K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2021

Ở Việt Nam, hiện tại có 3 loại rừng chủ yếu là:

Rừng sản xuất: cung cấp gỗ, tạo việc làm cho người dân.Rừng phòng hộ: hỗ trợ phòng chống thiên tai, bão lũ.Rừng đặc dụng: Bảo vệ hệ sinh thái, những giống loài quý hiếm cần được bảo tồn
21 tháng 12 2021

tự vt thì chỉ đc v th:)

1 tháng 3 2016

*Dựa vào chức năng rừng nước ta chia 3 loại.

- Rừng sản xuất (cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và cho dân dụng)   

- Rừng phòng hộ (phòng chống thiên tai, lũ, xói mòn.. Bảo vệ môi trường )     

- Rừng đặc dụng (bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ các giống loài quý hiếm)

 * Các vườn quốc gia của nước ta: Cúc Phương, Bạch Mã, Kẻ Bàng, Cát Tiên,…

 

23 tháng 12 2016

Nước ta có 3 loại rừng

* Rừng phòng hộ chiếm 46,6 % phân bố ở đầu nguồn các sông suối và vùng biển

Vai trò:

+ phòng trống thiên tai lũ lụt ngăn chặn cát bay gió bão vùng ven biển

+ tích trữ nguồn nước ngầm ổn định dòng chảy điều hòa khí hậu

* Rừng đặc dụng phân bố chủ yếu ở các vườn quốc gia khu dự trữ sinh quyển

Vai trò:

+ Lưu giữ nguồn gen bảo vệ đa dạng hệ sinh thái

+ là nơi nghiên cứu tham quan nghỉ dưỡng

+bảo vệ môi trường điều hòa khí hậu

*Rừng sản xuất chiếm 40,9% phân boos khắp cả nước chủ yếu là ở vùng đồi núi thấp trung du và tây nguyên

Vai trò:

+ Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ

+đem lại việc làm tăng thu nhập cho người lđ

+ phủ xanh đất trống đồi trọc bảo vệ môi trường

Có một vào chỗ mk viết tắt mong các bạn bỏ qua nha !

29 tháng 6 2019

- Trong cơ cấu tổng diện tích rừng nước ta (Năm 2002). Rừng phòng hộ chiếm khoảng 46,6% , tiếp theo là rừng sản xuất (40,9%) sau đó là rừng đặc dụng (12,5%).

- Rừng có vai trò lớn đối với sản xuất và đời sống con người, cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu; bảo vệ đất, chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy sông ngòi, hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt, chống khô hạn; bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.

15 tháng 9 2023

Kể tên và nêu ý nghĩa các loại nét vẽ trên Hình 1.6

- Nét liền đậm: vẽ đường bao thấy, cạnh thấy

- Nét liền mảnh: vẽ đường kích thước, đường gióng kích thước

- Nét đứt mảnh: vẽ đường bao khuất

27 tháng 8 2019

Bảo vệ nguồn lợi rừng.

Bảo vệ môi trường:

+ Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ nơi sống của động vật hoang dã.

+ Chống xói mòn đất; điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.

+ Đảm bảo cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.

Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội:

+ Tạo cơ sở để phát triển ngành khai thác rừng, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; tạo nguồn sống cho đồng bào các dân tộc miền núi.

+ Bảo vệ các hồ thủy điện, hồ thủy lợi; bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở vùng núi, trung du và vùng hạ du.

NG
26 tháng 10 2023

- Rừng Nhiệt Đới: Rừng nhiệt đới ở Việt Nam bao gồm các khu vực như rừng già núi, rừng nước, và rừng biển. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng sinh học và cung cấp nguồn tài nguyên quý báu như gỗ, thuốc lá, và sản phẩm rừng.

- Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp: Hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm các khu vực canh tác, nuôi trồng, và chăn nuôi. Nó cung cấp thực phẩm cho dân số và đóng góp vào nền kinh tế quốc gia. Sự bảo vệ và quản lý bền vững của hệ sinh thái này quan trọng để đảm bảo an ninh thực phẩm.

- Hệ Sinh Thái Biển: Với hơn 3,000 km bờ biển, hệ sinh thái biển của Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn, nguồn thu nhập từ ngư nghiệp, và bảo vệ môi trường biển. Đảm bảo sự bền vững của hệ sinh thái biển là mục tiêu quan trọng.

- Hệ Sinh Thái Rừng Ngập Mặn: Rừng ngập mặn ở các khu vực ven biển cung cấp nơi sống cho nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, và chúng có khả năng bảo vệ bờ biển khỏi biến đổi đất đai và sóng biển.

- Hệ Sinh Thái Cao Nguyên: Cao nguyên Việt Nam như Cao nguyên đá Đông Bắc và Tây Nguyên là những hệ sinh thái độc đáo. Chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và du lịch, đồng thời cung cấp nước cho các vùng duyên hải.

- Hệ Sinh Thái Đầm Lagoon và Vùng Đất Alkali: Các đầm lagoon và vùng đất alkali ở Việt Nam có giá trị sinh thái đặc biệt, đóng vai trò trong việc cung cấp nước và duy trì đa dạng sinh học.

- Hệ Sinh Thái Hang Động: Việt Nam có nhiều hang động lớn và động vật độc đáo sống trong hang. Đây là các hệ sinh thái đặc biệt và có giá trị đối với khoa học và du lịch.

5 tháng 2 2016

- Bảo vệ nguồn lợi rừng

- Bảo vệ môi trường

   + Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ nơi sống của động vật hoang dã.

   + Chống xói mòn đất; điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn

   + Đảm bảo cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.

- Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội : 

    + Tạo cơ sở để phát triển ngành khai thác rừng, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; tạo nguồn sống cho các đồng bào dân tộc miền núi

    + Bảo vệ các hồ thủy điện, hồ thủy lợi; bảo vệ an toàn cho nhân dân ở cả vùng núi, trung du và vùng hạ du

12 tháng 4 2022

tham khảo

– Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta: + Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. + Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao  chất lượng tốt nhất. + Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi  phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.

12 tháng 4 2022

REFER

– Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta:

+ Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

+ Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất.

+ Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.

1- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng. Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến.

3- Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch... Rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên; dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su, sản xuất nông nghiệp.

Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án; đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư.

4- Đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; ranh giới lâm phận quốc gia và ranh giới quản lý rừng của các chủ rừng. Khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng vào năm 2018. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI.

5- Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ tại các khu vực ít xung yếu sang rừng sản xuất, tránh để lợi dụng nhằm trục lợi; không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết do Chính phủ quyết định); dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước; nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng suy thoái rừng.

6- Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ. Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế…) cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.