K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 6 2019

- Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh ) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành 2 trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng lên trong ánh mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm nó biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng).

4 tháng 8 2017

   + Dùng nhiều từ cùng trường nghĩa đỏ, hồng cháy, tro diễn tả sự tương tác của sắc màu và đó cũng là các yếu tố có mặt của sự cháy.

    + Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ : từ cháy trong câu thứ ba, và từ tro trong câu thứ tư thế hiện vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của cô gái khiến bao chàng trai phải đắm đuối và nhất là nhân vật “anh” như đang thiêu đốt thành tro bởi ngọn lửa trái tim.

21 tháng 3 2016

Tác giả sử dụng 2 trường từ vựng:

  +Trường từ vựng về màu sắc : đỏ - hồng – ánh        

  +Trường từ vựng chỉ về lửa : lửa – cháy-  tro.                 

- Các từ trong hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên vẻ đẹp của đoạn thơ. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (nhiều  người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong người anh, làm anh say đắm, ngất ngây, và lan tỏa cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (cây xanh cũng ánh hồng).

- Xây dựng hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc .Nó miêu tả một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng,đắm say…( ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số phép đối. 

21 tháng 3 2016

“Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro em biết không?”

Câu thơ đầu tiên “Áo đỏ em đi giữa phố đông” như một lời giới thiệu nhân vật, một cô gái mặc áo đỏ trong môi trường là “giữa phố đông”. Đề tài của bài thơ được tập trung ngay từ câu đầu tiên là “áo đỏ”. Tuy nhiên, mạch chuyển sang câu thơ thứ hai đã được mở rộng thêm sang phía thiên nhiên với “Cây xanh như cũng ánh theo hồng”. Cây xanh ở đây đại diện cho thiên nhiên, và cây vốn dĩ có màu xanh, nhưng rồi khi cô gái mặc áo đỏ đi qua, ta thấy, cái cây ấy, cũng là cái thiên nhiên ấy đã bị chi phối bởi màu áo đỏ ra sao. Đến câu thơ thứ ba, ta thấy “tầm ảnh hưởng” của cái màu áo đỏ ấy đã tiếp tục lan rộng từ thiên nhiên tới con người nói chung: “Em đi lửa cháy trong bao mắt”. Ở đây, ta cần lưu ý thêm một chút về bối cảnh ra đời của bài thơ Áo đỏ. Bài thơ này ra đời sau chiến tranh, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, nhưng tất cả đều còn đang rất ngổn ngang, bề bộn. Và trên phố Khâm Thiên, trong một trưa ngày thường, giữa những màu áo xanh cỏ úa của quần áo bộ đội, màu xanh của quần áo người thợ và màu ka ki của quần áo cán bộ, bỗng nhiên có một cô áo đỏ xuất hiện, và điều đó không thể không gây chú ý với tất cả mọi người. Và và màu đỏ cũng rất gần với màu lửa nên “em đi lửa cháy trong bao mắt” là vì thế. Cho đến cuối cùng, tốc độ câu thơ lại chuyển tiếp tới một nấc nữa là chuyển sang tâm trạng tác giả. Người viết đã dụng ý miêu tả sự chuyển biến cảm xúc với một ấn tượng về cô áo đỏ từ hàng cây (thiên nhiên) đến con người nói chung, và sau cùng là đến tác giả: “Anh đứng thành tro em biết không?” Ở đây, có thể thấy, bên cạnh một mạch thơ xuyên suốt, người làm thơ tứ tuyệt còn phải dụng công để tạo nên một cái tứ đặc trưng, cô đọng trong bài thơ. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhìn ra cái tứ đó từ cái mạch tăng tiến của độ ảnh hưởng. Từ hình ảnh của cô gái mặc áo đỏ đi giữa phố đông, hàng cây thì “ánh theo hồng”, những người khác thì “lửa cháy trong mắt”, còn tác giả, cái tôi trữ tình phải ở một cấp độ cao hơn nữa: “thành tro”. Chính các tầng bậc trong cấp độ “ảnh hưởng” của cảm xúc đó đã làm nên sự thú vị của bài thơ. Tuy nhiên, các tầng bậc này cũng phải được xây dựng trên một sự tương hợp về hình ảnh. Phải là áo đỏ thì mới có sự liên hệ với ngọn lửa, tiếp đó mới có “ánh”, mới có “lửa cháy” và sau cùng, mới có “thành tro”.

