K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2020

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thuở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.

14 tháng 5 2020

Bài văn mẫu, cậu tự điền vào ... nhé :

Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.

Năm nay, mẹ ............... tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả .Khuôn mặt trái xoan .Đôi mắt mẹ .................. như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ ................, luôn in lại những nụ .....................

Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc ............ nhưng lại toát lên vẻ .......... Hằng ngày, ngoài những ...................................... mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình.

Tối đến, ................................. Những hôm em ốm, ............................... Hằng ngày, mẹ dậy sớm để ........................... Công việc bận rộn như vậy .............................

Mẹ không những là người mẹ ........................, .................... mà mẹ vẫn là ........................., .................... của em những lúc vui buồn. Có mẹ, ............................

Em rất ......................... mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để ..................................

14 tháng 5 2020

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng! "...

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

14 tháng 5 2020

phạm tiến dũng bạn copy mạng 

10 tháng 2 2019

Ở vườn nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Cây xoài lúc lỉu quả chín. Cây hoa hồng toả hương thơm ngát. Cây nhãn nặng những chum quả chín… Nhưng em thích nhất là cây bưởi.

Cây bưởi được ông trồng hơn 20 năm. Cây cao gần 2m. Thân cây không to lắm chỉ bằng bắp chân người lớn. Thân cây màu rêu xám, không sần sùi và nhiều u bướu như cây bàng. Rễ cây to, bám chắc vào đất, hút dinh dưỡng từ đất nuôi cây. Từ thân cây chia ra thành ba cành lớn chắc chắn như những cánh tay của lực sĩ cử tạ. Ba cành lớn ấy lại phân ra thành nhiều cành nhỏ khác nhau. Lá cây to bằng bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Hoa bưởi nhỏ, màu trắng ngọc, mọc thành từng chum. Mùa xuân hoa nở thơm ngát cả khu vườn. Khi hoa bưởi rụng đi, những quả bưởi sẽ thay thế. Quả bưởi tròn, da trơn nhẵn được nâng đỡ cẩn thận. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy những quả bưởi chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại.

Cây bưởi có rất nhiều ích lợi khác nhau. Hoa bưởi thơm ngát thường được dung để ướp chè. Ông ngoại em hay ướp chè với hoa bưởi ủ trong lá sen. Nước chè được ướp bằng hoa bưởi uống vừa thơm vừa ngọt. Vào những ngày Rằm Tháng Tám, quả bưởi được mang đi thắp hương cúng lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên. Hay những dịp Tết thì quả bưởi không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Các bà các mẹ lấy vỏ bưởi phơi khô để gội đầu. Tóc sau khi được gội bằng vỏ bưởi vừa óng mượt, chắc khoẻ lại vừa thơm thoang thoảng mùi bưởi.

Bưởi có nhiều loại giống cây khác nhau. Có bưởi đào, bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi Diễn,… Mỗi loại có một cách trồng và chăm sóc khác nhau. Nhưng người trồng muốn có được mùa quả bội thu đều phải khéo léo, cẩn thận và chăm sóc cây bằng tất cả tình yêu dành cho nó.

Mỗi mùa hoa nở em lại có dịp cùng ông ngoại đi hái hoa về ướp chè, được cảm nhận mùi hương thơm ngát của hoa bưởi. Em rất thích cảm giác ấy và thấy yêu cây bưởi vô cùng.

10 tháng 2 2019

Mỗi loài cây trong vườn đều có một đặc điểm và công dụng riêng. Cây khế cho hoa tím bên bờ giếng. Cây chanh tỏa hương thơm dịu nhẹ, cho cốc nước mát lành vào ngày hè oi bức. Cây chuối lại tặng cho con người những buồng quả chín vàng mùi thơm ngào ngạt. Bên cạnh những loài cây ấy, cây bưởi cũng đang góp phần làm cho vườn nhà thêm phong phú và nhiều màu sắc.

