K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

. Lập dàn ý

A. MỞ BÀI:

– Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích và chứng minh.

B. THÂN BÀI

– Giải thích :

– Nghĩa đen của từng vế câu tục ngữ : người không học (không chịu học tập, không tiếp thu tri thức và kinh nghiệm của nhân loại) ; ngọc không mài (ngọc không được qua chế tác, chỉ là một viên đá tầm thường, không bộc lộ phẩm chất quý giá).

– Vì sao người không học tập lại bị coi là kém giá trị ? + Vì không học tập thì không có tri thức

+ Người không học hỏi thì trí tuệ, tình cảm không phát triển, cũng chỉ như là một con vật mà thôi.

– Vì sao lại so sánh người không học với ngọc không mài ?

+ Ngọc tuy quý, song không mài thì chỉ là một viên đá bình thường, lẫn lộn trong đất đá, không bộc lộ phẩm chất quý giá.

+ Người tuy là quý (Người ta là hoa đất) nhưng không học thì cũng không phát triển, trở nên uống phí.

– Chứng minh ý nghĩa của việc học tập đối với học sinh.

C. KẾT BÀI

– Sự so sánh của người xưa là chính xác, sáng suốt.

– Nhiệm vụ của mỗi người là phải học tập tốt, học suốt đời để làm người có ích.

bài văn.

Mỗi học sinh khi bước tới trường đều được tiếp nhận biết bao tri thức trong cuộc sống để sau này có thể trở thành người tài giỏi, có ích cho xã hội. Vậy mà chúng ta không học thì sẽ không có kiến thức, bỗng dưng thành người thừa trong xã hội. Chính vì thế việc học rất quan trọng và cần thiết cho mỗi con người. Và chính vì điều đó mà nhân dân ta đã nhắc nhở nhau phải luôn nhớ lời cha ông dạy : “Người không học như ngọc không mài”.

Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật so sánh với câu văn ngắn gọn súc tích trong đó chứa đựng sự giáo huấn sâu sắc của cha ông xưa. Một viên ngọc nguyên thuỷ khi khai thác lên chỉ là một hòn đá, chỉ khi bàn tay của con người mài giũa thì mới là một viên ngọc sáng đẹp và lung linh, lúc đó nó mới trở thành báu vật. Cũng như ngọc, người không học thì không có kiến thức, không còn phân biệt được đúng sai và có thể sẽ lao đầu vào những sai lầm, thói hư tật xấu trong xã hội. Người thiếu chữ nghĩa, thiếu học sẽ tăm tối, cạn hẹp. Chỉ có học thức mới giúp họ mở mang, hiểu biết hơn. Câu tục ngữ muốn nói với chúng ta rằng người không có kiến thức cũng như cục đá vô dụng kia, nhưng khi có ánh sáng của tri thức hòn đá đó bỗng toả sáng, xua tan mọi đen tối của ngu dốt, tối tăm. Học hành giúp cho tri thức và tâm hồn con người trở thành một thứ gì đó tốt đẹp quý báu. Ngọc có thể mua được nhưng ngọc tri thức” không thể mua được bằng tiền của. Nó chỉ có được qua rèn luyện, qua lao động và trong học tập phấn đấu vươn lên.

Chúng ta còn là học sinh nên còn có thể học qua nhiều cách như qua sách vở, qua cuộc sống. Đặc biệt là qua nhà trường và thây CÔ. Đối với học sinh thì nhà trường và thầy cô như căn nhà và cha mẹ thứ hai của mỗi chúng ta. Họ là những người truyền thụ cho ta biết bao tri thức ở đời. Chúng ta cần phải tiếp thu, phát triển và sáng tạo để cho kiến thức được phong phú và giàu có.

