K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7 2019

Để tạo ra tình huống giàu kịch tính tác giả tạo ra nhiều những mâu thuẫn:

- Người cha muốn bỏ đi để con tìm hạnh phúc (vì không ai chịu gả con gái cho người con một người đi tù)

- Tình huống truyện đặt ra căng thẳng, phức tạp khi cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 11 năm nhưng bóng đen quá khứ vẫn ám ảnh

→ Cuộc đối thoại của hai cha con đi tới kết thúc tốt đẹp, người đọc cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng, người sống trong đạo lí bao giờ cũng có kết quả tốt đẹp.

21 tháng 7 2017

Tình huống truyện độc đáo:

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm

11 tháng 10 2018

Tình huống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vở kịch. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc nhân vật phải hành động, bộc lộ tính cách, phẩm chất, tư tưởng, quan điểm…

Xung đột kịch: Ngọc (chồng Thơm) dẫn lính đi lùng bắt cán bộ, du kích. Thái và Cửu chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ sẽ được yên, hoặc che giấu họ ngay trong nhà mình, vô cùng nguy hiểm. Thơm quyết định che dấu cán bộ, chiến sĩ và đứng hẳn về phía cách mạng

- Sự xuất hiện của Thái, Cửu đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo hướng khác: Trong hoàn cảnh nguy kịch, lòng tin của người cán bộ với nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới thành bại của cách mạng

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tình huống truyện: Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le giữa người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao tù.

- Việc xây dựng tình huống truyện như vậy làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật (Huấn Cao lặng nghĩ mỉm cười; quản ngục, thơ lại khúm núm, run rẩy; Huấn Cao tỏa sáng uy nghi giữa chốn ngục tù); làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái tài, cái dũng, cái thiên lương. Góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật, tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.

19 tháng 7 2023

TK

- Tình huống truyện: xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ của Huấn Cao – người tử tù đang bị áp giải về kinh lĩnh án chém và viên quản ngục – người cai quản chốn ngục tù tối tăm. Một người là tên đại nghịch cầm đầu để nổi loạn, nay bị bắt còn một người là viên quản ngục đại diện cho trật tự xã hội đương thời (đại diện cho quyền lực tối tăm nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa). Ấy vậy mà, họ đều là những người nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật họ là tri kỷ.

- Việc xây dựng tình huống truyện vậy có tác dụng trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính của cho câu chuyện: Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, đầy kịch tính. Điều này cho thấy mối quan hệ éo le giữa những tâm hồn nghệ sĩ. Đồng thời, cho thấy giữa cái đẹp, cái thiên lương với quyền lực độc ác, tối tăm cuối cùng cái thiên lương đã thắng thế. Chính tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp cúa hình lượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục.

24 tháng 10 2018

Mâu thuẫn cơ bản trong vở kịch:

- Tình trạng ngưng trệ sản xuất tới lúc cần phải giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt, mạnh bạo

   + Giám đốc Hoàng Việt quyết định mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới

   + Lời công bố gây bất ngờ với nhiều người (Phó giám đốc, Quản đốc phân xưởng)

- Phản ứng của Trưởng phòng Tổ chức lao động, Trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, quỹ lương

- Phản ứng của Quản đốc phân xưởng Trương, liên quan tới hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Quốc Việt khẳng định không cần vị trí

- Những xung đột gay gắt trên chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ

Cảnh ba này đã diễn ra mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật: tiên tiến, dám nghĩ dám làm, người bảo thủ, máy móc

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Tình huống kịch: mâu thuẫn giữa dân, những người thợ xây đài và tầng lớp vua chúa phong kiến ngày càng gay gắt. Lợi dụng tình hình đó, phe phản nghịch, đứng đầu là Quận công Trịnh Duy Sản đã nổi loạn giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm…Còn lôi kéo cả binh lính, dân chứng và chính người thợ xây đài nổi dậy đốt Đài Cửu Trùng đang xây dở.

- Phản ứng, hành động của các nhân vật:

+ Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.

⇒ Qua đó có thể thấy Đan Thiềm là người có bản chất tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh cả mạng sống mình để bảo vệ người tài. Còn Vũ Như Tô là một người chính trực, không chịu khuất phục, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nghệ thuật.

28 tháng 11 2017

Tình huống truyện độc đáo:

- Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, bình diện xã hội đối lập nhau. Một người là tử tù một người là quan quản ngục- đại diện cho trật tự xã hội. Ở họ có chung tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp nên họ trở thành tri kỉ, tri âm của nhau. Tạo dựng tình huống éo le khi để họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tác giả tạo nên cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ

- Tác dụng:

+ Làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp về nhân cách, tài năng của Huấn Cao

+ Làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn nhân tài” của quản ngục

+ Chủ đề tác phẩm từ đó cũng được thể hiện

22 tháng 1 2018

Nghệ thuật đoạn trích:

- Thể hiện xung đột: xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi bốn đã bộc lộ gay gắt sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu trong cuộc khởi nghĩa bị đàn áp

Đồng thời xung đột kịch diễn ra ngay trong nội tâm nhân vật T hơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật đi tới bước ngoặt quan trọng

- Xây dựng tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột, thúc đẩy hành động kịch phát triển

- Ngôn ngữ đối thoại: nhịp điệu, giọng điệu phù hợp với nhân vật, giai đoạn kịch