Mới ngày nào chỉ là một cây con nhỏ xíu, được bàn tay của con người chăm sóc, tưới tắm, giờ đây cây bưởi đã cao quá đầu người. Thân cây to bằng cổ tay và vô cùng chắc khỏe, từ thân ấy tủa ra vô số những cành nhỏ khác nhau. Rễ cây ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Có những cây to và lâu năm, rễ cây trồi cả lên mặt đất trông như những con rắn ngoằn nghoèo. Lá cây to bằng bàn tay và thắt lại ở giữa. Hoa bưởi nở thành từng chùm. Hoa bưởi có màu trắng tinh khôi, tuy không mang sắc đỏ rực rỡ như hoa hồng nhưng lại chẳng kém phần thu hút. Ở giữa năm cánh hoa là nhụy hoa vàng tươi. Những nụ hoa chúm chím xinh xinh như những chiếc cúc áo. Khi hoa bưởi nở, hương thơm dịu nhẹ và ngọt ngào lan tỏa khắp không gian. Hương hoa tạo cảm giác rất dễ chịu, dịu dàng mà thanh khiết. Quả bưởi tròn và nhẵn, lúc còn non thì có màu xanh. Cái nắng chói chang của mùa hạ nhuộm vàng cho vỏ bưởi, làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt.

Bưởi thường ra trái vào mùa thu. Quả bưởi lúc lỉu trên cao chờ tay người hái về. Những múi bưởi thơm ngon căng mọng nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào những ngày rằm trung thu, làm sao thiếu được một quả bưởi trong mâm phá cỗ. Quả bưởi tròn trịa tượng trưng cho sự đầy đặn, vĩnh hằng của tạo hóa. Bưởi còn là một loại quả quan trọng xuất hiện trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc, thể hiện mong muốn có một năm mới an khang thịnh vượng. Vỏ bưởi còn được sấy khô làm chè bưởi- đây là một món ăn quen thuộc mỗi khi hè tới. Các bà, các mẹ thì lấy lá bưởi, vỏ bưởi đun nước để gội đầu, mùi hương thoang thoảng theo gió bay xa. Ông ướp chè với hoa bưởi, hương bưởi hòa quyện với làn khói nghi ngút bốc lên từ ấm trà tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhõm lạ kì.

Hiện nay, người ta lai tạo được nhiều giống bưởi mới cho quả ngon và năng suất cao hơn như bưởi Diễn, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng. Mỗi loại bưởi đã trở thành đặc sản và nét văn hóa riêng của mỗi vùng đất. Chẳng riêng gì bưởi, loài cây nào cũng vậy, con người phải có công chăm bón và tình yêu đối với nó thì cây mới ra hoa kết trái, tặng cho con người những món quà từ thiên nhiên.

Cây bưởi là loại cây bình dị, quen thuộc đối với bất kì một người Việt Nam nào. Cây bưởi đã trở thành một phần của làng quê Việt Nam, là kí ức tuổi thơ dịu ngọt của mỗi chúng ta.

11 tháng 5 2018

đây ko cha mạng khi nớ  viết trong máy lưu để gửi cố hihi

Bộ xa-lông bằng gỗ lát hoa để ở phòng khách là kỉ vật của ông nội. Ngày ông về hưu, Bộ Tư lệnh Quân đoàn II đã tặng ông bộ xa-lông này. Ông nội về hưu được 16 năm thì qua đời trong nỗi buồn xót thương của con cháu. Tính đến nay, ông mất đã bốn năm. Bộ xa-lông đã bóng lên màu nâu thẫm,

màu thời gian 20 năm có lẻ.

 Nhà bố mẹ em ở là ngôi nhà cổ 5 gian lợp ngói do ông bà để lại. Cho đến nay, bộ xa-lông vẫn là thứ có giá trị nhất trong gia đình, ở gian giữa bày bàn thờ ông bà và kê bộ xa-lông. Mặt bàn lại được úp lên một tấm kính màu rất dày để tránh xước và dễ lau chùi. Bốn chiếc ghế đường bệ, kiểu dáng rất đẹp, nặng phải đến hai người mới xê dịch được. Chiếc ghế bên trái ngoài cùng là nơi ông ngồi đọc báo, uống trà và tiếp khách. Ông không biết hút thuốc lào, thuốc lá. Trên bàn chỉ bày biện một bộ ấm trà loại quần ẩm và sáu chiếc chén xếp ngay ngắn trên chiếc đĩa to men xanh.

