K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2022

Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết , hai tác phẩm đã tái hiện cho người đọc cho thấy tình cảnh nghèo khổ , bắc tế của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức . Chị Dậu nghèo thuộc hàng cùng đinh nhất nhì trong làng . gia cảnh đã nghèo lại phải đóng sưu cho cả người em trai đã chết từ năm ngoái khiến cho gia cảnh đã nghèo lại càng nhèo hơn . cái xã hội ấy đâu còn nhân tính , chỉ biết dồn con người vào chỗ chết , vào đường cùng chỉ biết bóc lột họ đến chết vẫn không tha .Còn lão Hạc cũng có hơn gì chị Dậu . sau đợt ốm số tiền dành dụm của Lão cũng tiêu hết làng mất mùa nên cả củ chuối , rau má sung luộc ... kiếm được gì , Lão ăn nấy . lão không muốn tiêu vào tiền của con . Và đến lúc , lão không còn đủ khả năng để nuôi nổi mình nữa , lão đành phải bán chó . cuộc sống của người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ thật bế tắc . Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì
cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn .
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng
  

em cảm ơn ạ 

 

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

1 tháng 1 2022

Càng suy ngẫm, ta càng hiểu rõ quả thực lão Hạc không còn giải pháp nào khác ngoài việc phải lựa chọn cái chết. Cái chết ấy làm ngời lên bao phẩm chất của một con người đáng kính. Tưởng như không còn cần bàn thêm gì cái chết của lão Hạc. Nhưng chúng ta cũng nên đặt thêm một câu hỏi nhỏ: Tại sao lão Hạc không chọn cái chết nhẹ nhàng hơn, lặng lẽ hơn? Phải chăng lão muốn chọn một cái chết đau đớn và dữ dội để tự trừng phạt mình vì đã trót lừa một con chó? Rất có thể như vậy. Thêm một lần nữa ta hiểu thêm về tấm lòng nhân hậu của lão Hạc. Lão Hạc đã chết! Một cuộc đời đã kết thúc, khép lại bao lo buồn, đau khổ! Nhưng trang văn của Nam Cao chẳng bao giờ khép lại, mà cứ mở ra trong tâm hồn bạn đọc bao trăn trở, suy ngẫm về con người, về cuộc đời.hihi

27 tháng 1 2021

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước. 

 

+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng. - Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.

 

 + Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.

 

 + Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. 

 

+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.

 

 - Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

Những điểm giống nhau giữa ông Hai và Lão Hạc :

 

- Đều mang những nét chung, là tiêu biểu cho tất cả tầng lớp nông dân nói chung:

 

+  Hiền lành, cần cù, chịu khó.

 

   Lão Hạc: già mà vẫn làm thuê, làm mướn, kiếm ăn, không cần nhờ sự giúp đỡ của ai

 

   Ông Hai:  may mắn hơn Lão Hạc đó là ông còn có gia đình. ở nơi tản cư dù khó khăn những vẫn cần mẫn cuốc xới đất: "hì hụi vỡ vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng tới giờ”

 

+ Giàu lòng nhân ái, lương thiện, giàu lòng tự trọng 

 

   Lão Hạc: là người cha hết mực yêu thương con. Gửi tiền cho ông giáo để lo ma chay cho mình, sẵn sàng chết bằng liều bả chó chứ không sống bất lương như Binh Tư…

 

   Ông Hai:  cũng là người yêu thương con, thương vợ. Ông còn yêu thương cái làng chợ Dầu của mình nữa.  khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và cảm thấy đó là điều nhục nhã. Ông nhận thức đó là việc làm trái với lương tâm nên ông thấy xấu hổ, nhục nhã.

 

- tuy vậy, hình ảnh người nông dân qua 2 tác phẩm còn mang những phẩm chất riêng đậm đà phong cách thời đại:

 

+ Về cảnh ngộ, cuộc sống:

 

    Lão Hạc:  là hình ảnh người nông dân sống trước thời kỳ Cách mạng Tháng Tám với cuộc sống bất hạnh, đau khổ, bị áp bức, bóc lột, không có lối thoát.

 

   Ông Hai: là người nông dân sống trong thời kỳ KCCP, cuộc sống gần với không khí khẩn trương, náo nức của dân làng tham gia khi cùng nhau tham gia kháng chiến. 

 

+ Về phẩm chất, tính cách:

 

- Lão Hạc: thương yêu con

 

- Ông Hai: yêu làng, yêu nước sâu sắ

26 tháng 10 2016

Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi ***** Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán ***** trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...

Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết “nhờ” ăn bả chó tự tử...! Cái chết của
lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của ***** Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.

Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến “Lão Hạc” của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào ***** Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều “cậu” Vàng vì đó là ***** khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi ***** là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.

Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!


Chúc bn hc tốt!

27 tháng 10 2016

Ngoài những tác giả hiện thực nổi tiếng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trong Phụng…thì ta còn biết đến một nhà văn nổi tiếng đó chính là nhà văn Nam Cao. Nhà văn ấy đã góp cho nền văn học Việt Nam biết bao nhiêu tác phẩm hiện thực như Chí Phèo, Đời Thừa, tư cách mõ…Bên cảnh những tác phẩm ấy chúng ta không thể nào không nhắc đến tên tác phẩm Lão Hạc. Trong tác phẩm ấy nổi bật lên những hình ảnh con người làng quê. Đó chính là nhân vật Lão Hạc và Ông Giao. Tuy rằng có những địa vị khác nhau trong xã hội nhưng cả hai người đều mang một nỗi bi kịch của thời đại.

Trước hết là nhân vật Lão Hạc, ở nhân vật này ta thấy được những phẩm chất rất đáng quý của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

Thứ nhất, ông là một người cha rất mực yêu thương con, hi sinh tất cả vì con, bất chấp cả tính mạng. Cuộc sống khi bị bọn cường hào ác bá làm cho khó thở thì người con trai của ông vì không lấy được người mình yêu nên quyết định bỏ vào Nam để làm đồn điền cao su. Thế nhưng chi biết là thế những không biết rằng có phải như vậy không. Nhà nghèo những Lão Hạc vẫn sống rất chân thật không lấy của ai cái gì. Đến khi mảnh vườn kia bị bọn ác quan nhòm ngó. Ông nhất định muốn giữ để cho con trai mình. Cuộc sống nghèo khổ nhưng ông vẫn bù chi bù chít để dành dụm tiền cho con trai trở về lấy vợ sinh con. Đến cái mức mà ông phải ăn cả khoai ngứa, củ dáy… Và đến khi quá khổ ông nhất định để bỏ tính mạng của mình để giữ lại mảnh vườn cho con trai.

Thứ hai, ông là người rất có lòng tự trọng và biết xấu hổ. Khi ông nghèo khó ông không nhận sự giúp đỡ của ai hết. Con trai ra đi ông chỉ có mỗi ***** vàng mà ông gọi nó là cậu làm bạn. Ông thương yêu nó nhưng vì quá nghèo nên ông đã bán nó đi. Ông đau lòng vô hạn và những giọt nước mắt như thể hiện sự day dứt xâu hổ với ***** ấy. Khi ông giáo ngỏ ý muốn giúp đỡ thì ông nhất định không nghe. Từ đó cho thấy Lão Hạc là một người rất biết tự trọng, nghèo nhưng vãn thật thà, biết xấu hổ.

Bên cạnh Lão Hạc thì chúng ta còn thấy hiện lên nhân vật Ông Giao. Ông giáo là một nhà tri thức thế nhưng cũng không tránh khỏi những gánh nặng của cơm áo gạo tiền. Trong ông hiện lên những phẩm chất của một nhà tri thức đương thời.

Thứ nhất, ông là một người yêu thương gia đình vợ con. Ông yêu thương những đứa con và mẹ già, vợ hiền của mình. Ông thấy bản thân mình vô dụng khi nhìn thấy những đứa con không có cơm ăn, người vợ hiền thì vất vả còn bản thân mình thì chỉ viết lách mà cũng không thể kiếm ra tiền nuôi gia đình. Ông rơi vào bi kịch của gánh nặng cơm áo.

Thứ hai, ông giáo còn là một người tri thức có lòng tự trọng của mình, ghét những cái ác, bảo vệ cái thiện, khinh thường những bọn tham ô lý cường.
Thứ ba, ông là người rất trọng sự nghiệp viết văn, thật sự mà nói thì không kém gì nhân vật Hộ trong tác phẩm đời thừa. Anh được đi đây đi đó lên kinh thành viết sách, viết bài kiếm tiền.

Không những thể ông còn là một người yêu thương ngươi khác, như Lão Hạc chẳng hạn. ông giáo thấy thương cho số phận của Lão nhà không có gì nhưng lại sẵn sàng giúp đỡ nhân vật Lão Hạc. Có một ít tiền cũng sẵn sàng cho Lão Hạc vay.

Cả hai nhân vật ấy có số phận địa vị khác nhau thế nhưng lại cùng chung một hoàn cảnh khổ cực trước cách mạng tháng Tám. Những con người có tấm lòng như thế, tự trọng, yêu thương thì lại không có cuộc sống hạnh phúc. Chính bởi vì cái xã hội kia đã làm cho cuộc sống của họ trở nên khổ cực như thế.

Qua đây ta thấy được số phận của người nông dân và người tri thức trong xã hội cũ. Họ là những con người bị xã hội rơi vào bi kịch của những gánh nặng cơm áo gạo tiền. Đồng thời qua đây ta thấy được phẩm chất cao quý của người nông dân và người tri thức nước ta trong những năm tháng ấy. Dù nghèo đói nhưng phẩm chất của họ thì không bao giờ bị tàn lụi.

9 tháng 10 2021

3 nhân vật trong 1 đoạn văn á em?

9 tháng 10 2021

dạ đroi

25 tháng 11 2021

A

25 tháng 11 2021

A

9 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

 Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng:

- Lão Hạc đại diện cho mẫu ngừoi nông dân quê mùa lạc hậu chỉ có lòng thương ngừoi thương vật .Tầng lớp bần cố nông mà không có tiếng nói của sự đấu tranh ,chỉ đại diện cho tầng lớp bị bóc lột đến tận cùng xưong tủy, sống mỏi mòn, đi vào đưòng cùng không lối thoát ,không dám cất lên tiếng nói đấu tranh đòi quyền lợi .Lão đã già ,chỉ có thủ thỉ với con chó ,khi định bán nó đi cho nhà ông giáo Thứ cũng vẫn thương nó ,thủ thỉ với nó mà chẳng có cách nào giúp được" cho dù nó là con vật " 
 

- Chị Dậu mặc dù là tầng lớp cùng đinh của xã hội ,nghèo rớt mùng tơi ,chỉ có đàn chó ,đứa con và mấy thứ chum nải vại hàn ,vậy nhưng đã dám bột phát vùng dậy đấu tranh đòi quyền sống ,đòi quyền tự do cho giai cấp ,dám tự mình đánh ngừoi nhà lý trưởng< cai lệ > ,dám vùng dậy thoát khỏi tay cụ Bá trong đêm để thể hiện tinh thần bất khuất của mẫu ngừoi nông dân áo vải.

9 tháng 10 2021

thanks chi

 

26 tháng 10 2016

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho ***** Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu ***** Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

 

26 tháng 10 2016
Là một người cha, tất nhiên ông thương yêu con trai mình, như những người cha khác, Nhưng ở đây, Lão Hạc thương yêu đứa con của mình phải nói là "vô bờ bến". Ông già gầy gò hằng ngày vẫn sống ở đó, quyết tâm để giữ mảnh vườn, ngôi nhà của mình cho đứa con trai. Ông mong tất cả mọi điều tốt đẹp đến được với đứa con của mình.Hằng nagyf vẫn mong mỏi, trông ngóng đứa con nơi phương xa.Con chó Vàng - ông yêu thương nó, cũng là một phần vì nó từng là ***** mà con trai ông yêu quý - và cũng là để bù đắp cho nỗi nhớ con trai da diết.Khi có những tác động bên ngoài, phải giữ vững cho được mảnh vườn, ngôi nhà thì ông ko tiếc tuổi già mà cố gắng đến hơi sức cuối cùng, lo lắng, bảo vệ nó như chính tính mạng của mình - chỉ vì con trai mà thôi. Rồi ông chết đi, ông chết với nhiều lý do, nhưng trong đó có lý do cao cả: ông chết để bớt mọt miệng ăn, ông sợ cuộc sống này - quá vất vả sẽ khiến ông phải động chạm đến những thứ mà ông đã cực khổ để có thể giữ vững được cho con.  
18 tháng 1 2022

Tham khảo:

Việc bán con chó trở thành nỗi ân hận day dứt của lão Hạc cho đến lúc chết. Lão đau khổ thực sự bởi “già bằng ngần này tuổi đầu rồi mà còn đi lừa một con chó”. Lão che giấu cảm xúc bằng cách “cố làm ra vui vẻ” nhưng lão cười “như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”, rồi “mặt lão đột nhiên co rúm lại”, “các vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Mọi trạng thái tâm lí của lão đều hiện ra trên khuôn mặt đau đớn. Dường như lão cảm thấy mình đã phạm một tội ác ghê gớm, không thể tha thứ được qua lời kể của lão lúc con cho bị bắt đem đi: nó “nằm im như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à!”. Lão xót xa vì đã lừa một người bạn thân thiết.