Việc học đâu chỉ có trong sách vở, nhà trường mà nó là một biển học không bờ. Sự khám phá, sự hiểu biết còn chờ đợi chúng ta ở cuộc sống sau này. Học ngay trong thực hành, trong lao động. Ngay trong các mối quan hệ xã hội thì việc học đâu có điểm dừng. Không phải vô tình mà cha ông xưa đã căn dặn “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Lấy con số nhỏ đối chiếu với một số lượng lớn, khó đo, đếm được là một cách nói rất thâm thuý. Nó càng giúp chúng ta hiểu sâu sắc giá trị to lớn của việc học hành. Cũng từ đó hiểu rộng hơn về phạm vi và thời gian không có giới hạn trong Công việc tiếp thu kiến thức đó.

“Người không học như ngọc không mài”. Câu tục ngữ giàu hình ảnh và thật thấm thía. Nó giúp ta biết và hiểu được tầm quan trọng của việc học và nhắc nhở ta phải luôn duy trì thực hiện tốt lời cha ông đã dạy bảo.

28 tháng 3 2021

bài đây nhé k cho mình nhé cảm ơn bạn nhiều

answer-reply-image

answer-reply-image

answer-reply-image

28 tháng 3 2021

k cho mình nhé

13 tháng 4 2019

 Ngày nay xã hội phát triển, nhu cầu công nghệ ngày càng tăng, việc học hỏi ngày càng đòi hỏi cao hơn. Vì vậy mà nhân dân ta có câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

Học tập là nhiệm vụ suốt đời của con người “người không học như ngọc không mài”. Đúng vậy nếu không học tập con người sẽ không có tri thức, không tiếp thu, theo kịp được những tiến bộ của thế giới.

Viên ngọc càng được va chạm và mài thì càng sáng và đẹp. Việc học được sánh với viên ngọc sáng.

Tuy nhiên để học tập một cách khoa học và hiệu quả cần phải xác định được mục đích đúng đắn của việc học. Hiểu được điều đó UNESCO đã từng đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống “trường đời”. Nếu không học thì sẽ mãi mãi không biết, chúng ta phải học mọi nơi, mọi lúc, trong nhà trường và ngoài xã hội để nâng cao hiểu biết của bản thân.

 

Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”

Học để biết: “Học để biết” là mục đích đầu tiên của việc học. “Biết” là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống.Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc… Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, “biết người”, “biết mình”, biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho hay và thu hút. Học để làm: “Học để làm” là mục đích tiếp theo của việc học. “Làm” là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – “Học đi đôi với hành”.

Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội. Ví dụ: Người nông dân, kĩ sư, bác sĩ… đều mang kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.

Học để chung sống: Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. “Chung sống” là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử… để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Đây là hệ quả tất yếu của việc “biết”, “làm”.

Bởi lẽ, “con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.

Học để tự khẳng định mình: Là mục đích sau cùng của việc học. “Tự khẳng định mình” là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống. Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất…

Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn diện. Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay. Mục đích này không chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên mà còn dành cho tất cả những ai là người học.

Vì  thế, có thể coi đây là mục đích học tập chung, có tính chất toàn cầu. Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình.

Mục  đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học: không chỉ học ở một giai đoạn mà phải học suốt đời; không chỉ học trong nhà trường mà cần phải học ngoài xã hội; người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy “làm người”…

Học không bao giờ là lãng phí, luôn học hỏi xây dựng bản thân, học bất cứ đâu để bản thân được hoàn thiện.

13 tháng 4 2019

bạn em tên là ngọc thì câu này em hỉu là người ko thì ko được cũng gống như bạn ngọc ko thể mài

3 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Ca dao, tục ngữ chính là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, ẩn chứa trong mỗi câu tục ngữ còn là những bài học quý giá mà cha ông ta để lại cho con cháu. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

  
3 tháng 4 2021

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng nhân nghĩa. Và từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được ông cha ta đề cao và phát huy, đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc. Cùng với quan niệm đó, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

