K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2019

Ta nhận thấy nếu để sách theo chiều dọc thì sách rất hay bị cong và hỏng gáy, vì thế ta sẽ thiết kế một ngăn riêng ở dưới để sách theo chiều ngang, ngoài ra ta cần thu hẹp phần để đổ dung học tập vì những vật này sẽ chỉ chiếm ít diện tích.

NG
12 tháng 8 2023

Tham khảo
 

Quy trình thiết kế hộp đựng bút:

- Bước 1: Hình thành ý tưởng thiết kế

Khi học tập ở nhà, cần dùng sách, vở, tài liệu, bút, thước, compa,... Nếu tất cả các đồ dùng này được bày trên bàn học thì vừa mất mĩ quan vừa ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Do đó, cần thiết kế một chiếc hộp để đựng các đồ dùng học tập. Chiếc hộp cần thoả mãn các yêu cầu sau :

+ Hộp chứa được một số cuốn sách, vở, bút và dụng cụ học tập khác như thước, êke, compa, tẩy,...

+ Hộp được đặt trên bàn học, có kích thước nhỏ gọn, kết cấu chắc chắn, hình dạng và màu sắc đẹp, làm bằng vật liệu rẻ tiền.

- Bước 2: Tiến hành thiết kế

Căn cứ vào các yêu cầu thiết kế trên và qua sách báo, truyền hình, mạng internet,... thu thập các thông tin liên quan đến hộp đựng tương tự để từ đó hình thành phương án thiết kế, đồng thời phác hoạ sơ bộ hộp đựng đồ dùng học tập như hình sau.
loading...

 

Hộp có chiều dài 350mm, chiều rộng 220mm, gồm ba bộ phận :

+ Ống đựng bút (1);

+ Ngăn để sách vở, tài liệu (2);

+ Ngăn để dụng cụ (3).

Sau đó tính toán, xác định hình dạng, kích thước và lập bản vẽ của hộp đựng như hình sau.
loading...

 

- Bước 3: Đánh giá phương án thiết kế

- Làm mô hình các chi tiết bằng bìa cứng. 

- Sắp xếp thử các đồ dùng học tập vào hộp đựng và để lên bàn học.

- Xác định những điều cần chỉnh sửa.

- Điều chỉnh, sửa chữa các hình chưa phù hợp.

- Bước 4: Lập hồ sơ kĩ thuật

Vẽ phác thảo và ghi được kích thước của hộp đựng đồ dùng học tập đã thiết kế.

Hoạt động 1: Chia sẻ việc sắp xếp các học tập gọn gàng, ngăn nắp.- Chia sẻ về cách sắp xếp góc học tập của em. Gợi ý:+ Mô tả cách sắp xếp sách, vở, đồ dùng học tập của em ở góc học tập.VD: Đồ dùng học tập được đặt trong một chiếc hộp lớn, được chia ngăn. Sách vở để trong tủ sách, chia thành từng ngăn ứng với từng loại sách: sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, tác phẩm đọc...
Đọc tiếp

Hoạt động 1: Chia sẻ việc sắp xếp các học tập gọn gàng, ngăn nắp.

- Chia sẻ về cách sắp xếp góc học tập của em. 

Gợi ý:

+ Mô tả cách sắp xếp sách, vở, đồ dùng học tập của em ở góc học tập.

VD: Đồ dùng học tập được đặt trong một chiếc hộp lớn, được chia ngăn. Sách vở để trong tủ sách, chia thành từng ngăn ứng với từng loại sách: sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, tác phẩm đọc thêm,...

+ Cảm nhận của em về góc học tập của mình.

VD: Góc học tập chính là một trong những nơi em dành nhiều thời gian nhất. Bởi vì góc học tập của em được sắp xếp hợp lí, dựa trên sở thích của mình nên em có thể dễ dàng, thuận tiện và có hứng thú học tập.

