K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2019

Kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta. Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.
Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người. Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến Thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:
Lờ đờ bỏng ngủ trăng chênh
Giọng hò xa vọng thắm tình nước non.
Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam.
Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tinh yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”. Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường nhưđược ca đao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước.
Nhờ trời hạ kế sang đông
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi
Vụ năm cho đến vụ mười
Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
Tinh cảm của người dân gắn chặt với làng quê. Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.
Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào.

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Ca dao làm cho ta thường thây rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.
Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó.
Lạy trời cho cả gió lên,
Cờ vua Bình Định bay trên khung thành.
Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa hình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua hay phần phật trên khắp mọi miền.
Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc An.
Chính ca dao đã giúp em thêm hiểu về cội nguồn lịch sử vẻ vang.
Ca dao xưa thực sự là một nguồn tình cảm vô cùng phong phú, nó bồi đắp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi thơ chúng em, một tình cảm sâu sắc với quê hương đất nước và lòng tự hào về dân tộc.

12 tháng 4 2019

a. Mở bài:
- Giới thiệu được ca dao là tiếng nói tình cảm, là sản phẩm tinh thần của người lao động xưa.
- Ca dao biểu hiện đời sống tâm hồn phong phú nhất là tình yêu quê hương đất nước.
b. Thân bài:
Chứng minh được trên các phương diện sau:
+ Ca dao ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước:
- VD:  Ở xứ Lạng
"Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh"
Ở Thăng Long
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ"
Ở Miền Trung
"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"
+ Ca dao giới thiệu sản vật quý của mọi miền:
- VD: Ở Phú Thọ
"Bưởi Chi Đán, quýt Đan Hà
Cà phê Phú Hộ, đồi chè Thái Ninh"
Nói đến sự giàu có của quê hương
"Nước ta bể bạc non vàng
Bể bạc Nam Hải, non vàng Bồng Lai"
"Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai"
+ Ca dao diễn tả tình cảm gắn bó với quê hương:
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao"
+ Ca dao tự hào về lịch sử anh hùng của đất nước:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba"
c. Kết bài:
- Nhấn mạnh giá trị, tác dụng của ca daoViệt Nam.
- Suy nghĩ, ấn tượng, cảm xúc của em về ca dao Việt Nam.

29 tháng 9 2016

dài lắm !!!

30 tháng 9 2016

thế à mk hk văn bồi dưỡng lp 9 mà chưa bt phân tích như nào?

 

27 tháng 9 2017

Đáp án

Mở bài

Giới thiệu về nỗi nhớ, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả Tế Hanh. Từ đó nêu lên tình yêu quê hương của bản thân em. (1 điểm)

Dẫn dắt được vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ

Thân bài

Giải thích khái niệm tình yêu quê hương đất nước (0,5 điểm)

- Là tình yêu của chúng ta với quê hương, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Đó là tình cảm gần gũi nhưng cũng là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của người

- Tình cảm thương nhớ quê hương của tác giả Tế Hanh (0,5 điểm)

    + Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả

    + Nhà thơ tái hiện lại bức tranh quê hương tươi đẹp, sống động về vùng quê ven biển miền Trung

- Tình yêu quê hương của mình gắn liền với tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, người thân… những điều bình dị gắn với cuộc sống thường nhật (1 điểm)

- Nêu biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương

- Nêu trách nhiệm bản thân

Tình yêu của thế hệ trẻ ngày nay được thể hiện:

- Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kĩ năng trở thành người làm chủ đất nước, tương lai

- Xây dựng ý thức về độc lập dân tộc

KB: Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là tình cảm đẹp, nâng đỡ con người (1 điểm)

Trình bày rõ ràng, khoa học, bố cục mạch lạc, biết cách vận dụng thao tác lập luận (0,5 điểm)

31 tháng 3 2021

Viết bài giúp mình được không ạ??