7 tháng 7 2018

-Các từ ''đỏ,xanh,hồng,lửa,cháy,tro'' tạo thành 2 trường từ vựng:trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa

-Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng lên trong ánh mắt chàng trai và bao ng khác ngọn lửa.Ngọn lửa đó lan toa trong con ng anh làm anh say đắm,ngây ngất và lan ra cả không gian làm nó biến sắc

7 tháng 7 2018

Trường từ vựng :

- Từ áo đỏ, cây xanh, ánh(hồng), lửa cháy, tro
=> tạo thành 2 trường từ vựng : trg từ vựng chỉ màu sắc và lửa, các sự vật l;iên wan đến lửa
- Các từ thuộc 2 trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau
=> nhấm mạnh tình yêu mãnh liệt của ng con trai dành cho người con gái

Phân tích :

“Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro em biết không?”

Câu thơ đầu tiên “Áo đỏ em đi giữa phố đông” như một lời giới thiệu nhân vật, một cô gái mặc áo đỏ trong môi trường là “giữa phố đông”. Đề tài của bài thơ được tập trung ngay từ câu đầu tiên là “áo đỏ”. Tuy nhiên, mạch chuyển sang câu thơ thứ hai đã được mở rộng thêm sang phía thiên nhiên với “Cây xanh như cũng ánh theo hồng”. Cây xanh ở đây đại diện cho thiên nhiên, và cây vốn dĩ có màu xanh, nhưng rồi khi cô gái mặc áo đỏ đi qua, ta thấy, cái cây ấy, cũng là cái thiên nhiên ấy đã bị chi phối bởi màu áo đỏ ra sao. Đến câu thơ thứ ba, ta thấy “tầm ảnh hưởng” của cái màu áo đỏ ấy đã tiếp tục lan rộng từ thiên nhiên tới con người nói chung: “Em đi lửa cháy trong bao mắt”. Ở đây, ta cần lưu ý thêm một chút về bối cảnh ra đời của bài thơ Áo đỏ. Bài thơ này ra đời sau chiến tranh, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, nhưng tất cả đều còn đang rất ngổn ngang, bề bộn. Và trên phố Khâm Thiên, trong một trưa ngày thường, giữa những màu áo xanh cỏ úa của quần áo bộ đội, màu xanh của quần áo người thợ và màu ka ki của quần áo cán bộ, bỗng nhiên có một cô áo đỏ xuất hiện, và điều đó không thể không gây chú ý với tất cả mọi người. Và và màu đỏ cũng rất gần với màu lửa nên “em đi lửa cháy trong bao mắt” là vì thế. Cho đến cuối cùng, tốc độ câu thơ lại chuyển tiếp tới một nấc nữa là chuyển sang tâm trạng tác giả. Người viết đã dụng ý miêu tả sự chuyển biến cảm xúc với một ấn tượng về cô áo đỏ từ hàng cây (thiên nhiên) đến con người nói chung, và sau cùng là đến tác giả: “Anh đứng thành tro em biết không?” Ở đây, có thể thấy, bên cạnh một mạch thơ xuyên suốt, người làm thơ tứ tuyệt còn phải dụng công để tạo nên một cái tứ đặc trưng, cô đọng trong bài thơ. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhìn ra cái tứ đó từ cái mạch tăng tiến của độ ảnh hưởng. Từ hình ảnh của cô gái mặc áo đỏ đi giữa phố đông, hàng cây thì “ánh theo hồng”, những người khác thì “lửa cháy trong mắt”, còn tác giả, cái tôi trữ tình phải ở một cấp độ cao hơn nữa: “thành tro”. Chính các tầng bậc trong cấp độ “ảnh hưởng” của cảm xúc đó đã làm nên sự thú vị của bài thơ. Tuy nhiên, các tầng bậc này cũng phải được xây dựng trên một sự tương hợp về hình ảnh. Phải là áo đỏ thì mới có sự liên hệ với ngọn lửa, tiếp đó mới có “ánh”, mới có “lửa cháy” và sau cùng, mới có “thành tro”.

