K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2022
Sử dụng mật khẩu mạnh. ...Xác nhận bằng số điện thoại di động. ...Sử dụng tùy chọn thiết bị đăng nhập yêu thích. ...Sử dụng tính năng Sinh mã xác thực & Chứng nhận đăng nhập. ...Loại bỏ các hành động và các phiên cũ ...Lựa chọn các tùy chọn an toàn. ...Tránh bị lừa đảo.

cài đặt những mật khẩu khó đoán và giữ lại nó cho bản thân (tránh trường hợp quên mk:))

27 tháng 2 2022

19.A
20.D

27 tháng 2 2022

19.A

20.D

1 tháng 1 2018

Để giữ an toàn cho mình và cho người khác khi ở trường, chúng ta nên:

- Chơi các trò chơi lành mạnh, không gây nguy hiểm: đá cầu, nhảy dây, ô ăn quan.

- Khi lên xuống cầu thang, chúng ta nên đi theo hàng lối, và nhường nhịn nhau.

- Khi ở trên tầng, chúng ta nên đi lại nhẹ nhàng.

Để giữ an toàn cho mình và cho người khác khi ở trường, chúng ta không nên:

- Chạy nhảy, nô đùa, đuổi bắt nhau.

- Chơi các trò chơi mạo hiểm: kéo, víu áo nhau, xô đẩy nhau.

- Nhoài người ra khi ở trên tầng.

- Chạy nhảy, nô đùa khi lên, xuống cầu thang.

6 tháng 8 2016

SP là điểm mà các thành viên trên hoc24 tick cho nhau

GP là điểm mà thầy cô giáo của hoc24 tick cho bn

Để đc GP và SP thì bn cần trả lờ nhanh đúng các câu hỏi

Mình chỉ biết v thôi cố gắng để đc nhiều GP và SP nha

6 tháng 8 2016

GP là viết tắt của Gold Point nghĩa là điểm vàng. Điểm này là điểm do giáo viên của Hoc24 tick mỗi khi bn trả lời đúng các câu hỏi đk đăng trong mục hỏi đáp. Nếu bn dành nhìu điểm vàng thỳ có thể sẽ có thưởng

SP hình như là viết tắt của Student Point là điểm do học sinh tick. Gần như ko có giá trị gì! để đó cho đẹp thoy

 

20 tháng 12 2023

Khi đăng kí thành công một tài khoản thư điện tử, em cần nhớ mật khẩu để có thể đăng nhập vào lần sau. Khi đặt mật khẩu cho thư điện tử của mình, em nên đặt mật khẩu có ít nhất năm kí tự và đầy đủ các kí tự như chữ hoa, chữ thường, chữ số.

11 tháng 12 2021

Tuân thủ luật giao thông

11 tháng 12 2021

tham khảo:

 

Tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông trên cả nước ta hiện nay thực sự là một thảm hoạ. Vì thế cần thiết toàn xã hội phải cùng chung sức, đồng lòng kéo giảm tai nạn giao thông. Để góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông thì mỗi người hãy tự xem mình là một cảnh sát giao thông, để vận động mọi người và nhắc nhở chính mình luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông. Có như vậy thì số vụ tai nạn giao thông cũng như số người thương vong vì tai nạn giao thông mới có thể nhanh chóng kéo giảm. Về phần mình, tôi nghĩ 10 việc cần làm để có thể góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông như sau:

Một: Mọi người cần dán lên vách nhà Luật Giao thông đường bộ để hằng ngày, hằng giờ ta nhìn thấy, từ đó nắm rõ luật mà nghiêm chỉnh chấp hành. Đồng thời ta cần thường xuyên nghe đài, xem báo để hiểu rõ những quy định mới về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trên các đường phố cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về Luật Giao thông.

Hai: Đừng nên xem thường việc đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, vượt qua đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi lái xe, sử dụng còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định… Đừng cho đó là chuyện nhỏ mà hãy xem đó là tội ác vì có thể gây thương vong cho bao người khác. Tuyệt đối không được lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Mọi người không được uống rượu bia khi tham gia giao thông. Nếu lỡ uống rượu nên đi xe buýt hay các phương tiện công cộng khác cho an toàn.

