K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2021

Tham khảo

    Cuộc đời ngày càng thêm tất bật với bao công việc, dòng xoáy của những lo toan bộn bề cuốn con người hòa vào nó. Dường như chẳng ai là thoát khỏi vòng xoáy ấy. Sáng dậy làm việc đến tối khuya rồi nghỉ ngơi. Và ngày lại qua ngày tẻ nhạt buồn chán. Mỗi sớm bình minh ta phải mệt mỏi vì bao lo lắng suy nghĩ những lúc ấy cần lắm giây phút yên bình thì lời ca " Để gió cuốn đi" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại vang lên như nhắc nhở điều gì thầm kín.

"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…"

Phải chăng ông đang gửi đến chúng ta thông điệp sống yêu thương chia sẻ. Đúng vậy con người được sinh ra được sống thật may mắn khi thượng đế đã ban cho ta trái tim để cảm nhận để yêu thương. Yêu thương là một từ ngữ tưởng như rất gần gũi mà lại cũng rất thiêng liêng trừu tượng thân quen. Yêu thương luôn luôn hiện hữu trong đời sống như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

"Còn gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau"

Yêu thương là khi ta không ngần ngại trao đi những giá trị vật chất bên ngoài hay những tình cảm sâu kín bên trong, yêu thương là khi ta ngừng lại một phút một giây trên dòng đời tất bật để ngắm nhìn mọi thứ một hướng khác một cách riêng của mình để thấy cuộc đời này có biết bao việc tốt biết bao nhiêu bông hoa đang khoe sắc thắm biết bao nhiêu ngọn lửa đang sưởi ấm không gian.

Yêu thương nhỏ bé mà sao vĩ đại đến thế? Cuộc đời này chẳng thể định nghĩa được nếu thiếu đi yêu thương. "Sống" là lúc ta tồn tại, là cả quá trình lâu dài do con người tạo nên. Trong quá trình đó ta sẽ bắt gặp những phép màu nhưng cũng có cả hố đen. Bức tranh sống là nơi con người vẽ lên những hình khối sắc màu bằng cảm xúc thực sự từ đáy lòng. Nhưng nó chỉ đẹp nhất khi được tô điểm bằng tình yêu thương san sẻ giữa con người với con người. Yêu thương là chất keo gắn kết giữa người với người, là cây cầu vô hình song vững chắc để nối những trái tim lại với nhau. Có yêu thương ta mới thấy mình sống thật ý nghĩa. Và cũng chỉ có yêu thương ta mới cảm thương trước những người khốn khổ ta mới có thể xót xa trước cảnh thảm họa thiên nhiên tàn phá con người. Và cũng chính nhờ yêu thương mà những chiếc lá rách mới được lá lành bảo vệ, chở che, những mảnh đời bất hạnh mới tìm được bến đỗ bình yên để không phải lang thang trôi dạt vô định.

Cuộc sống đâu phải ai cũng may mắn ai cũng hạnh phúc chắc hẳn trong đời người ai cũng phải nếm mùi vị của sự thất bại đau đớn vì những lần vấp ngã những lúc hoạn nạn ấy cần lắm tấm lòng bao dung, đồng cảm để sẻ chia vơi bớt nỗi buồn. Đó có thể là người thân ta, bạn bè ta hay đôi khi chỉ là những người qua đường. Nhưng trong thời đại ngày nay công nghiệp đã làm con người ta sống quá nhanh sống quá tất bật. Vì vậy xin hãy "sống chậm lại, suy nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn". Ta hãy dành chút ít thời gian tĩnh lại để ngắm nhìn một bông hoa đẹp, nghe tiếng chim ríu rít lặng mình trong một bản nhạc cổ điển, hít thở và ngắm nhìn trời xanh… Tâm hồn con người như một mảnh đất nếu không có nguồn nước mát lành là yêu thương ấy thì làm sao màu mỡ, mầm xanh bé bỏng có thể vươn cao. Chỉ khi ấy tâm hồn mỗi người trở nên thanh thản thâm trầm, sâu sắc chín chắn và trưởng thành hơn.

"Một định lí mà ai cũng phải đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi, đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười bàn tay có mở rộng trao ban tâm hồn mới tràn ngập vui sướng" (Hai biển hồ). Tôi từng chứng kiến cảnh một sinh viên đại học nhà khá giả đã cởi chiếc áo rét của mình cho bà cụ đi bán hàng rong trong mùa đông giá rét, một em bé luôn mang trong mình hai đôi găng tay để cho người bạn khác không có. Hay đó là tấm gương Nguyễn Tiến Nam đã từng hy sinh cả tính mạng mình để cứu hai em nhỏ bị đuối nước. Bạn có biết người đàn bà trong "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. Đó là một con người mạnh mẽ, mạnh mẽ không phải vì cơ thể chịu đựng được những đòn roi của người chồng. Sức mạnh của con người đó thể hiện ở lòng vị tha sự nhân hậu hết mực yêu thương chịu đựng tất cả vì con cái – những đứa con trên thuyền quanh năm thiếu đói. Đó còn là những nhà hảo tâm, những chương trình từ thiện vẫn đi khắp đất nước để giúp đỡ những hoàn cảnh éo le. Thói thường, nơi nào có một người chiến thắng thì ở nơi đó có rất nhiều kẻ thua cuộc, khi có một người giàu thì sẽ có vô số những người nghèo. Nhưng chắc chắn có một điều rằng nơi nào có nhiều người biết hi sinh vì người khác nơi đó sẽ chỉ có người thắng người giàu. Hạnh phúc thực sự chỉ đến khi bạn biết mạnh dạn cho đi chứ không phải giữ chặt, hãy đem tình thương của mình để gửi đến muôn đời như lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bởi mọi hương hoa đều bay theo chiều của gió chỉ có hương người đức hạnh còn mãi với thời gian.

