K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới . Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.

Đầu tiên là buổi lễ diễn hành được diễn ra, từng lớp đi qua khán đài được các thầy cô nêu lên những thành tích nổi bật của năm qua, đặc biệt lad chào đón những học sinh lớp 6 như chúng tôi bước vào năm học đầu tiên của những năm học cấp hai. Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh.

Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh .

Đối với tôi, đây là lễ khai giảng mà tôi nhớ nhất vì tôi đã bước sang một trang mới của cuộc đời, trưởng thành hơn, yêu trường yêu lớp hơn nữa.

Tham khảo: 

                              "Dù ai đi ngược về xuôi
                     Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

 

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

25 tháng 3 2022

Refer

 

Một cái Tết nữa sắp đến. Trong những ngày này, việc chuẩn bị chào đón năm mới diễn ra náo nhiệt ở khắp mọi nơi. Học sinh trường tôi cũng tổ chức hội chợ xuân truyền thống trong sân trường.

Hội chợ này đã được nhà trường chuẩn bị suốt hai tuần. Các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, cùng với hội phụ huynh và nhiều học sinh, sau mỗi buổi học, lại cùng bắt tay vào các công việc như: trang trí sân khấu chính, dựng các gian hàng, sắp xếp các vật dụng cần thiết, tập nấu các món ăn cổ truyền, sắm sửa các món hàng truyền thống của địa phương,… Đây là hoạt động thường niên của nhà trường, nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi được tham gia nên cảm thấy rất hào hứng.

Sáng ngày 20 tháng Chạp, gần như toàn bộ các thầy cô giáo và học sinh cùng nhiều phụ huynh đã có mặt trong sân trường. Mọi người ai vào việc nay hết sức khẩn trương. Đúng 8 giờ, lễ khai mạc chính thức bắt đầu. Sau màn tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu của hai bạn dẫn chương trình, thầy Hiệu trưởng lên sân khấu phát biểu khai mạc hội chợ. Liền sau đó là một số tiết mục văn nghệ chào mừng như: hát múa quạt, nhảy sạp, hát dân ca,… Ấn tượng nhất là màn sân khấu hoá các tác phẩm văn học dân gian, trong đó vở kịch Bánh chưng, bánh giầy được khen ngợi hơn cả. Vở kịch giúp tôi hình dung rõ hơn, sinh động hơn về nguồn gốc của loại bánh cổ truyền trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Đồng thời, các gian hàng cũng chính thức mở cửa chào đón người mua với nhiều mặt hàng phong phú. Có lớp bán bánh trôi, bánh chay; có lớp bán bánh chưng, bánh tét, bánh giầy; lại có lớp bán con tò he hay các sản phẩm gốm thủ công xinh xắn; cũng có lớp bán mũ nan, nón lá, tăm tre; thậm chí có lớp bày bán cả các bức thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ,… Các mặt hàng rất phong phú, đẹp mắt nhưng giá cả lại rất rẻ, vừa với túi tiền của đa số học sinh. Đó cũng là những món đồ mà trong những ngày thường, nhiều người không dễ tìm mua. Nhiều thứ tôi được thấy lần đầu tiên và phải hỏi kĩ người bán mới biết tên và cách dùng. Không chỉ có các gian hàng cố định, trong sân trường còn xuất hiện cả những gánh hàng rong y như những gánh hàng rong ở quê mà thỉnh thoảng tôi còn được nhìn thấy. Mọi người tham gia đều cố gắng đi hết các gian hàng, hoặc dừng lại ở những gánh hàng rong và mua cho mình một món đồ gì đó để ăn hoặc làm kỉ niệm. Tiếng rao hàng, tiếng trả giá, tiếng cười nói râm ran cả sân trường.

Cứ như thế, hội chợ kéo dài đến 6 giờ chiều mới tan. Ai cũng có vẻ mệt nhưng đều rất vui vẻ.