Em vẫn nhớ như in hình ảnh ông ngồi pha trà, uống trà mỗi sáng khi con cháu đang mơ màng ngủ. Mái tóc bạc phơ, ông tựa lưng vào ghế, trông gương mặt phúc hậu của ông thật đẹp. Nơi ông ngồi ngày xưa thì bây giờ bố em vẫn thường ngồi. Nhiều lúc bố thường lặng lẽ ngắm lại chân dung ông bà và cả ba chiếc huy chương cao quý đặt trong khung tranh để bên cạnh

ông như tưởng nhớ công lao giữ nước hi sinh tất cả cho non sông đất nước

và mong con cháu học tật và noi theo .

 Bố mẹ đã bàn: sang năm anh Ngọc tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ lát gạch hoa nền nhà và thuê thợ đánh véc-ni lại bộ xa-lông cho thật đẹp .Với ông thì bộ xa-lông là tình đồng đội, tình chiến đấu. Mỗi lần có cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cũ về thăm ông, bộ xa-lông là nơi hội tụ của bao tình đồng chí, tình đồng đội vô cùng thắm thiết. Còn với con cháu hiện nay và sau này, bộ xa-lông là kỉ vật thiêng liêng của người cha, người ông kính yêu để lại. Mỗi lần được bố sai đi rửa ấm chén, lúc đặt lên mặt bàn xa-lông em lại bồi hồi tưởng như thấy ông đang ngồi trầm ngâm uống trà mỗi sáng, mỗi chiều.

Năm tháng đã trôi qua, nhưng mái nhà êm ấm của gia đình em vẫn lưu giữ bao kỉ niệm sâu nặng ân tình của ông bà nội. Mảnh vườn nhỏ xinh xắn trồng rau, mấy chậu hoa, góc sân lát gạch, cái bể đựng nước mưa, ... và bộ xa- lông bằng gỗ lát hoa này như tiếng nói của gia tiên vọng về trong tâm hồn của con cháu sau này và mai sau  nhất là trong những ngày tết.

11 tháng 5 2018

Trong mỗi gia đình, không chỉ có ba mẹ, anh, chị mà những vật nuôi cũng trở thành một thành viên nhỏ, gắn bó thân thiết với chúng ta hàng ngày. Chúng không phải những con vật tầm thường không có suy nghĩ, chúng biết yêu thương và gần gũi con người. Và trong các con vật đó, con vật mà em yêu thích nhất là “Giềng” – chú chó nhỏ đáng yêu và rất biết nghe lời. Nó là một niềm vui lớn giúp em xua tan đi những mệt nhọc, lo toan sau một ngày học hành mệt mỏi. Nó đã ở bên gia đình em được 2 năm rồi

