K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

. Đọc-hiểu(4,0điểm): Đọc bài ca dao sau:                    “Công cha như núi Thái Sơn                  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra                       Một lòng thờ mẹ kính cha                   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”                                                  (Trích “Ca dao Việt Nam”)Thực hiện các yêu cầu:Câu 1(0,5điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài ca dao?Câu...
Đọc tiếp

. Đọc-hiểu(4,0điểm): Đọc bài ca dao sau:

                    “Công cha như núi Thái Sơn

                  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                       Một lòng thờ mẹ kính cha

                   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

                                                  (Trích “Ca dao Việt Nam”)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1(0,5điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài ca dao?

Câu 2(0,5điểm): Chủ đề mà bài bài ca dao đề cập đến là gì?

Câu 3(0,5điểm): Biểu hiện của chữ “Hiếu” mà bài ca dao nhắc nhở mỗi chúng ta là gì?

Câu 4(0,75điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong 2 câu: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”?

Câu 5(0,75điểm): Hãy chia sẻ những việc làm thiết thực mà hằng ngày anh/chị đã thể hiện tình cảm kính yêu với cha, mẹ và gia đình của mình?

Câu 6(1,0điểm): Bài học trân quý nhất mà anh/chị nhận được từ bài ca dao trên? Vì sao?

0

tham khảo:

 

Ca dao là thể loại trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca dao dân ca Việt Nam là một kho tàng lớn, nó đa dạng và phong phú vô cùng. Những câu hát về tình cảm gia đình là một trong số loại ca dao dân ca gần gũi nhất với mọi người. Đó cũng mang một ý nghĩa ca cả, đầy tình thương chan chứa của con người. 

Ca dao dân ca phản ánh những tình cảm tốt đẹp giữa con người và cả quê hương, đất nước. Nhưng ài ca dao về tình cảm gia đình thể hiện nhiều nhất, bộc lộ nhiều cảm xúc yêu thương nhất, nó mạng một ý nghĩa vô cùng to lớn và cao cả. Trong bài thơ, nhân vật chính chính là ba mẹ chúng ta, người đã sinh ra và dạy dỗ chúng ta nên người. Trong bài, người ta đã so sánh hết lần này, đến lần khác sự côn ơn sinh thành của cha mẹ, đó cũng là một trong số biểu hiện biết ơn đối với họ.

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"  

Tuy bài ca dao chỉ có 4 dòng, và nó thật ngắn ngủi, nhưng lại mang một ý nghĩa cực kì to lớn, đó mang đựng cả một lòng biết ơn sâu sắc, một lòng thờ kính của tất cả mọi người với cha mẹ của mình. Và bài ca dao này còn có một ý nghĩa khác, đó là lời dạy dỗ từ cha mẹ đến con cái, khuyên các con phải lấy chữ hiếu làm đầu.   

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Hai câu đầu đã sử dụng phép so sánh ngang bằng. So sánh giữa cha và núi Thái Sơn, núi Thái Sơn là núi cao to, rộng lớn, người ta so sánh cha và núi Thái Sơn nhằm nói lên công ơn của người cha một cách to lớn, rộng vô bờ bến. Ngoài câu so sánh với núi Thái Sơn, người ta còn so sánh cha với núi ngất trời, điều này cũng tương tự đó là nói đến công lao của cha một cách to lớn. So sánh giữa mẹ và nước trong nguồn, điều này có lớn lao hơn nữa, nước trong nguồn thì không bao giờ mà đếm hết được, vì thế người ta so sánh mẹ với nước trong nguồn là nhằm nói lên tình nghĩa lớn lao của người mẹ đối với con cái mà không thể đếm hết được.

"Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"  

Ở đây, người ta nói đến một lòng có nghĩa là chúng ta chỉ được sử dụng một lòng, và lòng này là lòng biết ơn thật, không có lòng thứ hai, điều này nói lên sự trân thành từ người con đối với cha mẹ. "Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", đây là lời nhắn từ cha mẹ dành cho con cái, nhằm nói lên những lời dạy dỗ, phải đặt chữ hiếu lên làm đầu, đó là những mong muốn con trưởng thành, sống tốt của cha mẹ.  

Qua bài ca dao trên, ta cũng đã nhận ra được những công lao to lớn của cha mẹ, và điều đáng quý nhất là họ đã sinh ra và dạy dỗ chúng ta nên người. Hiếu thảo là thước do phẩm giá của con người, kẻ bất hiếu là kẻ đáng bị nguyền rủa, lên án. Ta đã rút ra được một bài học chính đáng. Còn nữa, công cha nghĩa mẹ không chỉ thể hiện trong văn học mà còn được nhắc đến rất nhiều ở ngoài đời, trong âm nhạc, phim ảnh, hội họa…. Từ đó, chúng ta có thể dần cảm thấy quen thuộc, gần gủi, vậy không cớ nào chúng ta lại không thực hiện chúng. Đậy cũng sẽ là bài học đáng quý cho những ai không có sự hiếu thảo, không yêu quý cha mẹ mình, tình yêu thương của cha mẹ không bao giờ đếm hết, vậy chúng ta hãy yêu thương họ như họ đã yêu thương chúng ta đi, điều đó sẽ là ta cảm thấy thoải mái hơn, yên bình hơn. Mỗi lần đọc bài ca dao là một lần tự nhủ về đạo làm con phải sao cho tròn chữ hiếu. 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con                                               (ca dao) câu 1: bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào câu 2 điền từ: các hiệp phần của thể thơ lục bát thường gieo vần...........  câu lục bát và tiếng Thứ sáu của câu bát ở cặp thứ nhất, tiếng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu 
Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
Một lòng thờ mẹ kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con  
                                             (ca dao)
 câu 1: bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào 
câu 2 điền từ: các hiệp phần của thể thơ lục bát thường gieo vần...........  câu lục bát và tiếng Thứ sáu của câu bát ở cặp thứ nhất, tiếng thứ 8 của câu Bát................ của câu lục sau thường là vần bằng. A tiếng thứ hai                                 B tiếng thứ tư 
C Tiếng Thứ Sáu                              D đến thứ 8 
câu3:2câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào 
Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
Câu 4: các từ Công cha,thái sơn là từ ghép hay từ láy 
Câu 5 hai câu thơ ở câu hỏi số 3 gợi lên điều gì ở người cha
 Câu7:hai câu ca dao cuối,người cha mong ước gì ở con 
 Câu 8:em hiểu bài ca dao muốn nhắn gửi chúng ta điều gì
Câu 9 Từ Thông điệp của bài ca dao trên em rút ra bài học gì về thân phận làm con đối với cha mẹ
hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em thêm phong phú hơn
giúp mình với 

0
27 tháng 12 2020

 câu ca dao công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con như sau :

-công cha và nghĩa mẹ đối với chúng ta rất lớn lao :+ Mẹ thì có công sinh chúng ta ra đời 

                                                                                   + Cha thì có công dạy dỗ chúng ta 

Vậy nên phận làm con phải biết kính trọng và thờ kính Mẹ Cha thì mới làm tròn đạo con 

18 tháng 11 2021

Lần này thì vẫn 20 tik nhưng dễ hơn nha

4 tháng 1 2017

Đáp án A

4 tháng 8 2021

 là b nha

4 tháng 5 2017

Đáp án A

22 tháng 11 2023

Công cha mẹ giống như núi Thái Sơn. Không gì có thể yêu con bằng cha mẹ.Nhưng con cũng phải biết kính trọng những công lao của bố mẹ.

Cho like đi

22 tháng 11 2023

ngắn thế

5 tháng 5 2021

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. Đầu tiên, hình ảnh “núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kỳ vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

 

Công cha nghĩa mẹ lớn lao, bởi họ là người đã sinh ra ta. Không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ… Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Và để thể hiện tấm lòng biết ơn đó, đôi khi đến từ những hành động rất đơn giản. Chúng ta phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Tóm lại, bài ca dao là một lời răn dạy bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ.

NK
5 tháng 5 2021

Đề bài yêu cầu viết đoạn văn em nhé. Chú ý yêu cầu của đề bài.