Hội chợ lần này đã để lại cho tôi ấn tượng rất sầu sắc. Qua hội chợ, tôi biết thêm được nhiều món đồ mà ngày xưa tổ tiên ta đã làm ra và sử dụng. Tôi cũng được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui tươi, đầy màu sắc. Nó cho tôi cảm nhận được sự đầm ấm, yên vui của những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Nhất định, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

a) Chuẩn bị (ví dụ với vấn đề 1) 

Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề: 

- Đối tượng cần thuyết phục: Ban Chủ nhiệm của Câu lạc bộ. 

- Mục đích: Thuyết phục Ban Chủ nhiệm chấp nhận em trở thành thành viên mới.

- Cách thức thuyết phục: Viết bài luận về bản thân để gửi Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ.

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn:

+ Điều kiện kết nạp thành viên của Câu lạc bộ là gì?

→ Thành tích học tập tốt, có niềm đam mê và quan tâm đặc biệt tới nội dung hoạt động của CLB.

+ Năng lực của bản thân trong việc đáp ứng các điều kiện của Câu lạc bộ như thế nào?

→ Tự nhận thấy bản thân có khả năng đáp ứng và mong muốn cống hiến, hoạt động và học hỏi trong CLB

+ Nguyện vọng của em là gi?

→ Giao lưu hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, có thể làm quen nhiều người có cùng sở thích, giúp đỡ nhau trong học tập

+ Em cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của Câu lạc bộ ra sao?

→ Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương

- Lập dàn ý cho bài viết:

- Lập dàn ý cho bài thảo luận:

Mở bài

Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết: Mong muốn gia nhập Câu lạc bộ và khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của một tình nguyện viên trong việc tổ chức hoạt động của lễ hội hoặc giới thiệu di tích lịch sử, văn hoá của địa phương

Thân bài

+ Lần lượt trình bày các luận điểm. Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điếm.

+ Người viết có thể sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau để thuyết phục Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ chấp nhận nguyện vọng của bản thân. Ví dụ, có thể sắp xếp theo trật tự sau: 

• Giới thiệu khái quát về bản thân (tên, lớp, hiểu biết, mục đích tham gia Câu lạc bộ, ...). 

• Niềm yêu thích, sự sẵn sàng dành thời gian, tâm huyết,... của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

• Khả năng tham gia hỗ trợ (hoặc tổ chức) các hoạt động lễ hội hay giới thiệu di tích lịch sử, văn hoá của địa phương. Ví dụ: Viết bài giới thiệu, viết nội quy, hướng dẫn khách tham gia lễ hội/ di tích; biên tập, cập nhật thông tin về lễ hội/ di tích trên trang web của địa phương: tham gia tổ chức hoạt động tìm hiểu thực tế cho các đoàn khách, nhất là học sinh, sinh viên và người nước ngoài (nếu em giỏi ngoại ngữ) ... 

• Cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của Câu lạc bộ và địa phương

Kết bài

+ Khẳng định nguyện vọng, cam đoan về năng lực và trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia Câu lạc bộ và thực hiện các hoạt động được phân công 

+ Cảm ơn Ban Chủ nhiệm về sự quan tâm đọc và xét duyệt.

c) Viết 

- Viết bài văn theo dàn ý đã lập.

- Chú ý sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp, thể hiện sự chân thành, nghiêm túc và mong muốn được đáp ứng nguyện vọng của bản thân.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

* Bài nói mẫu tham khảo: 

Kính thưa Ban quản lý di tích Thành phố Hà Nội

Em là Lê Kim Ngân, lớp 10A7, trường THPT Nguyễn Trãi, Ba Đình.

Em biết đến CLB tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội qua một thành viên trong CLB. Mục đích em muốn tham gia CLB đó là muốn học hỏi, muốn cống hiến một chút sức nhỏ vào việc tổ chức và giới thiệu, phổ biến với khách tham quan về các di tích lịch sử ở địa phương.

Bản thân em là vốn một người khá hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, cộng với sự nhiệt huyết, muốn cống hiến, em có thể sẵn sàng dành thời gian của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

Hiện tại, bản thân em đang theo học ngành Văn học, cũng khá quen với những bài giới thiệu. Nếu được vào CLB, em có thể viết những bài giới thiệu, nội quy, lưu ý, hướng dẫn khách tham gia lễ hội. Em cũng từng tham gia khá nhiều CLB khác tại trường. Vì vậy, em có thể tự tin khẳng định em sẽ làm tốt những công việc mà ban chủ nhiệm CLB giao phó.

Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương!

Em xin chân thành cảm ơn BCN về sự quan tâm, đọc và xét duyệt!

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài luận đã viết. Đối chiếu với mục 1. Định hướng và dàn ý trên đây để phát hiện lỗi và tự sửa lỗi theo hướng dẫn sau:

Nội dung kiểm tra

Yêu cầu cụ thể

Bố cục ba phần

- Mở bài: Đã dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết chưa?

- Thân bài:

+ Có lần lượt trình bày các luận điểm; sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm không?

+ Đã sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau để thuyết phục Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ chấp nhận nguyện vọng của bản thân chưa?

– Kết bài: Có khẳng định nguyện vọng, cam đoan về năng lực và trách nhiệm của bản thân không?

Các lỗi còn mắc

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

Đánh giá chung

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

4 tháng 1 2022

Hôm đó đang trên đường đi học về cũng lũ bạn, em cùng họ đang ngồi nghỉ chân tại quán nước bên đường thì đột nhiên đập vào mắt em là hình ảnh một bà cụ mù đang loay hoay qua đường trong làn xe tấp nập. Có rất nhiều người đi qua đi lại ở đó nhưng không một ai chịu giúp bà. Rồi chuyện bất ngờ đã xảy đến. Bà bị một chiếc xe ô tô tông phải. Tất cả ánh mắt của mọi người đều tụ lại chỗ bà cụ. Người thì lấy điện thoại ra quay phim, chụp ảnh. Người thì bàn tán xôn xao, lướt qua như không có chuyện gì. Đáng nói nhất là người tài xế lái xe ô tô, hắn tông trúng bà cụ rồi hoảng hốt ngồi yên trong xe một lúc không bước xuống xe xem cụ như thế nào.

 

Em thấy như vậy liền chạy lại gần, thấy cụ tay trầy xước rớm máu, nên hô hoán lên bảo mọi người ai có điện thoại thì gọi cấp cứu giúp bà. Người thì thấy có điện thoại nên lẩn đi, rồi đi mắt, người thì nghĩa hiệp một tí gọi xe ôm chở bà cụ lên trạm y tế. Một lát sau thì các chú công an cũng đến các chú xử lí rất nhanh, phê bình những người dân xung quanh đó, thấy tai nạn mà không gọi ngay cho công an, hoặc cán bộ y tế gần nhất mà lại lấy điện thoại chụp ảnh, quay phim,.. Còn bác lái xe bây giờ đã không ru rú trong xe nữa bác ta đã theo các chú công an lên phường giải quyết. Các chú tuyên dương em và người đàn ông lúc nãy đã giúp cụ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA LỄ HỘI ĐỀN A SÀO

     Đền A Sào được xây dựng tại khu vị trí ven sông Hóa, nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vùng đất này nổi tiếng gắn liền với sự thắng lợi của cuộc chiến đánh giặc Nguyên – Mông và huyền tích “Con voi của Trần Hưng Đạo”.

     Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài.

     Năm 1951, giặc Pháp đóng đồn ở đền A Sào và phá hủy nhiều đồ thờ cúng trong đền. Chúng dùng xe kéo voi đá từ bến sông về bốt để làm ụ súng và bắn gẫy vòi tượng voi đá. Qua nhiều thăng trầm, đền A Sào xưa đã bị phá hủy, chỉ còn là bãi đất hoang và tượng voi đá nằm trên nền đất cũ giữa cánh đồng A Sào. Qua nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu, năm 2005, nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm đã quyên góp phục dựng đền mới khang trang như ngày nay.