Giềng là chú chó được ba em tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 9 của em. Đến nay nó đã to bằng cái xe đạp của em. Nó khoác trên mình một màu trắng tinh khôi. Mỗi lần em vuốt vuốt lông là nó lại ngoan ngoãn nằm im, lim dim đôi mắt và ngủ lúc nào không hay. Khi nó ngủ, hai đôi tai của nó lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Cái đầu của nó tròn tròn, lúc nào cũng lắc trông rất ngộ. Giềng có đôi mắt tròn, màu nâu đậm. Chiếc mũi của nó nhỏ nhỏ, xinh xinh lúc nào cũng ươn ướt. Những chiếc râu mép nhỏ, trắng như cước. Hàm răng của nó trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Mỗi khi muốn ăn cái gì nó sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông nó thật đáng yêu biết mấy. Giềng rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, nó trở nên rất dữ tợn. Hai đôi chân thì lại hơi gầy có những chiếc móng đeo đi rất nhẹ nhàng. Giềng có cái đuôi dài và xù lên giống như cây chổi lúc nào cũng phe phẩy, rất ngộ.
Giềng nhà em rất nhanh nhẹn, đùa nghịch với con mèo mướp rất dễ thương, nhưng bao giờ nó cũng nhường phần thắng cho con mèo đó. Khi con mèo gầm gừ lên ở xó bếp, nó nằm im, không nhúc nhích và nhìn đi chỗ khác.
Mỗi lần đến giờ ăn cơm, em chỉ cần gọi Giềng, Giềng là nó nghoe nguẩy cái đuôi, lũn cũn chạy đến bên bát cơm em mang đến và ăn ngon lành. Nó ăn rất ngoan, rất khéo không để rơi bất cứ một hạt cơm nào ra ngoài đất. Vì thế mà em rất thích cho nó ăn, không phải quét dọn cơm thừa.
Mỗi khi đi học về, vừa bước qua cánh cổng thì thứ mà em thấy đầu tiên chính là Giềng. Nó quấn lấy chân em, đuôi ve vẩy mừng rỡ làm cho em quên hết những mệt nhọc. Khi màng đêm buông xuống, mọi người đều chìm trong giấc ngủ, thì nó lại thức giấc canh nhà. Nhiều lúc chỉ nghe được tiếng động nhỏ, nó lại sủa lên làm cho cả nhà thức giấc. Đáng ca ngợi nhất là đức tín trung thành của nó. Những lúc em một mình, nó chính là người bạn ở bên cạnh để xua tan đi cái cảm giác cô đơn đó.
Gia đình em rất quý Giềng. Nó gắn liền với bao kỉ niệm với gia đình của em. Bố em nói: nó không còn là một chú chó, mà nó như một thành viên thân thiết trong gia đình. Giềng là con vật mà em yêu thích nhất, vì vậy em mong sao nó hay ăn chóng lớn và luôn khỏe mạnh để cùng em lớn lên mỗi ngày.

10 tháng 1 2022

tự viết đi nha bạn hiền

10 tháng 1 2022

tự viết đi bạn

đừng nhờ người khác làm văn (bởi me gà làm văn)

31 tháng 12 2017

   Sinh nhật lần thứ 8 của em, em nhận được rất nhiều quà từ bạn bè và người thân. Nhưng món quà có ý nghĩa nhất đối với em là chiếc cặp mẹ tặng em.

   Chiếc cặp được làm bằng vải dù. Có hình chữ nhật, chiều dài khoảng 3 ngang tay, chiều rộng khoảng 4 ngang tay. Cặp có màu hồng. Bên ngoài chiếc cặp có in hình ba cô công chúa. Quai xách được làm bằng nhựa cứng. Dây đeo được làm bằng vải dù nên em đeo rất êm vai. Khoá cặp của em được làm bằng sắt mạ trắng sáng. Mỗi khi em mở cặp ra và đóng lại nghe tiếng “ tách tách’’ rất vui tai. Đường khâu xung quanh mép vải rất đều và chắc chắn. Mở cặp ra em thấy có ba ngăn. Vánh ngăn được làm bằng vải cứng. Ngăn đầu tiên lớn nhất em để sách giáo khoa. Ngăn bên cạnh em để vở. Ngăn cuối cùng em để các dụng cụ học tập như bút mực, bút chì, thước… Chiếc cặp đã giúp em phân chia đò đạc vào từng ngăn để khi em cần dùng đến đều có thể dễ dàng tìm thấy. Chiếc cặp còn giúp em che mưa, che nắng co sách vở của em.

   Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em. Em rất yêu quý chiếc cặp. Em thầm hứa sẽ luôn ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập để không phụ tấm lòng của mẹ đã dành cho em.

   Chúc bạn học giỏi !

