K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1

 Tham khảo

Trong thực tế, ai cũng thích, cũng mong muốn được khen ngợi, được ghi nhận, được thành danh. Có người vì thế mà nỗ lực phấn đấu để biến đổi về chất. Song đáng buồn lại có những người muốn rút ngắn con đường bước đến vinh quang mà tin xổi ở thì, không chăm lo cho thực tế chỉ cố tô vẽ bề ngoài để được khen được thưởng. Đáng buồn hơn, chúng ngày càng phổ biến và trở thành một hiện tượng “háo danh” và mắc bệnh thành tích

          Thực chất, thành tích là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được. Như vậy, thành tích là nhóm để biểu dương, nêu gương những kết quả thực tế tốt đẹp. Điều đó động viên cố gắng của người được nêu gương, thúc đẩy họ tiếp tục cố gắng. Mặt khác thành tích của người này còn là “cú hích” cho người khác cùng “chạy đua” để tiếp tục đi lên. Rõ ràng, thành tích là điều tốt đẹp và nó cũng mang lại những điều tương tự cho cuộc sống.

          Tuy nhiên, khi đặt trước từ “thành tích” một chữ “bệnh” – bệnh thành tích thì vấn đề đã khác. Bởi từ “bệnh” không gợi đến điều gì tốt đẹp. “Bệnh thành tích” là thói a dua, là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được tuyên dương khen thưởng nhưng thực chất bên trong vấn đề không đạt mong muốn. Nói khác đi, bệnh thành tích là tên gọi của sự không phù hợp giữa hình thức và bản chất: hình thức rất hào nhoáng, sáng bóng, lẫy lừng nhưng bản chất thì xuống cấp, gỉ sét, cong vênh.

Bệnh thành tích đã tồn tại từ lâu trong đời sống xã hội, đục sâu lan rộng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong giáo dục, bệnh thành tích còn được gọi là bệnh hình thức. Có những trường vì thành tích mà luôn cố gắng tập trung luyện “gà” – luyện học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện để các em có thời gian tập trung học môn mình thi nhằm đạt kết quả cao mang vinh dự cho trường. Hay trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp, có những trường huy động giáo viên cùng làm với học sinh rồi ném bài cho các em. Trong các cơ quan, công ty, nhà máy, bệnh thành tích nằm ở những bản báo cáo được mài cho nhẵn viết cho đẹp. Trong thực tế người ta không màng đến chất lượng, chỉ chạy theo số lượng để đạt chỉ tiêu. Họ chỉ sung sướng khi nghe đến những con số 100%, 99%. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước, trường nào chỉ đạt 95%, 96% là đã lo lắng căng thẳng rồi. Nhưng một hai năm trở lại đây khi công tác kiểm tra, giám sát được thắt chặt hơn, trung bình cả nước chỉ đỗ khoảng 60% – 70%.

Rõ ràng kết quả xa nhau, nó phản ánh thực tế chất lượng giáo dục trong một thời gian dài bị o bế, làm nhiễu. Rõ ràng, bệnh thành tích sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại. Trước hết, nó khiến mỗi cá nhân tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về thành tích, không có xu hướng vận động phát triển. Bệnh thành tích do đó tiếp tục “được” duy trì, phát triển. Dần dần nó sẽ ăn sâu, đeo bám vào tư tưởng, lối sống cách thức làm việc của xã hội, làm cho chất lượng thực bị bỏ bê, xuống dốc, chỉ có cái vẻ bề ngoài là hào nhoáng, đẹp đẽ. Nó thực chẳng khác nào một trái bí đỏ bị thối rữa bên trong. Dân gian ta nhắc nhở nhau tốt gỗ hơn tốt nước sơn vì sơn có thể tróc nhưng gỗ không được phép mục, gỗ mục sẽ làm sụp đổ cả một hệ thống quan trọng. Nhưng bệnh thành tích đã làm đảo lộn truyền thống đạo lý ấy và mỗi hệ thống xã hội đang có nguy cơ lung lay, suy sụp vì chất gỗ bên trong đang mối mọt dần.

Bệnh thành tích gây hại cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Và hậu quả dễ thấy nhất, tai hại nhất thể hiện ở ngành giáo dục. Có những trường lớp, vì thành tích mà cho học sinh lên lớp hàng loạt, bất chấp kết quả thực tế. Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường. Có em đã học lớp 7 mà chưa đọc thông viết thạo! Cũng vì thành tích mà các thầy cô “cấy điểm” cho học sinh giỏi ở những môn các em không thi học sinh giỏi, giúp các em tập trung ôn luyện cho thi cử. Và hàng trăm học sinh sa vào tình cảnh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng trượt tốt nghiệp, trượt đại học. Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánh chịu. Nhưng hậu quả lâu dài là tương lai đất nước phải chấp nhận sự thui chột về đạo đức, tài năng của nhiều thế hệ.

Bệnh thành tích có căn nguyên sâu xa từ một thói xấu của con người: thói ghen ăn tức ở, “con gà tức nhau tiếng gáy”. Thấy cá nhân, đơn vị khác được nêu gương, cá nhân đơn vị mình cũng muốn được như vậy. Song, thay vì tập trung nâng cao chất lượng họ lại đốt cháy giai đoạn, đánh bóng hình thức để được tuyên dương. Nhưng công bằng mà đánh giá, bệnh cũng có nguyên nhân từ những sai lầm trong công tác quản lý tổ chức của nhiều cấp, ngành: trọng giấy tờ, hình thức, không gần gũi sâu sát thực tế và chỉ tiêu hoá, kế hoạch hóa cao độ mọi vấn đề thi đua. Bởi vậy, các tổ chức, cá nhân chỉ cốt lo sao cho bản báo cáo, cuốn sổ của mình được sạch sẽ đẹp đẽ. Rồi lo sao để chỉ tiêu kế hoạch trên giao ta “trăm phần trăm” hoàn thành.