+ Nếu được thay đổi vị trí và cách sắp xếp góc học tập của em ở nhà, em muốn thay đổi như thế nào? Vì sao?

VD: Nếu được thay đổi vị trí và cách sắp xếp góc học tập của em ở nhà, em muốn được đổi hướng của bàn học tới gần cửa sổ. Vì như vậy vừa có thể hưởng được ánh sáng tự nhiên, vừa có thể hưởng gió, nếu mỏi mắt nhìn ra cây xanh.

- Thảo luận về việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp. 

Hoạt động 2: Thiết kế góc học tập.

- Tham khảo một số cách sắp xếp góc học tập trong các hình sau để đưa ra ý kiến ý tưởng thiết kế góc học tập gọn gàng, ngăn nắp phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình em.

VD: 

Hình 1

Hình 2

- Dùng ánh sáng đèn bàn, ánh sáng nhân tạo.

- Sách vở được đặt ở trên giá sách tầng cao, dụng cụ học tập để ở tầng dưới, có ngăn kéo đựng đồ.

- Bàn học hướng vào tường.

- Dùng ánh sáng tự nhiên từ mặt trời.

- Sách vở và dụng cụ học tập xếp trên bàn, ở một góc bàn.

- Bàn học hướng ra cửa sổ, bên cạnh cửa ra vào.

- Trình bày ý tưởng thiết kế trong nhóm.

Một số học sinh trình bày ý tưởng thiết kế góc học tập trước lớp.

VD: Đầu tiên, một góc học tập hợp lí phải có bộ bàn ghế và đèn bàn học phù hợp với chiều cao và hợp với tiêu chuẩn chung để không khiến học sinh bị gù lưng hay hỏng mắt. Tiếp theo, phần giá sách có thể gắn liền với bàn học (nếu có quá nhiều sách có thể bố trí thêm một giá sách nhỏ bên cạnh bàn học). Các cuốn sách nên được sắp xếp hợp li sao cho dễ tìm (ví dụ: để riêng các cuốn sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo,...). Bên cạnh đó, các dụng cụ học tập cũng nên được để ngăn nắp trong một cái hộp lớn trên bàn hoặc hộc tủ sao cho tiện sử dụng. Cuối cùng, những vật trang trí không nên để quá nhiều để tránh tạo sự rối mắt, phân tâm khi học tập.

- Chia sẻ nhận thức và cảm xúc sau hoạt động.

VD: Sau hoạt động, em có ý thức trong việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình em.

Hãy hành động

Quan sát học tập của mình, vận dụng những điều em đã học được để:

- Chúng ta những chỗ còn cho gọn gàng, ngăn nắp ở góc học tập.

- Sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện cho việc học tập của em ở nhà.

3
25 tháng 11 2021

?

25 tháng 11 2021

Bạn nào để sách vở gọn gàng ngăn nắp trong phòng hok của mik thì bình luận hay trả lời câu hỏi cho mik bt nha! 

Còn bn nào để sách vở ko gọn gàng mà để lộn xộn khắp nơi thì hãy thu dọn ngay ngắn luôn đi nha! 

                                           Thanks.

9 tháng 4 2021

Hạn chế:
Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.
Kết cục: các đề nghị, cải cách đã không được thực hiện, do sự bảo thủ của triều Nguyễn.

Tham Khảo

Đứng trước nguy cơ đó nhân dân Nhật Bản đã quyết định mở cuộc Duy tân Minh Trị. Cuộc cách mạng này diễn ra với nội dung sau:

Về kinh tế: Ban bố quyền tự do buôn bán; Thống nhất tiền tệ; Xoá bỏ đặc quyền ruộng đất; Tăng cường, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn; Xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ yếu giai đoạn này thì nền nông nghiệp của Nhật vẫn đang sản xuất theo hình thức lạc hậu, những chứng minh cho thấy hơn 22 lần Nhật bị mất mùa và chúng minh cho sự khủng hoảng về kinh tế nghiêm trọng, nghèo đói. Nền công nghiệp cũng đang trong tình trạng thương nghiệp ở Nhật bùng phát với lợi điểm hải cảng lớn. Về xã hội: Nhật Bản vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền binh. Tuy nhiên nhiều tầng lớp cũng phải chuyển sang làm nông do quyền lực không còn như trước. Nông dân thì bị áp bức cả hai phía là giới quý tộc và thương nhân.Về chính trị: Xóa bỏ chế độ nông nô, xóa bỏ đi các quyền lực của đại danh. Đưa quý tộc, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền. Theo đó ban hành hiến pháp 1889 thiết lập chế độ QCLH  Tuyên bố mọi nơi đều bình đẳng. Đúng ra thì nền kinh tế phải do vua Nhật quyết định, nhưng thực tế lại do Mạc phủ Tokugawa thao túng. Do đó phe hoàng tôn bất bình và xảy ra phong trào lật đổ Mạc Phủ, trao lại quyền bính cho vua.Về đối ngoại: Các nước phương Tây lợi dụng Nhật Bản đang khủng hoảng về mọi mặt đã đàn áp, đòi Nhật Bản phải thông thương. Mạc phủ bất đắc dĩ phải ký hiệp ước, chấp nhận mở hai cửa biển Himoda và Hakodate cho tàu thuyền Hoa Kỳ vào buôn bán. Về quân sự: Quân đội Nhật Bản thời kỳ Duy tân Minh Trị được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, thiết lập chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Bên cạnh đó thì công nghiệp đóng tàu chiến cũng được chú trọng phát triển, đồng thời tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời cả những chuyên gia quân sự nước ngoài.Về giáo dục: Chính phủ Nhật Bản đã ban hành chính sách giáo dục bắt buộc, trong đó chú trọng nội dung vào khoa học – kỹ thuật với chương trình giảng dạy, đồng thời cũng cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…
11 tháng 4 2021

Mọi người giúp mik nhé

7 tháng 1 2022

 Em có nhận xét gì về ý kiến trên?

Đoàn kết cũng là nét đặc sắc trong bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đoàn kết thống nhất trở thành một trong 10 lời thề danh dự của người quân nhân cách mạng. Đó là “Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt, trên tình thương yêu giai cấp, hết lòng giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như lúc ra trận"

 

7 tháng 1 2022

Em hãy tóm tắt một câu chuyện về sự đoàn kết? Qua câu chuyện đó, em đã học tập được gì? 

 

Giữa mùa thu năm 1954, Bác đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai nấy cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ thủ đô, nay được dịp về công tác, ai ai cũng có nguyện vọng đề nghị cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, Bác lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác.

Đến câu hỏi: Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

- Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?

Mọi người đồng thanh đáp thưa Bác không ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và nói:

- Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không ?

Người căn dặn: Đối với chi bộ, đảng bộ hay tất cả các cơ quan, đơn vị cũng vậy, mỗi phòng, ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù việc lớn việc nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau để tạo thành một khối vững chắc, thì mỗi chúng ta phải thật sự đoàn kết, nổ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Việc so bì, tính toán thiệt hơn về quyền lợi, trách nhiệm hay ngại việc nặng tìm việc nhẹ thì sẽ dẫn đến mất đoàn kết, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung

       Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã làm cho nhiều cán bộ dự hội nghị trong hội trường đánh tan suy nghĩ cá nhân của mình.

bài hoc :Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại mang giá trị lớn, tư tưởng lớn của Người về tinh thần đoàn kết dân tộc. Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với cơ quan, đơn vị chúng ta cũng vậy, cũng giống như một chiếc đồng hồ, mỗi cá nhân, mỗi ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù lớn dù nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tổ hợp tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau. Để tạo nên một mối nối thật sự vững chắc thì mỗi chúng ta - một mắc xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình