K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2022

1. Không quét nhà ngày mùng một

Theo quan niệm từ xưa, thì không nên quét nhà vào ngày mùng một, cũng như những ngày đầu năm, bởi làm như vậy chính là đã quét hết lộc ra khỏi nhà. Hơn nữa vào những ngày cuối năm, mọi người cũng đã dọn dẹp và lau chùi nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng rồi, nên cũng không phải nhất thiết quét nhà vào ngày đầu năm đâu nhé.

2. Không đổ rác ngày mùng một

Đây là một phong tục khá lâu đời và xuất phát từ một truyền thuyết tại Trung Quốc, Truyện kể về một ông lái buôn được Thủy thần dành tặng cho một cô người hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ ngày có Như Nguyệt, nhà ông trở nên phát tài và giàu có. Đến một năm, vào ngày mùng 1 tết, Như Nguyệt sơ ý mắc lỗi liền bị ông chủ đánh đập rất tàn nhẫn. Tủi thân, nàng hóa thành đống rác cạnh cửa ra vào. Lái buôn không biết điều đó đã sai người mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở nên nghèo khó.

Chính vì vậy mà người ta tin rằng, không nên đổ rác vào ngày mùng 1 tết, đổ rác vào ngày này thì tài lộc sẽ tan biến hết, gặp nhiều khó khăn.

3. Không cho lửa đầu năm

Lửa chính là tượng trưng cho niềm hy vọng, sự may mắn, thành công. Chính vì vậy mà người ta kiêng cho lửa những ngày đầu năm, bởi khi đó là cho đi sự may mắn của mình.

4. Không cho nước đầu năm

Nước tượng trưng cho tài lộc sinh sôi, phát triển bởi thế mà người ta mới có câu ví "tiền vào như nước". Trong những ngày tết âm lịch, mọi người thường kiêng kị việc cho nước bởi việc làm đó sẽ ảnh hưởng đến tài lộc trong công việc, làm ăn buôn bán.

5. Không đi chúc Tết ngày mùng một

Xông đất là một trong những tục lệ của người Việt trong thời khắc giao thừa hoặc sáng mồng một. Theo đó, vị khách xông đất nếu hợp tuổi với gia chủ sẽ giúp mang lại may mắn, tài lộc thịnh vượng cho gia đình trong năm mới. Nếu như không hợp tuổi thì rất có thể sẽ khiến mọi việc trong năm khó khăn, rắc rối. Vì thế mà người Việt thường tránh đi chúc Tết trong ngày sáng mồng một bởi họ không muốn "xông đất" nhà người khác.

6. Không làm vỡ đồ dùng

Người Việt vốn rất kiêng kị việc làm vỡ các đồ dùng như chén, bát, đĩa, gương bởi đây là điềm báo xấu cho sự chia ly, đổ vỡ.

7. Kiêng tranh cãi, bất hòa

Vào những ngày Tết cổ truyền, ai cũng vui vẻ, chan hòa tạo nên một không khí gần gũi, ấm áp. Dù có chuyện gì mọi người thường cố gắng giữ hòa khí, không tranh cãi gắt gỏng để có một năm hòa thuận, yên ấm. 

8. Kiêng nói điều xui


Người Việt thường có câu nói "giông cả năm" ý chỉ những việc làm không tốt trong ngày đầu xuân sẽ làm ảnh hưởng đến cả năm. Vì thế trong những ngày này, bạn cũng nên chú ý đến lời nói của mình, chỉ nói những điều hay ý đẹp, dùng từ ngữ dễ chịu vui trẻ, tránh nói điều xui, điều giở không chỉ khiến bản thân đen đủi mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.

9. Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa

 Việc đứng, ngồi trước cửa trong năm mới không chỉ là hành động vô duyên, gây mất thẩm mĩ mà còn là hành động ảnh hưởng xấu đến vượng khí của gia đình. Khi bạn đứng ở cửa, luồng khí tốt lành của năm mới vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán khiến cho gia đình mất mát của cải, tài sản.

10. Hạn chế đóng cửa nhà

 Trong những ngày đầu xuân năm mới, bạn không nên đóng cửa nhà, trừ khi đi chơi hay đi thăm hỏi người thân. Bởi theo tín ngưỡng dân gian, trong những ngày này, Ngọc Hoàng thượng đế cùng các vị chư tiên sẽ xuống hạ giới, vào thăm từng nhà để ban tài lộc. Nếu đóng kín cổng cửa, các vị thần sẽ giận dỗi bỏ đi, cả năm gia đình đó sẽ không được hưởng phúc lộc.

27 tháng 1 2022
  • Không quét nhà vào ngày mồng Một
  • Không đổ rác ngày mồng Một
  • Không cho lửa đầu năm
  • Không cho nước đầu năm
  • Không làm đổ vỡ đồ dùng
  • Không tranh cãi, bất hòa
  • Không mặc quần áo màu đen - trắng
  • Kiêng nói những điều xui
  • Kiêng trượt chân, vấp ngã (Tết vui vẻ nhé - happy new year)

bn ơi trên mạng đầy những hôm mk lên xem rui

21 tháng 1 2020

Vay Mượn Hoặc Trả Nợ Đầu Năm

Theo quan niệm của người xưa, nếu cho ai đó vay mượn tiền bạc, đồ đạc trong những ngày đầu năm. Thì cả năm đó gia đình sẽ rơi vào cảnh túng thiếu. Điều kiêng kị này xuất phát từ quan niệm, ngày đầu xuân mở cửa để đón lộc vào nhà. Ngược lại, nếu cho mượn hoặc trả sẽ giống như “dâng” tài lộc vào tay người khác.

Đổ Rác, Quét Nhà

Kiêng quét nhà, đổ rác là điều dễ thấy ở nhiều gia đình Việt Nam trong những ngày đầu năm mới. Bởi theo quan niệm từ người xưa, quét nhà, đổ rác ngày đầu năm sẽ đuổi Thần Tài ra khỏi nhà. Từ đó tiền tài không thể tới với gia đình. Hoặc nếu có quét nhà, rác cũng phải để ở một góc nhà và không được hốt rác đổ đi.

Sử Dụng Kim Chỉ

Người xưa quan niệm rằng, việc may vá trong năm mới sẽ khiến gia chủ vất vả, khổ sở. Chịu cảnh thiếu trước hụt sau trong năm đó. Nhiều người còn quan niệm rằng, phụ nữ có thai đụng tới kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết sau này mắt con sẽ bị dẹt như cây kim.

Ăn Cháo Vào Sáng Ngày Mồng 1 Tết

Tương truyền, chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo. Do đó ngày mồng 1 các bạn hãy nên nấu cơm để ăn. Bên cạnh đó, sáng ngày đầu năm, muôn thần sẽ tề tựu. Việc ăn cơm nóng cũng thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Cho Lửa, Nước Đầu Năm

Đây là một điều quan trọng trong những điều kiêng kị trong ngày Tết. Cho lửa đầu năm tức là cho đi vận may, tài lộc của bạn.

Lửa có màu vàng, màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn. Vì vậy, nếu cho lửa ngày đầu năm tức là cho đi vận may, khiến gia đình có nguy cơ gặp nhiều điều xui xẻo, tai vạ trong năm đó.

Trong khi đó, nước lại tượng trưng cho sự sinh sôi và được ví là nguồn tài lộc của muôn nhà. Trước khi bước sang năm mới, nhà nào cũng lo đổ nước đầy bể, dự trữ nước đủ cho sinh hoạt trong những ngày Tết.

Làm Rơi Vỡ Đồ Dùng Gia Đình

Gương, bát, đĩa, ly… là những vật dụng rất dễ vỡ. Trong khi đó, dân gian vẫn luôn có quan niệm việc rơi vỡ đồ dùng vào những ngày đầu năm. Điều đó sẽ khiến gia đình không gặp được điều cát lành. Không chỉ vậy, rơi vỡ đồ còn báo hiệu sự chia lìa, đổ vỡ của gia đình.

...

25 tháng 3 2018

Kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết: Vì người Việt cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới thì Thần Tài sẽ…”đi mất,” tiền bạc sẽ ra khỏi nhà, mang lại điềm xấu, không may mắn cho gia đình. Do đó, ngày 30 tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ trước lúc giao thừa và những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.

Ở Nam bộ sau khi quét dọn phải cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. Ở nông thôn ngày Tết, hiện nay còn có một số nhà vẫn giữ tục lệ rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ.

Kiêng việc vay mượn hay trả nợ, cho vay: Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Người xưa quan niệm không nên vay tiền hoặc mượn đồ đạc vào những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm chúng ta rơi vào cảnh túng thiếu cả năm.

Kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.

Kiêng làm vỡ các đồ vật: Ông bà ta quan niệm, từ “vỡ”, “bể” là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, đó có thể là vật dụng trong nhà hoặc thậm chí là các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.

Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.

Kiêng ra đường vào ngày xấu: Theo quan niệm của ông cha ta thì ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ “Mùng năm, mười bốn, hăm ba/ Đi chơi còn thiệt nữa là đi buôn”, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành hay các cuộc du xuân.

Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh… để tạo nên sự hưng phấn và vui vẻ.

Kiêng nói to cãi vã, nối xấu, mắng người khác: Đây là những việc tạo ra sự ồn ào hỗn loạn và đem lại nỗi buồn cho người khác. Đặc biệt ngày Tết mọi người cần quan tâm đến cách cư xử với hàng xóm láng giềng, bạn bè và người thân trong gia đình. Ai cũng ngại và sợ to tiếng hoặc xô xát thì quanh năm bị xui xẻo.

Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

Kỵ người khác đến xin lửa nhà mình ngày mồng 1 Tết: Vì quan niệm lửa là đỏ, là may mắn nên cho người khác cái đỏ trong ngày mồng 1 Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may.

Kiêng cho nước đầu năm: Cũng như lửa, nước được ví như “nguồn tài lộc” trong câu chúc “tiền vô như nước,” nếu cho nước thì coi như … mất lộc. Thường thì trước khi bước sang năm mới ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.

Một số tục kiêng kỵ từ ngày xưa vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay cũng tạo nên những nét riêng cho ngày Tết. Tuy nhiên, những tập tục mê tín, những quan niệm không có tính khoa học cũng nên được loại bỏ./.

25 tháng 3 2018

Việc được xem là điều kiêng kị trong những ngaỳ Tết ở nước ta là:

-Kiêng quét nhà:trước tết các gđ đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ nen vào ngày tết sẽ ko cần dọn dep nữa.Những ngày đầu năm các gđ đề kiêng quét nhà bởi theo quan niệm nếu quét nhà sẽ hất tài lộc ra khỏi cửa.

-Không đổ rác ngày mồng một vì: theo quan niệm nếu đổ rác ngày mông một cũng sẽ hất tài lộc ra khỏi cửa.

-Không cho lửa đầu năm:lửa tượng trưng cho màu đỏ cho sự may mắn nên vào đầu năm mọi người đều kiêng ko cho lửa cho người khác.

-Không cho nước đầu năm

-Không quan hệ nam nữ

-Không đi chúc tết sáng mùng một

-Không làm đổ vỡ đồ dùng

-Không tranh cãi bất hòa

-Không vay mượn đầu năm

-Kiêng để tang ngày mùng một

-Kiêng ăn những đồ xui

-Kiêng nói những điều xui

-Kiêng mua đồ xui

-Đóng cửa sẽ đói nghèo tù túng

-Tắm rử gội đầu hao mòn kiến thức,phúc lành

-Ăn dở,bỏ thừa cả năm mất mùa,đói kém

-Kiêng ăn đuôi cá

-Kiêng mở tủ vào mùng một

-Kiêng trượt chân,vấp ngã

-Kiêng ngồi hoặc dứng trước cửa

-Kiêng vỗ vai,quàng vai người khác

-Kiên chúc tết người đg nằm ngủ

-Kiêng đánh thức người khác trong mùng một tết

-Kiêng mặc quần áo màu trắng,đen

MÌNH CHỈ GHI TÓM TẮT THÔI MÀ BN MUỐN TÌM HIỂU THÊM THÌ LÊN MẠNG XEM NHA NHỚ K CHO MK ĐÓ THANK YOU VERY MUCH

27 tháng 1 2022

gói bánh trưng,làm mứt dừa,trang trí dọn dẹp nhà cửa,đi thăm người thân,ông bà,đi chúc tết,lì xì,(và cầu nguyện ko bị ế)