Rõ ràng, để xảy ra căn bệnh ấy lỗi thuộc về tất cả chúng ta. Nhận rõ hậu quả của bệnh thành tích, xã hội cần đẩy mạnh công cuộc loại trừ nó. Các nhà lãnh đạo cần kiểm tra, giám sát sát sao hơn hoạt động của các tổ chức cá nhân trực thuộc, đồng thời điều chỉnh hệ thống, cơ chế quản lý tổ chức. Các cơ quan đoàn thể vì tương lai bản thân xóa bỏ bệnh hình thức để đi vào chất lượng thực tế. Chỉ khi nào làm được điều đó, xã hội ta mới thực sự trong sạch và đi lên.

21 tháng 2 2017

Đáp án: D

Giải thích: Hiện tượng là hậu quả của việc mất rừng là đất trượt, đá lở ở miền núi; lũ lụt ngày càng gia tăng và ảnh hưởng lớn đến cả miền núi, trung du, đồng bằng. Đồng thời, việc mất rừng cũng xảy ra hiện tượng biến đổi khí hậu.

21 tháng 8 2017

Đáp án D

Hiện tượng là hậu quả của việc mất rừng là đất trượt, đá lở ở miền núi; lũ lụt ngày càng gia tăng và ảnh hưởng lớn đến cả miền núi, trung du, đồng bằng. Đồng thời, việc mất rừng cũng xảy ra hiện tượng biến đổi khí hậu

27 tháng 11 2019

Đô thị hóa tự phát không có sự quản lí của nhà nước đã gây ra nhiều vấn đề xấu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đô thị do dân số quá đông, nhu cầu việc làm của người lao động lớn trong điều kiện kinh tế chậm phát triển cũng gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. Đây là những hậu quả của đô thị hóa tự phát.

Chọn: D.

31 tháng 5 2017

Đáp án D

- Đô thị hóa tự phát không có sự quản lí của nhà nước đã gây ra nhiều vấn đề xấu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đô thị do dân số quá đông, nhu cầu việc làm của người lao động lớn trong điều kiện kinh tế chậm phát triển cũng gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. Đây là những hậu quả của đô thị hóa tự phát.

- Ngược lại khi quá trình đô thị hóa phù hợp với sự phát triển kinh tế sẽ đem lại nguồn lao động dồi dào có chất lượng, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút đầu tư thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

=> Như vậy đô thị hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đây không phải là tác động tiêu cực

10 tháng 12 2016

- Bảo vệ và phát triển rừng

- không xả rác

- Tạo nên môi trường sống xanh sạch và đẹp.

- Không thải khí độc hay rác thải sinh hoạt

10 tháng 12 2016

VN còn chịu tác động của việc khí thải nhà kính, ô nhiễm môi trường biển do tác động từ các khu nhà máy xí nghiệp xả thải ko đúng nơi quy định,...

Em sẽ 1: ko xả rác bừa bãi

2 ko vứt ném bất kì một vật j xuống sông hồ ao suối

3 tiết kiệm điện nước

4 khuyến khích mọi người cùng sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện

5 tắt điện vào giờ trái đất

6 tắt điện quạt khi rời khỏi lớp

7 tuyên truyền hành động bão vệ rừng và cây cối phía ven sông để cây chắn gió bão cây lấn biển

8 nâng cao nhận thức cho chính bản thân mình

Còn nhìu lắm bn ới nhưng nhiu đây thôi nhé

28 tháng 9 2017

- Những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm đó là: Phung phí, lãng phí

- Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống đó chính là:

+Lãng phí sức lao động của bản thân, gia đình và xã hội

+Kẻ thừa người thiếu.

+Sâu xa hơn là nguyên nhân dẫn đến đất nước chậm phát triển.

8 tháng 12 2017

xa hoa,lãng phí

hành vi và hậu quả

Tiêu xài hoang phí tiền bạc của cha mẹ, tiền bạc của Nhà nước.

- Làm thất thoát tài sản, tiền của Nhà nước.

- Tham ô, tham nhũng.

- Các công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng.

- Không tiết kiệm thời gian, la cà các hàng quán, bớt xén thời gian làm việc tư..

- Hoang phí sức khỏe vào những cuộc vui vô bổ.

- Khi bị xâm nhập mặn tức môi trường ưu trương, tức là môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan cao hơn so với nồng độ chất tan trong tế bào.

- Mà trong môi trường ưu trương, áp suất thẩm thấu của tế bào thấp hơn áp suất thấu của môi trường khiến cây sẽ không hút được nước và muối khoáng. Đó chính là nguyên nhân khiến cho cây sẽ chết hàng loạt.

13 tháng 4 2017

Đáp án cần chọn là: D

Đô thị hóa tự phát là sự di dân tự do, ồ ạt từ nông thôn ra thành thị. Quá trình di dân này thiếu quy hoạch khoa học, không có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương

=> Dẫn đến hậu quả là dân cư tập trung quá đông tại một địa điểm => làm nảy sinh nhiều vấn đề như: thiếu chỗ ở, việc làm, ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tràn lan, ô nhiễm do khói bụi.., mất trật tự xã hội, đời sống nhiều bộ phận dân cư gặp khó khăn.

=> Như vậy:  Nhận xét đô thị hóa tự phát góp phần nâng cao đời sống người dân là không đúng. Đây không phải là tác động (hậu quả) của đô thị hóa tự phát.