K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2021

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương"

nhà hậu lê

đuổi minh về nước

14 tháng 3 2021

-Lê Lợi là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428 sau đó xây dựng và tái thiết lại đất nước. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. Ông được coi là vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân.

-Sau khi nhà Hồ kết thúc thì nhà Trần được thành lập

- Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). Trước cảnh nước mất nhà tan, ông đã chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn là căn cứ cuộc khởi nghĩa.

Lê LợiLê Lợi

- Đầu năm 1416 bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa được thành lập gồm 19 người do Lê Lợi đứng đầu làm lễ thề ở Lũng Nhai nguyện cùng sống chết có nhau, quyết đánh giặc cứu nước.

- Ngày 7/2/1418, Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương. Lam Sơn nằm tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng và miền núi, có địa thế hiểm trở.

- Giữa năm 1418 quân Minh vây quét Chí Linh, quyết bắt Lê Lợi. Lê Lai đã cải trang thành lê Lợi chỉ huy toán quân cảm tử và bị giết chết - sự kiện "Lê Lai liều mình cứu chúa”.

- Cuối năm 1421 quân Minh huy động 10 vạn lính vây quét Lam Sơn, Lê Lợi rút lên núi Chí Linh, rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, quân Minh chấp thuận để dụ hòa Lê Lợi và làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân. Còn nghĩa quân tạm hòa để có thời gian củng cố lực lượng và tránh cuộc bao vây của địch sau đó lại trở về Lam Sơn.

- Cuối năm 1424, quân Minh mua chuộc Lê Lợi thất bại nên chuẩn bị tấn công Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.

Thời gian

Sự kiện

1418

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn.

Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1.

1421

Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần thứ 2.

1423

Lê Lợi quyết định hòa hoãn với quân Minh.

1424

Quân Minh mua chuộc Lê Lợi không thành, chuẩn bị tấn công nghĩa quân Lam Sơn.

Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 3.

5. Khi quân Minh tấn công căn cứ Lam Sơn, trước thế mạnh của giặc nghĩa quân đã làm gì?6. Trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì để cứu Lê Lợi?7. Quyết định nào của Lê Lợi đã tạo ra bước ngoặt đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?8. Với thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, quân Minh phải rút về đâu để cố thủ? 9. Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh bao nhiêu lần ? 10. Chiến thắng nào của nghĩa quân đã...
Đọc tiếp

5. Khi quân Minh tấn công căn cứ Lam Sơn, trước thế mạnh của giặc nghĩa quân đã làm gì?

6. Trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì để cứu Lê Lợi?

7. Quyết định nào của Lê Lợi đã tạo ra bước ngoặt đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

8. Với thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, quân Minh phải rút về đâu để cố thủ?

9. Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh bao nhiêu lần ?

10. Chiến thắng nào của nghĩa quân đã làm cho 5 vạn quân Minh bị tử thương?

11. Vào thời gian nào 15 vạn quân viện binh của Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta?

12. Tên tướng nào đã thay Liễu Thăng chỉ huy quân Minh tiến vào Đông Quan?

13. Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào?

14. Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, ai là người đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An?

15. Tháng 10.1426, 5 vạn viện binh của giặc do tướng nào chỉ huy kéo vào Đông Quan?

2
15 tháng 3 2022

Tham khảo
5) Khi quân Minh tấn công căn cứ Lam Sơn, trước thế mạnh của giặc nghĩa quân đã ba lần rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa) và phải tiếp chống lại sự vây quét của quân giặc.

6) Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướn

7) Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Tiến vào Nghệ An là một bước ngoặt về chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

8) Đông quan

9) 3 lần

10) Tốt động- chúc động

11) tháng 10 năm 1427

12) Lương Minh

13) trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa

14) Nguyễn Chích

15) Vương Thông

15 tháng 3 2022

Tham khảo
5) Khi quân Minh tấn công căn cứ Lam Sơn, trước thế mạnh của giặc nghĩa quân đã ba lần rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa) và phải tiếp chống lại sự vây quét của quân giặc.

6) Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướn

7) Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Tiến vào Nghệ An là một bước ngoặt về chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

8) Đông quan

9) 3 lần

10) Tốt động- chúc động

11) tháng 10 năm 1427

12) Lương Minh

13) trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa

14) Nguyễn Chích

15) Vương Thông

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi...
Đọc tiếp

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.

Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sông của nghĩa quân khá hơn. Thê chủ động tấn công ngày một cao, chảng mấy chôc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiên ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuât hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lận xuống nước.

Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.

 

Đọc bài sau, cho biết :

1.Truyện kể về nhân vật và sự kiện liên quan đến Lịch sử nào?

2.Lưỡi gươm có trong tay ai? Chuôi gươm có trong tay ai? Vì sao lại chia thanh kiếm thành 2 phần như thế?

 

2
8 tháng 8 2018

đéo hiểu

23 tháng 9 2018

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

12 tháng 12 2021

Lê Lợi đã làm gì trước khi tiến quân ra Bắc:

☒ Chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

☒ Chiêu tập binh sĩ, xây dựng lực lượng.

12 tháng 12 2021

Lê Lợi đã chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.Rồi là chiêu tập binh sĩ, xây dựng lực lượng

Các bạn dịch đoạn văn sau ra tiếng anh hộ mình với nhé làm ơn đừng dùng máy dịch các bạn tự dịch giúp mình nhé mình cần gấp lắm mình hứa sẽ tick hết màLê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18...
Đọc tiếp

Các bạn dịch đoạn văn sau ra tiếng anh hộ mình với nhé làm ơn đừng dùng máy dịch các bạn tự dịch giúp mình nhé mình cần gấp lắm mình hứa sẽ tick hết mà

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách. Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), 

Sau khi đuổi hết giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách.Lê Lợi làm vua được 5 năm thì mất (1433), an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ.

 

1
23 tháng 12 2018

lm wen với bn goolge đi lak vừa

1.Nguyên nhân Hai BÀ Trưng nổi dậy khởi nghĩa:do căm thù quân xâm lược ,Thi sách bị Tô Định giết hại2.Ý nghĩa của chiến Thắng Bạch Đằng :kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến Phương Bắc......nước ta3.Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào : khoảng 700 4.THành  Cổ Loa có hình dạng là : Hình xoáy trôn ốc5.Năm 939 ,Ngô Quyền  xưng vương đã chọn kinh đô ở đâu : Cổ...
Đọc tiếp

1.Nguyên nhân Hai BÀ Trưng nổi dậy khởi nghĩa:do căm thù quân xâm lược ,Thi sách bị Tô Định giết hại

2.Ý nghĩa của chiến Thắng Bạch Đằng :kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến Phương Bắc......nước ta

3.Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào : khoảng 700 

4.THành  Cổ Loa có hình dạng là : Hình xoáy trôn ốc

5.Năm 939 ,Ngô Quyền  xưng vương đã chọn kinh đô ở đâu : Cổ Loa - Đông Anh-Hà Nội

6.Đinh Bộ Lĩnh  là người có công :dẹp loạn 12 sứ quân ,thống nhất đất nước

7.Trên đường bộ ,Lê Hoàn chỉ huy quân ta giành thắng lợi ở :Chi Lăng

8.khi biết nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta,chủ trương đánh giặc của Lý Thường Kiệt là:ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.

9.để củng cố ,xây dựng đất nước ,Nhà Trần đã làm :chú ý xây dựng quân đội ,bảo vệ đê điều,khuyến khích nông dân sản xuất

 

1
17 tháng 1 2022

Bạn trả lời ht rồi còn đâu

24 tháng 3 2021

undefined

24 tháng 3 2021

2.

Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá) và đọc bài văn thề. Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2- 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.   

 

6 tháng 5 2022

A

6 tháng 5 2022

A

23 tháng 2 2021

Sau khi nhà Hậu Lê kết thúc thì nhà Trần nối Hậu Lê

Giữa thế kỉ XIV, nhà Trần phát triển nghề nông nghiệp nha bạn

có ai thi kẻ chuyện với mk komk kể đầu tiên :          sự tích hồ gườmVào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết...
Đọc tiếp

có ai thi kẻ chuyện với mk ko

mk kể đầu tiên :

          sự tích hồ gườm

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

2

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.