày gì thế

Tôi ngước lên nhìn thẳng người cô

Cô lắc đầu tựa như không biết

Hôm nay là ngày của cô thôi!

 

Hôm nay xin cô đừng buồn nhé

Em sẽ cố gắng học chăm hơn

Mong rằng kết quả như mong muốn

Để cô có thể được vui lòng

 

Ngày nay cô vẫn chưa được nghỉ

Cô thật là siêng năng, chăm chỉ

Là một bà tiên luôn mỉm cười

Mong rằng cô luôn luôn khỏe mạnh!

1 tháng 2 2018

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a*. Qua hình ảnh nhân vật, có thể hình dung những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ vì : động tác con người phải mạnh mẽ, dứt khoát thì mới chống chọi được cái hung dữ của dòng thác mạnh, siết.

b. - Văn bản hai tả cảnh : dòng Năm Căn và rừng đước.

   - Miêu tả theo thứ tự gần đến xa (khi tả dòng Năm Căn), thấp đến cao (khi tả rừng đước).

c. Văn bản thứ ba miêu tả lũy làng.

   - Phần 1 (Từ đầu ... màu của lũy) : giới thiệu lũy làng.

   - Phần 2 (tiếp ... lúc nào không rõ) : miêu tả các vòng của lũy.

   - Phần 3 (còn lại) : suy nghĩ tác giả về tình mẫu tử.

   * Trình tự miêu tả : ngoài vào trong, thời gian, từ dưới lên trên.

Luyện tập và bố cục bài văn tả cảnh

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Những hình ảnh tiêu biểu :

   - Thầy cô giáo : chép/phát đề lên bảng, coi học sinh làm bài, thu bài khi hết giờ,...

   - Các học sinh : chuẩn bị giấy, chăm chú làm bài, ...

b. Thứ tự : thời gian (bắt đầu, kết thúc giờ kiểm tra ...) / không gian (bên ngoài, bên trong, ...).

c. - Mở bài : Sáu mươi phút căng thẳng nô nức đến từ cái không khí nặng nề lan tỏa trên gương mặt cô giáo và các bạn, trên những tờ giấy nắn nót viết tên. Giờ viết tập làm văn đã sẵn sàng.

- Kết bài : Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Các ý cần miêu tả : về khung cảnh (mây, trời, gió, thời tiết, cây cối, ...), về con người (hoạt động học sinh ngoài sân : chơi đá cầu, nhảy dây, ...

- Mở bài : Giới thiệu cái đẹp của cảnh biển.

- Thân bài : + Theo thời gian : sáng, trưa, chiều.

       + Biển thay đổi theo màu sắc mây trời.

- Kết bài : cảm nhận về cảnh biển.

a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ

- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào

- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:

- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.

b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.

c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.

Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:

Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai

Thân bài:

Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)

    + Biển trong ngày mưa rào

    + Biển chiều lạnh nắng tắt sớm

    + Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp

20 tháng 11 2021

Ai đã từng được đến vùng đất Diễn vào dịp cuối năm chắc hẳn sẽ được ngắm nhìn những vườn bưởi Diễn với những với những chùm bưởi sai trĩu. Nhà nội em không có nhiều đất nhưng đây là nét đặc trưng của quê hương, ông vẫn giữ lại một cây ở góc sân vừa để lấy bưởi ăn, vừa để làm cảnh.

Cây bưởi nhà nội đã trồng từ lâu rồi nhưng cũng chỉ cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây đã có những vết mốc. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Để tận hưởng hương thơm ngát, quyến rũ của hoa bưởi thì bạn phải đến vườn bưởi vào mùa xuân. Từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Nhiều người còn sử dụng hoa bưởi để pha chế vào các món ăn như nấu chè, ướp bột sắn.

Mùa xuân sắp hết cũng là lúc quả bưởi con được hình thành. Quả bưởi lớn rất nhanh. Lúc mới hình thành chúng bé bằng hòn bi, chỉ vài hôm sau chúng đã to bằng quả chanh, rồi bằng cái bát lúc nào không hay.

Vào cuối thu là lúc bưởi có thể ăn được, quả bưởi lúc này có màu vàng ươm, nặng trĩu cành, có mùi thơm ngọt. Bưởi Diễn có một đặc điểm là múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ, tép bưởi không bị nát và chảy nước.

Cây bưởi có thể làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát.

Phải đến dịp tết giống bưởi Diễn mới có thể ăn được. Khi bưởi đã già người ta thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Bưởi Diễn càng để héo ăn càng ngọt.

Em rất thích cây Bưởi Diễn bởi nó không chỉ là đặc sản quê hương em mà nó còn làm đẹp cho quang cảnh ngôi nhà nội thêm đẹp, thêm tràn trề sức sống. Em hi vọng giống Bưởi Diễn sẽ thích hợp trồng ở nhiều nơi để ngày càng nhiều người được thưởng thức món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn ấy.

20 tháng 11 2021

Lê Bích Ngọc ơi

Mình xin lỗi

Mình k cho bạn rồi nhưng người ta cứ bảo là hôm nay bạn đã k 3 lần với người này rồi

Bạn thông cảm cho mình nhé