K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2022

THAM KHẢO:#dongco3pha..

Giống nhau: Nguyên lý làm việc của động cơ điện 1 chiều DC và động cơ điện xoay chiều AC về cơ bản giống là nhau. Tuy nhiên, đối với motor DC thì nó chuyển động quay ngay cả khi nguồn cấp của nó không đảo chiều.

Khác nhau: Theo bảng so sánh dưới đây:

Nội dung so sánh

Động cơ 1 chiều DC

Động cơ xoay chiều AC

Về ứng dụng

Thường được phổ biến trong các ứng dụng mà tốc độ động cơ buộc phải được điều khiển từ bên ngoài.

Hoạt động tốt nhất là trong các ứng dụng mà hiệu suất năng lượng được tăng cao trong suốt 1 thời gian dài.

Về số pha

Tất cả đều là động cơ 1 pha

Có thể là động cơ 1 pha hoặc 3 pha

Về cấu trúc và hoạt động

Dùng nguyên tắc sử dụng cuộn dây phần ứng và từ trường nhưng phần ứng của nó quay trong khi đó từ trường thì lại không quay.

Trong những ứng dụng phổ biến hiện nay, motor DC được thay thế bằng cách kết hợp 1 động cơ điện xoay chiều và 1 bộ điều khiển tốc độ (chẳng hạn như biến tần). Bởi vì chúng có giá thành phù hợp, giá trị kinh tế cao và ít tốn kém hơn.

Dùng nguyên tắc chung là sử dụng cuộn dây phần ứng kết hợp với từ trường, nhưng phần ứng của nó lại không quay và từ trường lại liên tục quay.

Về bảo dưỡng và thay thế

Có nhiều bộ phận chuyển động đắt tiền để thay thế, và đề sửa chữa động cơ điện DC thường tốn kém hơn

Sử dụng động cơ AC mới với bộ điều khiển điện tử có giá thành rẻ hơn

Bảng so sánh sự khác nhau giữa động cơ điện 1 chiều và xoay chiều

8 tháng 3 2022

thanks ạ

 

6 tháng 11 2018

Giống nhau:

+ Cấu tạo: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn, phần đứng yên (stato) là cuộn dây tạo ra dòng điện, phần quay (rôto là nam châm tạo ra từ trường.

+ Hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Khác nhau:

- Cấu tạo:

   + Diamo: dùng nam châm vĩnh cửu, tạo ra dòng điện có công suất nhỏ. Phần ứng chỉ có một cuộn dây.

   + Máy phát điện công nghiệp: dùng nam châm tạo dòng điện có công suất lớn. Phần ứng có nhiều cuộn dây. Ngoài ra, một số máy phát điện còn có bộ góp điện để lấy điện ra ngoài.

11 tháng 2 2022

Tham khảo:

- Giống nhau: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn,phần đứng yên (stato) là cuộn dây tạo ra dòng điện, phần quay (rôto) là nam châm tạo ra từ trường. Khi cho một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều.

- Khác nhau:

+ Đinamô ở xe đạp dùng nam châm vĩnh cửu, tạo ra dòng điện có công suất nhỏ, phần ứng chỉ có một cuộn dây.

+ Máy phát điện công nghiệp: dùng nam châm tạo dòng điện có công suất lớn. Phần ứng có nhiều cuộn dây. Ngoài ra, một số máy phát điện còn có bộ góp điện để lấy điện ra ngoài.

26 tháng 2 2018

Giống nhau:

    + Đều có cuộn dây và nam châm.

    + Đều có bộ phận quay (rôto) và bộ phận đứng yên (stato).

Khác nhau:

    + Trên hình 34.1 SGK: Roto là cuộn dây, stato là nam châm. Ngoài ra còn có bộ phận vành khuyên và thanh quét dùng để lấy điện ra ngoài.

    + Trên hình 34.2 SGK: Roto là nam châm, stato là cuộn dây. Không có bộ phận vành khuyên và thanh quét.

5 tháng 12 2019

- Trong động cơ điện 1 chiều: cổ góp điện gồm hai vành bán khuyên, ngoài việc nó có tác dụng làm điện cực đưa dòng điện một chiều vào động cơ, nó còn có tác dụng chỉnh lưu, đổi chiều dòng điện trong khung (rôto) để làm cho khung quay liên tục theo một chiều xác định.

- Trong máy phát điện xoay chiều: cổ góp điện là 2 vành khuyên để lấy điện từ cuộn dây ra để cung cấp điện cho phụ tải bên mạch ngoài.

11 tháng 1 2018

Giống nhau : ở đinamô và máy phát điện đều có nam châm và cuôn dây

14 tháng 1 2018

Giống nhau : Đều có cuộng dây dẫn và nam châm.

Khác nhau : Đinamô có: Kích thước nhỏ, Công xuất nhỏ, cường độ dòng điện và hiệu điện thế nhỏ.

18 tháng 8 2023

Giống nhau: đều là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công.

Khác nhau:

Suất điện động đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường tạo ra bởi nguồn điện.

21 tháng 3 2021

1. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.

2.Giống nhau: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn,phần đứng yên (stato) là cuộn dây tạo ra dòng điện, phần quay (rôto) là nam châm tạo ra từ trường. Khi cho một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều.

- Khác nhau:

+ Đinamô ở xe đạp dùng nam châm vĩnh cửu, tạo ra dòng điện có công suất nhỏ, phần ứng chỉ có một cuộn dây.

+ Máy phát điện công nghiệp: dùng nam châm tạo dòng điện có công suất lớn. Phần ứng có nhiều cuộn dây. Ngoài ra, một số máy phát điện còn có bộ góp điện để lấy điện ra ngoài.