Ba: Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, bọn “đinh tặc”… Khi thấy cảnh sát giao thông đối phó với đối tượng vi phạm chống lại người thi hành công vụ thì mọi người cần hỗ trợ, làm như vậy để răn đe người vi phạm sẽ không tái phạm.

Bốn: Cha mẹ cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương cho con cái. Nếu như cha mẹ lái xe mô tô mà vượt đèn đỏ hay không đội mũ bảo hiểm thì làm sao con cái chấp hành tốt những quy định này. Cha mẹ cần quản lý con em mình,  không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học, các em học sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được cho lái xe gắn máy.

Năm: Các ngành chức năng cần định kỳ kiểm tra sức khoẻ lái xe, không cấp giấy phép lái xe cho người nghiện rượu, bia và các chất kích thích khác. Trường hợp đã có giấy phép lái xe phải buộc người đó cai nghiện, không cho điều khiển phương tiện. Người nghiện nặng không thể cai nghiện được thì phải thu hồi giấy phép lái xe, cấm điều khiển phương tiện. Quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có lái xe nghiện rượu, bia gây tai nạn hay chạy quá tốc độ, chở quá khổ, quá tải.

Sáu: Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông. Có thể hạ bậc hạnh kiểm nếu học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Bảy: Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp người bị tai nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Tám: Luôn có thái độ ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông. Thực tế đã có biết bao người chỉ vì có thái độ hành xử kém văn hoá như gây gổ, đánh nhau mà làm cho giao thông bị ùn tắc, thậm chí tạo nguy cơ tai nạn giao thông.

Chín: Nếu lỡ vi phạm Luật thì ta cần nghiêm chỉnh chấp hành việc xử phạt của cảnh sát giao thông và cần rút kinh nghiệm để không vi phạm nữa.

Mười: Mong sao cảnh sát giao thông cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, xử lý vi phạm. Thực tế có rất nhiều người vi phạm Luật Giao thông đường bộ về ban đêm; do vậy cần tăng cường tuần tra kiểm soát vào ban đêm để xử phạt người vi phạm.

10 điều trên, theo tôi là rất đơn giản nhưng thiết thực, tôi mạo muội “hiến kế” để mong mọi người cùng nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Bởi lẽ, nếu như đa số người tham gia giao thông đều chấp hành nghiêm luật lệ giao thông, mà còn có một vài người thiếu ý thức, thì tai nạn vẫn tiếp tục xảy ra. Còn gì đau lòng hơn khi hằng ngày trôi qua chúng ta lại phải chứng kiến, nghe tin có bao người phải từ giã cuộc đời vì tai nạn giao thông. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ban tổ chức cuộc thi đã tạo điều kiện cho bạn đọc khắp nơi hiến kế để góp phần kéo giảm tai nạn giao thông.

NG
1 tháng 2

Em cần giữ gìn tài sản của trường, lớp vì 

- Tài sản của trường, lớp là tài sản chung của tập thể học sinh, giáo viên và cán bộ nhân viên nhà trường. Việc giữ gìn tài sản chung thể hiện ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với tập thể.
- Tài sản của trường, lớp được sử dụng để phục vụ cho việc học tập, giảng dạy của thầy cô và học sinh. Việc giữ gìn tài sản chung giúp đảm bảo cho việc học tập, giảng dạy được thuận lợi và hiệu quả.
- Tài sản của trường, lớp là thành quả lao động của nhiều người. Việc giữ gìn tài sản chung thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã tạo ra tài sản đó.
Để giữ gìn tài sản của trường, lớp, em cần làm những việc sau:

- Sử dụng tài sản đúng mục đích, đúng quy định. Không sử dụng tài sản bừa bãi, không tùy tiện mang tài sản ra ngoài trường, lớp.
- Bảo quản tài sản cẩn thận, tránh làm hư hỏng. Khi sử dụng tài sản, cần chú ý giữ gìn, không làm rơi, vỡ, mất mát.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ tài sản của trường, lớp. Khi phát hiện tài sản bị hư hỏng, mất mát, cần báo ngay cho thầy cô hoặc ban cán sự lớp để có biện pháp xử lý kịp thời.

-Thường xuyên dọn dẹp, tạo không gian thoáng mát cho ngôi nhà

-Bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách

-Tuyệt đối không để gần thức ăn sống với thức ăn chín

-Sử dụng những cách gói thực phẩm sạch sẽ, hợp vệ sinh