4 tháng 8 2023

Ngày Tết Trung thu

Vào ngày này trẻ em thường được phá cỗ , múa lân và rước đèn ông sao

Ngày Halloween

Vào ngày này trẻ em thường hóa trang thật đáng sợ và đi xin kẹo

Ngày 1 - 6

Vào ngày này trẻ em thường được nhận những món quà nho nhỏ từ gia đình hay những lời chúc

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Kể từ mẹ mới thụ thai, Biết bao khí huyết mẹ bù cho con. Đến ngày hình thể vẹn tròn, Ví như vượt biển trèo non nặng nề. Kiêng ăn kiêng ngủ ê chề, Đã e chín tháng còn e mười ngày. Kể từ hoa nở liền tay, Bao giờ mẹ đó con đây mới mừng. Lòng yêu con mấy cho bằng, Nâng chừng như trứng, hứng chừng như hoa. Phải con hay khóc hay la, Bao đêm quên...
Đọc tiếp

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Kể từ mẹ mới thụ thai, Biết bao khí huyết mẹ bù cho con. Đến ngày hình thể vẹn tròn, Ví như vượt biển trèo non nặng nề. Kiêng ăn kiêng ngủ ê chề, Đã e chín tháng còn e mười ngày. Kể từ hoa nở liền tay, Bao giờ mẹ đó con đây mới mừng. Lòng yêu con mấy cho bằng, Nâng chừng như trứng, hứng chừng như hoa. Phải con hay khóc hay la, Bao đêm quên ngủ, ngày đà quên ăn. Tháng hè đưa võng liền chân, Tháng đông ướt áo, dậy trần quản chi. Đầy năm biết đứng biết đi, Dắt tay từng bước phòng khi lỡ làng. Miếng ngon cũng nhịn cùng nhường, Ba năm bú mớm, mẹ gầy dường xác ve. Nghĩ đã ơn mẹ nhiều bề, Kìa như dạy dỗ lại về ơn cha”. (Nguồn: thivien.com) 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của bài ca dao. (0,5 điểm) 2. Tìm một từ ghép có trong câu ca dao sau và đặt một câu có từ ghép đó (1,0 điểm): “Đến ngày hình thể vẹn tròn, Ví như vượt biển trèo non nặng nề”. 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong câu ca dao sau (1,0 điểm): “Lòng yêu con mấy cho bằng, Nâng chừng như trứng, hứng chừng như hoa”. 4. Nêu nội dung của văn bản. (0,5 điểm) 5. Theo em chúng ta cần phải làm những gì cho xứng đáng với công ơn của cha mẹ ? Em hãy trả lời câu hỏi bằng một đoạn văn từ 3 đến 5 dòng. (1,0 điểm)

0
10 tháng 2 2018

1. vì bánh chưng gợi nhớ đến ngày tết hay ngày tết gợi nhớ đến bánh chưng , bánh giầy . bánh chưng gợi về ký ức tuổi thơ , niềm vui sum họp bên gia đình  . và nguồn gốc của 2 loại bánh này . bánh chưng , bánh giầy - món ăn độc đáo của dân tộc

2. vì những loại cây này biểu tượng cho sự đổi mới phát triển . quất mang lại cát tường 

3. cây mai tượng trưng cho sự quyền quý , cao thượng .

4. cây quất tượng trưng cho sự trù phú , hứa hẹn 1 năm mới đc mùa ăn nên làm ra của gia chủ 

5. cây bông thọ tượng trưng cho sự trong sáng , cao quý : mong cho ông bà , cha mẹ đc trường thọ 

6. tết thường có màu đỏ . ý nghĩa :

- màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc , phù hợp với không khí sum vầy và thiêng liêng . nếu như màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang và thịnh vương , chói lóa lẫn uy nghi thì chỉ cần 1 chút đỏ thôi cũng đủ để vực dậy tinh thần . đó chính là sức mạn vô biên của màu đỏ . chính vì vậy , đỏ đc xem như 1 vị thần may mắn đem bình an , may mắn đến cho tất cả mọi người . 