Trước hết, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Xét về mặt nghĩa đen, ta có thể hiểu rằng khi ta ăn một trái ngọt nào đó thì ta phải luôn nhớ tới người đã trồng cây. Còn hiểu theo nghĩa bóng thì “Ăn quả” là chỉ người hưởng thụ và nhận được những thành quả; “kẻ trồng cây” là người tạo nên thành quả đó. Vậy ta có thể hiểu được rằng, khi chúng ta hưởng thụ thành quả nào dù là về vật chất hay tinh thần thì phải luôn nhớ tới và biết ơn công lao của người đã tạo nên thành quả đó. Qua câu tục ngữ ngắn gọn mà ý nghĩa trên, ông cha ta đã cho ta một lời khuyên, một bài học sâu sắc về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta ‘trái ngọt’.

Đúng thật vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc về lòng biết ơn. Ăn một bữa cơm nó đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Vậy nên, ta có thể nói đây là một đạo lý hoàn toàn đúng đắn,bởi lẽ không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như chiếc bút, cái bàn hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập mà ta đang tận hưởng… Tất cả, tất cả những điều đó đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hy sinh xương máu, tính mạng của thế hệ cha anh đi trước. Khi chúng ta nhớ ơn và kính trọng những người đã cho ta thành quả thì lúc đó ta cũng cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy tâm hồn thoải mái, cảm thấy cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Một xã hội có nhiều công dân như vậy cũng sẽ ngày càng tối đẹp và văn minh hơn. Câu tục ngữ này cũng như một lời văn triết lý, nó hướng chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Bởi lẽ, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người, của dân tộc Việt Nam ta. Ngoài câu tục ngữ trên còn có rất nhiều câu ca dao tục ngữ khác nói về lòng biết ơn như “Uống nước nhớ nguồn”; "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”…

Lòng biết ơn- truyền thống quý báu ấy vẫn được lưu truyền rộng rãi tới ngày nay. Minh chứng cho rằng, hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi Vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn và phát huy. Những trang sử vàng son thời trung đại cũng chưa bao giờ bị lãng quên. Những gia đình chính sách, người có công với Cách mạng như thương binh, bệnh binh,…vẫn luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng và toàn xã hội. Để tưởng nhớ những người có công với nước, nhân dân ta đã bày tỏ lòng thành kính bằng cách xây dựng những công trình như: nghĩa trang liệt sĩ, đền, miếu, lăng tẩm thờ phụng các bậc tiền bối, những vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Bày tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, phòng truyền thống, đài tưởng niệm,… đã được xây dựng để nhắc nhở mọi người về lịch sử hào hùng, khơi dậy niềm tự hào của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta còn có những ngày lễ như ngày 26/3, 30/4, 1/5, 27/7,… để mọi người cùng tỏ lòng biết ơn. Không những vậy, đối với học sinh chúng ta còn có ngày 20/11, ngày 8/3,… để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo. Nhân dân ta còn tổ chức nhiều lễ hội dịp đầu xuân như: lễ hội làng Thánh Gióng, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đống Đa,…Việc thể hiện lòng biết ơn với các gia đình,các cá nhân có công với Cách mạng với những phong trào như: phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, xây nhà tĩnh nghĩa, thăm hỏi và động viên những người có công, tìm và quy tụ hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang địa phương đang được phát triển rộng rãi trong toàn xã hội. Vậy nên khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu đẹp thêm giá trị văn hóa cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hóa truyền thống của đất nước.

12 tháng 3 2022

TK

Ca dao, tục ngữ chính là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, ẩn chứa trong mỗi câu tục ngữ còn là những bài học quý giá mà cha ông ta để lại cho con cháu. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

12 tháng 3 2022

tham khảo

 

Ca dao, tục ngữ chính là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, ẩn chứa trong mỗi câu tục ngữ còn là những bài học quý giá mà cha ông ta để lại cho con cháu. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

 