31 tháng 12 2017

búp bê, gấu bông ,...... nhiều lắm em

18 tháng 4 2018

Cây tre từ lâu đã đi sâu vào gốc rễ văn hóa của người Việt, trở thành một biểu tượng văn hóa, không chỉ là gắn liền với cuộc sống làng cảnh, cuộc sống chiến đấu, lao động mà còn là thơ ca, là chất thép ẩn tàng nâng đỡ tinh thần của bao thế hệ người dân Việt. Đi sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc, cây tre đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Là con dân đất Việt, với một lịch sử bên cạnh lũy tre làng lâu đời, nhất định phải nắm vững hiểu biết về cây tre và biểu tượng cây tre. Trong chương trình ngữ văn lớp 6, chúng ta sẽ có đề bài tả cây tre nên ở bài này sẽ hướng dẫn bạn cách tả cây tre ngắn gọn mà vẫn đủ ý và hay. Để tìm hiểu và miêu tả được cây tre cần miêu tả được dáng vẻ bề ngoài, công dụng của cây tre trên các phương diện và biểu tượng của cây tre, thấy được ở cây tre những đức tính tốt mà con người cần nên có, từ đó nêu lên đức tính truyền thống của người Việt.
 

Tả cây tre lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu miêu tả cây tre Việt Nam
Lũy Tre làng thường gắn liền với đầu làng, đồng ruộng tuy nhiên giờ hình ảnh đó ngày càng ít dần



DÀN Ý TẢ CÂY TRE LỚP 6

1. MỞ BÀI
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê nữa.

2. THÂN BÀI
- Tả hình dáng cây tre(dáng tre, họ tre, lá tre, thân tre,…)
- Tả công dụng của cây tre
- Trong đời thường, trong lao động
- Cây tre thân thiết với nhân dân như thế nào?
- Trong chiến đấu
- Cây tre biểu tượng cho điều gì?
- Tình cảm đối với lũy tre làng

3. KẾT BÀI
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.

BÀI LÀM VĂN MẪU TẢ CÂY TRE LỚP 6 1
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.

Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.

Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.

Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.

Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.

Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
 

Tả cây tre lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu miêu tả cây tre Việt Nam
Cây tre tạo bóng mát là nơi nghỉ ngơi của người lớn nơi chơi đùa của trẻ em


BÀI LÀM TẢ CÂY TRẺ LỚP 6 2
Tre từ lâu đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong tiềm thức người dân lao động, nhất là những người xuất thân từ làng bản, dù đi xa đến đâu cũng không bao giờ quên được hình ảnh lũy tre làng.

Tre thường mọc thành lũy thành hành, không bao giờ đứng một mình. Nhìn từ xa, lũy tre như những cách tay ôm dài trùm lên bóng làng bản, xóm thôn. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Lá dài, thon, nhọn, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.

Cây tre đã góp phần tô điểm cho làng cảnh thêm tươi đẹp. Bên cạnh, cây đa, quá nước, sân đình, có lũy tre ôm ấp mái nhà càng làm cho khung cảnh quê hương trở nên thanh bình mang một vẻ đẹp riêng. Và cũng thật đẹp khi người xa xứ nghĩ về hình ảnh con trâu nhai cỏ bên dưới lũy tre làm hiện lên cả một khung cảnh cần lao yên ấm của dân lao động.
Tre gắn liền với làng cảnh như vậy, tre còn gắn liền với cuộc sống lao động của người nông dân một nắng hai sương. Tre để lợp mái, làm nhà. Tre trở thành cán cày, cán cuốc theo người nông dân ra đồng. Trở thành rổ, thành rá, thành thùng cho những mùa gặt hái, những buổi đi chợ của chị em. Tre đồng hành cùng mọi lứa tuổi để làm vui cuộc sống, làm đồ chơi cho những em bé, làm điếu cày cho ngươi già,… Tre còn để gói bánh trưng xanh ngày tết làm ấm lòng người dân những ngày thiêng liêng:

Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
(Thép Mới)

Không chỉ vậy, tre còn là vũ khí lợi hại trong kháng chiến, gậy che, chông tre, mũi tên tre đã dựng lên thành Tổ Quốc, đánh đuổi mọi gót chân xâm lược bao đời, đồng hành cùng dân ta trên con đường bảo vệ độc lập dân tộc. Chiến tranh đã đi qua nhưng những hình ảnh như Thánh Gióng bẻ tre ngoài sa trường làm cho quân giặc chết như ngả dạ thì còn mãi.
Ở tre có hết thảy những đức tính mà con người cần hoàn thiện: kiên cường, đoàn kết, thủy chung, can đảm, là biểu tượng cho con người, là niềm tự hào của dân tộc ta đã đi vào thơ ca trở thành đối tượng để ngợi ca, lưu giữ.

Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh đại diện của tính kiên cường, bất khuất của người Việt, là biểu tượng muôn đời của dân tộc Việt Nam- biểu tượng của một nền văn hóa Việt.

18 tháng 4 2018

Nhắc đến chúa tể của những loài hoa, không ai không nhớ đến hoa hồng, một loài hoa mang vẻ đẹp rực rỡ cùng hương thơm ngào ngạt của nó. Nhà tôi có trồng một khóm hoa hồng nhung, ngày ngày tỏa sắc rực rỡ.

Hoa hồng có nhiều loại, nhiều màu sắc như vàng, trắng, cam nhưng phổ biến nhất vẫn là hoa hồng nhung đỏ. Thân cây khẳng khiu màu xanh thẫm nhưng có nhiều gai, những chiếc gai nhọn nhô lên như để bảo vệ cho bông hoa của mình. Lá cây hoa nhỏ, có đường viền hình răng cưa, trên mặt lá là những đường gân hình xương cá, phía dưới là lớp phấn mỏng trắng muốt. Đặc biệt nhất vẫn là bông hoa. Hoa hồng nhung có rất nhiều cánh, khi hoa chưa nở, những cánh hoa nhỏ úp vào nhau, tạo thành những nụ hoa chúm chím như đôi môi đỏ hồng của người thiếu nữ. Khi hoa đã nở rộ, những cánh hoa to dần và dần dần tách rời, xếp chồng vào nhau thành các lớp. Cánh hoa mỏng manh, mềm mại như làn da em bé.

Mỗi buổi sáng sớm, những giọt sương mai trong suốt như hạt ngọc đọng lại trên cánh hoa khiến cho bông hoa như mang một vẻ đẹp vừa mong manh, vừa quyến rũ. Màu đỏ của hoa hồng nhung rực rỡ mà đầy quý phái, gợi một cảm giác sang trọng, thanh lịch của người phụ nữ trưởng thành. Ở giữa là nhụy hoa nhỏ, ẩn hiện sau lớp áo đỏ như e ấp, giấu mình. Nâng đỡ cho cả bông hoa là những đài hoa bao quanh bên ngoài. Hoa hồng mang một hương thơm không quá nồng nàn như hoa ly, cũng không thoang thoảng như hoa cúc mà nó dịu dàng, man mác, mang đến cảm giác dễ chịu, lan tỏa trong không gian.

Tuy đẹp là vậy nhưng hoa hồng cũng dễ tàn và nhanh úa, nó không phải là một loài hoa dễ trồng và dễ nở, tuy vậy khi mỗi bông hoa được kết thành là khi nó đem hết nhựa sống của mình để tỏa sáng một vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ nhất. Mỗi khi rảnh, tôi thường ra tưới nước cho những bông hồng nhà tôi, ngắm nhìn những bông hoa đỏ rực khoe sắc trong gió, lòng tôi lại thấy vui lạ thường. Bố tôi nói rằng hoa hồng mang rất nhiều ý nghĩa hay, mỗi loại hồng lại có một ý nghĩa riêng, còn hoa hồng nhung nhà mình mang ý nghĩa của tình yêu say đắm và nồng nhiệt. Phải chăng vì thế mà dù chống chọi với bao nắng , mưa, hoa hồng ấy vẫn luôn giữ được vẻ đẹp rực rỡ của mình, tỏa sắc giữa cuộc đời.

Tôi rất yêu thích hoa hồng. Còn gì tuyệt vời hơn được ngăm nhìn những bông hồng nhung đỏ, hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sớm mai. Tôi hy vọng khóm hồng nhung nhà tôi sẽ luôn phát triển tươi tốt và khỏe mạnh.

13 tháng 5 2018

Bạn thiếu phần kỉ niệm 

13 tháng 5 2018

Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.

Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.

Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.

Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái

1 tháng 6 2020

tự làm là hạnh phúc của mỗi công dân.

Mình làm rồi