7. 5 loại tục :

- mua và xin câu đối trước tết 

- mâm ngũ quả  và bàn thờ gia tiên 

- xông nhà 

- đi lế chùa và xin xăm 

- hía lộc đầu xuân , chúc tết , mừng tuổi 

8. 3 vị thần là ; Phúc ,Lộc ,Thọ 

9. một số tên gọi khác như : tết cả , tết ta , tết âm lịch , tét cổ truyền

10. múa lân

 chúc mừng năm mới ^^

5 tháng 1 2022

Cấp độ tổ chức: Tế bào->mô->cơ quan->hệ cơ quan->cơ thể

TK

5 tháng 1 2022

tế bào \(\rightarrow\) mô \(\rightarrow\) cơ quan \(\rightarrow\) hệ cơ quan \(\rightarrow\) cơ thể

5 tháng 1 2022

Mùa xuân đến cùng là khi ngày tết lại về trên khắp các nẻo đường của quê hương. Thời tiết ấm áp hơn. Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Trong vườn nhà em, những bông hoa đua nhau khoe sắc thắm. Từng đàn bướm từ đâu bay đến khiến khu vườn thêm rực rỡ. Tiếng chim hót ríu rít trên những tán cây nghe thật vui tai. Khắp nơi, mọi người háo hức đi sắm sửa để đón Tết. Đường phố được trang hoàng lộng lẫy. Cả gia đình em cùng nhau dọn dẹp nhà cửa để đón chào một năm mới sắp đến. Đêm giao thừa, mọi người trong gia đình cùng nhau ăn bữa cơm tất niên. Người lớn ôn lại về một năm cũ đã qua, trẻ em vui đùa cười nói. Ai cũng mong chờ đến giây phút giao thừa. Mọi nhà đều tràn ngập trong không gian đầm ấm, sum vầy của ngày tết. Em yêu ngày tết của đất nước mình biết bao nhiêu.

1.Tên ba vị thần tượng trưng cho sự giàu sang , hạnh phúc & sức khỏe?2. Đây là 1 nghi lễ phong tục mà khi gặp nhau vào các ngày tết thường thực hiện và chào hỏi nhau.3. Tên của 1 mâm trái cây có 3 thứ quả không thể thiếu của các gia đình trong dịp tết nói lên ước mong khiêm nhường không cầu kỳ cao sang lắm?4. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác ?5. Đây là 1 hoạt động truyền thống mang...
Đọc tiếp

1.Tên ba vị thần tượng trưng cho sự giàu sang , hạnh phúc & sức khỏe?

2. Đây là 1 nghi lễ phong tục mà khi gặp nhau vào các ngày tết thường thực hiện và chào hỏi nhau.

3. Tên của 1 mâm trái cây có 3 thứ quả không thể thiếu của các gia đình trong dịp tết nói lên ước mong khiêm nhường không cầu kỳ cao sang lắm?

4. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác ?

5. Đây là 1 hoạt động truyền thống mang lại sự may mắn của 2 con vật truyền thuyết biểu tượng của mùa xuân do các vũ công điều khiển

6. Ngày tết các thầy đồ thưởng làm gi`?

7. Vị khách đầu tiên đến nhà chúc tết được gọi là … ?

8. Khoảng khắc chuyển tiếp từ năm này sang năm khác … ?

9. Nghi lễ diễn ra vào ngày 23 tháng chạp âm lịch gọi là gi`?

10. Một phong tục tập quán từ lâu đời của Việt Nam vào ngày tết ?

Nhanh thì mk thk , nhớ đúng mới đc

 

4
6 tháng 2 2018

1) Phúc,Lộc,Thọ

2)chúc tết

3)Măng cầu, dừa, đu đủ

4)tết ta

5)múa lân

6)viết câu đố, câu đối

7) người xông nhà

8)giao thừa

9)cúng ông công, ông táo

10)đi lễ chùa 

Bạn đúng rồi đó, bạn nhắn tin với mk đi, mk buồn lắm