13 tháng 7 2018

trường từ vựng chỉ màu sắc : đỏ, xanh, hồng

14 tháng 7 2018

Trường từ vựng màu sắc : đỏ, xanh, hồng.

Trường từ vựng lửa, các sự vật liên quan đến lửa : lửa cháy, tro

Tác dụng : Nhấn mạnh tình yêu mãnh liệt của người con trai dành cho người con gái

20 tháng 3 2019

Nghệ thuật nhân hóa:

+) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu loài chim ríu rít.

Nghệ thuật so sánh:

+) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ

+) Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng.

+) Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh

Tác dụng: làm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

20 tháng 3 2019

-Nghệ thuật nhân hóa: "Mùa xuân,cây gạo gọi đến bao nhiêu loài chim ríu rít"

-Nghệ thuật so sánh:

+"Từ xa nhìn lại,cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ" 

+"Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng"

+''Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh''

-Tác dụng:+Làm cho hình ảnh cây gạo thêm đẹp,sống động,nên thơ và có hồn

                 +Ngợi ca vẻ đẹp của cây gạo

2 tháng 6 2018

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước mơ thời niên thiếu của mình.Các từ ngữ " cháy lên "," cháy mãi "," khát vọng "," ngửa cổ "," tha thiết "," cầu xin "," khát khao "...cùng với hình ảnh " một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời "  và  " cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao " đã cộng hưởng nhằm nhấn mạnh niềm hi vọng thiết tha,ước mơ,khát khao cháy bỏng của tác giả trong thời thiếu niên.

Mk nghĩ vậy,chúc bạn học tốt.

2 tháng 6 2018

                                                                                  BÀI LÀM

Đọc đoạn thơ trên, tác giả đã cho em cảm nhận rằng tuổi thơ tác giả luôn tràn đầy khát vọng, tuổi thơ ấy đã được nâng lên từ những cánh diều. Tác giả đã dùng hình ảnh: "Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và cũng tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" càng cho thấy nỗi niềm khát khao của tác giả qua những từ ngữ: ngửa cổ suốt một thời mới lớn, chờ đợi, tha thiết cầu xin.

Qua đó, em cảm nhận thấy tác giả đã dùng các từ ngữ, hình ảnh sáng tạo, sinh động, nói lên khát vọng tuổi thơ mãnh liệt mà hồn nhiên, trong sáng.

13 tháng 7 2018

Tôi thấy những cách sử dụng những từ ngữ và hình ảnh đó rất hay bởi vì chúng làm cho đoạn văn hay hơn,sống động hơn và người đọc có thể cảm nhận được khao khát của tác giả đã được viết trong đoạn văn đó.

(đây là cảm nhận riêng ! ko hay xin thông cảm!)

28 tháng 3 2019

thanks

10 tháng 8 2018

Các từ ngữ cháy lên, cháy mãi, khát vọng, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, khát khao cùng với các hình ảnh một cái gì đó cứ cháy lên, ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, cánh diều tuổi ngọc ngà bay mang theo nỗi khát khao đã cộng hưởng nhằm nhấn mạnh niềm hi vọng thiết tha, ước mơ, khát khao cháy bỏng của tác giả trong thời niên thiếu.