Bên cạnh đó vẫn còn những người lối sống thờ ơ vô cảm, thiếu yêu thương, không biết đồng cảm và giúp đỡ người khác đáng phê phán. Con người chỉ sống duy nhất một lần trong đời. Vì vậy hãy biết yêu thương và trân trọng lẫn nhau. Thật nuối tiếc một điều gì đó khi nó đã mất đi, nhưng sẽ rất khó nhận ra những gì mình đang có. Năm tháng rồi cũng qua đi chỉ có tình người ở lại. Nó sẽ mãi là sức mạnh vĩ đại là hạnh phúc quý giá để níu kéo những con người lại gần nhau trong cuộc sống này.

Một ngày có hai mươi tư giờ, chúng ta dùng tám giờ để làm việc tám giờ để ngủ tám giờ để vui chơi ăn uống. Vậy thì cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt biết bao! Hãy thử bỏ ra một chút thời gian để yêu thương bạn sẽ thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao. Vật chất rồi có lúc sẽ thừa còn yêu thương thì luôn luôn không đủ xin hãy:

"Cảm ơn đời mới sớm mai thức dậy

Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"

17 tháng 5 2018

Sống ở đời, ai cũng phải có một tấm lòng để bao dung, yêu thương người khác. Để những cơn gió thoảng qua, cuốn nó đi xa mãi. Mang theo tấm lòng nhân hậu đến khắp mọi nơi. Bay đến chân trời chia sẻ những niềm vui cho mọi hoàn cảnh khó khăn. Tấm lòng đó làm đẹp thêm cho cuộc sống, cho mọi người xung quanh, càng tô đẹp hơn cho chính bản thân ta. Tấm lòng đó - món quà vô giá mà thượng đế đã ban cho loài người. Một món quà vô cùng ý nghĩa, sẽ mãi trường tồn, vĩnh cửu qua bao thập kỉ, năm tháng. Thật hạnh phúc biết bao cho những người đang sở hữu món quà quí giá đó. Nó sẽ mang đến cho người đó sự tôn trọng, yêu quí của mọi người và niềm tin tưởng. Tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia là tình cảm cao đẹp trong cuộc sống của con người. Đó là tình cảm thiêng liêng, xuất phát từ trái tim chân thành của mỗi cá nhân. Nó sẽ giúp cuộc sống của ta trở nên ấm cúng, hạnh phúc hơn. Và nó đã thật sự đúng với tôi- một người lúc nào cũng cô độc, chỉ nghĩ đến bản thân, sau khi được nghe lời yêu thương ấy, tôi đã có một tấm lòng. Nó đã giúp cho ánh sáng của vui vẻ chạm đến trái tim tôi lần nữa, mở ra cánh cửa giúp tôi bay xa mãi. Và tôi cũng muốn nói với các bạn rằng: Hãy để tấm lòng của chúng ta cho gió thổi bay, bay đi và sẻ chia yêu thương của chúng ta cho tất cả mọi người.

21 tháng 4 2018

Ý 1 : C/M tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú , táng tận lương tâm

Y2 : ngày nay vẫn có không ít tấm lòng nhân ái

21 tháng 4 2018

Xin lỗi tớ còn ít thời gian

16 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công cho mỗi con người chính là biết hi vọng. Hi vọng là tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ xảy đến. Người biết tin tưởng là người có sự lạc quan từ đó tạo nguồn động lực để vượt qua khó khăn, gian khổ trước mắt. Trong cuộc sống, sẽ có lúc chúng ta vấp ngã, hãy tin vào một tương lai tươi đẹp phía trước và mạnh mẽ bước đi, một ngày nào đó chúng ta sẽ đến được với vạch đích của sự thành công. Niềm hi vọng có thể biến cái không thể thành có thể, biến những điều tưởng chừng vô vọng trở về với vẻ ban đầu của nó. Nếu con người ai cũng có niềm hi vọng, tin tưởng, lạc quan thì những thông điệp tốt đẹp sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn, từ đó xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Những sự tiêu cực, mất niềm tin không những làm cho chúng ta thất bại mà nó còn làm cho chúng ta hoài nghi vào chính cuộc sống mà mình lựa chọn. Biết hi vọng là một trong những điều cần thiết hàng đầu của cuộc sống. Mỗi chúng ta cần phải hi vọng và cố gắng hết mình để tiến về phía trước.

Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Một trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. 

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.

Người đọc không thể tưởng tượng được trong tình thế nan nguy của tính mạng hàng ngàn người dân mà quan phụ mẫu vẫn điềm nhiên đánh bạc và hưởng lạc. Trong khi "sức người khó lòng địch nổi sức trời" thì bọn nha lại tay chân chỉ mải lo hầu bài quan. 

Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày", tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dầu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận lương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ *********". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quân gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"... 

Với việc sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện gay gắt; với giọng văn khi thiết tha xúc động, khi cay độc, mỉa mai,... Phạm Duy Tốn đã trực tiếp bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của mình trước thảm cảnh của dân chúng và lòng căm uất phẫn nộ bọn quan lại phong kiến.

Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làngPhượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội),ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Sống chết mặc bay.