     Sau đây là một số lưu ý khi vào đền:

     Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

     Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…


     Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

     Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

     Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

Ban quản lí di tích tỉnh Thái Bình

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

a) Chuẩn bị

Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề:

- Mục đích: Giúp du khách hiểu rõ các quy định của Ban Tổ chức lễ hội hoặc Ban Quản lí di tích lịch sử, văn hóa, từ đó, có thái độ, hành vi đúng mực, văn mình, lịch sự khi tham gia.

- Đối tượng: Du khách tham gia lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương.

- Nội dung: Các yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể cho du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

- Hình thức: Văn bản viết (kênh chữ; có thể có hình ảnh, kí hiệu đi kèm).

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn: Cần có quy định nào đối với người tham gia:

+ Về trang phục, ngôn ngữ, hành vi?

→ Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

+ Về đồ lễ và việc thắp hương?

→ Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…

+ Về các vật dụng được mang theo và việc sử dụng đồ dùng cá nhân?

→ Được mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

+ Về ý thức, thái độ của khách đối với việc bảo vệ các giá trị vật chất của di tích?

→ Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

+ Về việc liên hệ Ban Tổ chức khi xảy ra các sự cố?

→ Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

- Lập dàn ý cho bài viết:

Phần đầu văn bản

Nêu tiêu đề của văn bản.

Phần nội dung văn bản

Lần lượt trình bày các yêu cầu và chỉ dẫn cụ thể. Có thể sắp xếp theo trật tự khác nhau tùy vào mục đích, tính chất lễ hội hoặc đặc điểm của di tích và mức độ vi phạm phổ biến của người tham gia. Cũng có thể sắp xếp theo hai nhóm: i) Những quy định, yêu cầu bắt buộc, ii) Những chỉ dẫn, gợi ý.

Phần kết thúc văn bản

Ban Tổ chức lễ hội… / Ban Quản lí di tích

c) Viết 

- Viết bài văn theo dàn ý đã lập. 

- Sử dụng thêm các hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu (nếu cần thiết).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

* Bài viết mẫu tham khảo:

Hướng dẫn du khách tham quan nhà tù Hoả Lò

1.1. Nhà Tù Hỏa Lò ở đâu?

Nhà tù Hỏa Lò được Thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896 với tên gọi Maison Centrale, trong tiếng Pháp nghĩa là nhà lao trung ương. Nhà tù là nơi giam giữ những nhà chính trị yêu nước đứng lên chống chính quyền thực dân. Cho đến thời điểm hiện tại, di tích nhà tù Hỏa Lò vẫn còn như nguyên vẹn tại địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

1.2. Đường đi và phương tiện đi đến nhà tù Hỏa Lò

Từ địa chỉ nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, ta có thể tìm đường đi dựa trên Google map hoặc các ứng dụng đặt xe phổ biến khác. Ngoài ra, vì đây là khu vực trung tâm, rất gần hồ, phố đi bộ và nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn nổi tiếng khác tại Hà Nội nên có thể lựa chọn phương tiện giao thông như taxi hoặc đi bộ. Một số tuyến buýt có qua địa điểm này như tuyến 02, 32, 34 và 38. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm tham quan góp mặt trong tuyến xe buýt 2 tầng với trải nghiệm thú vị khi tham quan Hà Nội. 

Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng | Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều

1.3. Giới thiệu về nhà ngục Hỏa Lò

Như vừa giới thiệu, nhằm mục đích giam giữ những nhà tù chính trị yêu nước tại cả Trung Kỳ và Bắc Kỳ, ngục Hỏa Lò đã được Thực dân Pháp xây dựng trên nền diện tích lên tới 12.000m2 (ngày nay còn sót lại 2.434m2) chia thành 4 khu A, B, C, D với vô vàn những chiêu trò tra tấn của Thực dân Pháp, cướp đi sinh mạng của rất nhiều chiến sỹ yêu nước. Nhà tù Hỏa Lò bắt đầu được quân giải phóng gỡ bỏ vào năm 1954, từ đó đến năm 1973 đây trở thành nơi giam giữ một số tù binh Mỹ và hoàn toàn được xóa bỏ khi đất nước giải phóng. 

Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng | Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều

1.4. Nhà tù Hỏa Lò giờ mở cửa

Thời gian mở cửa cho du khách tham quan tại nhà tù Hỏa Lò là từ 8h00 đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần trừ một số dịp lễ tết hoặc đặc biệt khác. 

1.5. Giá vé nhà tù Hỏa Lò

Giá vé nhà tù Hỏa Lò Hà Nội là 30,000 đồng/lượt. Trong đó, giảm 50% cho các đối tượng học sinh, sinh viên, hộ chính sách xã hội, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) và người bị khuyết tật nặng. Đặc biệt, miễn phí hoàn toàn cho thành viên của Hội cựu chiến binh, Ban liên lạc các Nhà tù, Ban liên lạc Kháng chiến, người có công với cách mạng, người khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em dưới 15 tuổi. 

Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng | Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều

1.6. Lịch tham quan nhà tù Hỏa Lò

Khách tham quan có thể đi riêng lẻ hoặc thành từng đoàn. Trường hợp khách đoàn và cần hỗ trợ về đặt trước vé, hướng dẫn viên có thể liên hệ trước với ban quản lý khu di tích theo số điện thoại: 04.39342253 hoặc 04.39342317.

1.7. Các địa điểm ăn uống gần nhà tù Hỏa Lò

Vì gần khu vực trung tâm nên phố Hỏa Lò là thiên đường ẩm thực của các món ăn vặt Hà Nội ngon nức tiếng tại phố cổ. Có thể kể đến như: 

Bánh bèo chợ Đổ: 64A Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Long Đình – món ăn Hồng Kông: 64B Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Đồ nướng, lẩu cháo: 61 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Namaste Hanoi- ẩm thực Ấn Độ: 46 Thợ Nhuộm, Quận Hoàn Kiếm

Và những tiệm trà sữa, cafe, bánh kem, đồ uống… đình đám như: 

Trà sữa Gong Cha: 56 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm

Paris Gateaux: 75 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm

Antique – Cafe đồ cổ: Tầng 2, 10 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm

Cộng Caphe: 68 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

1.8. Lưu ý khi tham quan nhà ngục Hỏa Lò

Du khách khi tới tham quan nhà tù Hỏa Lò, cần chú ý các chỉ dẫn về an toàn và phòng tránh cháy nổ, những hành lý kèm theo phải gửi đúng nơi quy định. Đặc biệt, không được tùy tiện sờ và di chuyển các hiện vật. Sẽ có khu riêng ở đài tưởng niệm để khách tham quan thắp hương nên không được tùy tiện sử dụng ở những khu vực cấm. 

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với mục 1. Định hướng và dàn ý trên đây để tự phát hiện và sửa lỗi, cụ thể:

Nội dung kiểm tra

Yêu cầu cụ thể

Bố cục ba phần

- Phần đầu: Đã nêu được tiêu đề của văn bản chưa?

- Phần nội dung:

+ Có nêu được những yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể cho du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan di tích lịch sử, văn hóa không?

+ Đã sắp xếp các yêu cầu, chỉ dẫn theo trật tự nhất định chưa?

- Phần kết thúc: Đã nêu tên tổ chức, cá nhân (Ban Tổ chức lễ hội… / Ban Quản lí di tích… ) đề ra bản hướng dẫn chưa?

Các lỗi còn mắc

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

Đánh giá chung

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).