10 tháng 6 2021

Ông cha ta luôn dạy con cháu những nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc. Trong đó phải kể đến truyền thống biết ơn đối với những người đã mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc qua câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Trước hết, để hiểu rõ đạo lí mà ông cha ta muốn nhắn gửi, chúng ta cần hiểu được nội dung của câu tục ngữ. Theo nghĩa đen, nghĩa của câu tục ngữ là khi ăn những trái ngon quả ngọt phải nhớ tới người chăm sóc, vun trồng nó. Theo nghĩa sâu xa thì “ăn quả” là người được hưởng thành quả do người khác tạo ra, còn “kẻ trồng cây” chỉ người tạo ra thành quả đó. Vì vậy, câu tục ngữ trên có nghĩa là khi được hưởng thành quả do ai đó tạo ra, ta phải luôn nhớ ơn người đó. 

Lòng biết ơn là đức tính mà mỗi con người cần phải có. Lòng biết ơn cho ta thấy nhân cách của mỗi con người, giúp ta hoàn thiện bản thân, góp phần làm đẹp cho các mối quan hệ xã hội. Nhân dân ta đã và đang cố gắng giữ gìn và phát huy đạo lý tốt đẹp này. Hằng năm, nhân dân ta vẫn tổ chức các ngày lễ để tưởng nhớ những người có công với đất nước, những người góp phần mang lại hạnh phúc ngày hôm nay. Hay ngày 20/11 hàng năm là ngày mà mọi người tri ân các thầy cô giáo, dành tặng cho họ những bông hoa tươi thắm, những lời chúc tốt đẹp. Qua đó, ta thấy rằng, mọi người đều tích cực giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.

Vậy để phát huy truyền thống đó, chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân, trở thành công dân có ích cho xã hội, phải yêu thương ông bà, cha mẹ, có những hành động đền ơn đáp nghĩa thiết thực.

Có thể khẳng định rằng câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là nét đẹp truyền thống của dân tộc về lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người để thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

Cre: Hoidap247

10 tháng 6 2021

image#hoktot#

17 tháng 2 2020

tham khảo bài mk nhé

17 tháng 2 2020

Đã từ lâu, dân tộc Việt Nam luôn có truyền thống ân nghĩa trước sau, nhơ ơn những người đã có ơn giúp đỡ mình. Để khuyên nhủ mọi người luôn luôn ghi nhớ công ơn của những người đã vì mình, dân gian ta có câu : " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " .  Cũng vid thế mà dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn luôn sống  và làm theo đạo lý ấy.

Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây  là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và luôn phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn cho con cháu.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình. Nhân dân ta xưa đã truyền miệng nhau rằng:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Người đến dự hội đông như kiến, trên tay là những lễ vật để cúng bái tạo nên một nét văn hóa, truyền thống ngàn đời của cha ông ta mà con cháu đời sau cần phải giữ gìn và tiếp nối nó. Đất nước Văn Lang và Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nước ta từ một tiểu quốc đã trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng cường quốc năm châu văn minh hiện đại. Đã có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được giữ gìn và phát huy. Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lòng thành tâm của mình.

Ngày nay, đời sống vật chất đã hiện đại, nhưng những nét đẹp thời xưa thì luôn được giữ gìn và càng ngày càng được tô điểm thêm. Bạn thử tưởng tượng xem, tuy thời nay phát triện rất khác xưa, nhưng trong mỗi gia đình điều không thể thiếu chính là ban thờ trang trọng với bát hương gia hương gia tiên để nhớ đến ông bà tổ tiên của chúng ta.

Chúng ta cũng có những cách rất độc đáo và cần thiết để thể hiện lòng biết ơn và giúp cho những người khác hiểu về các anh hùng lịch sử, người có công với đất nước. Đó là đặt tên phố theo tên các vị anh hùng lịch sử và có những dòng chữ giải thích bên dưới ví dụ như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ. Và chính phủ đã đặt tên một thành phố lớn và phát triển nhất đất nước bằng tên của một vị anh hùng dân tộc- một con người đã bôn ba khắp nơi để dành lại độc lập tự do cho tổ quốc: Hồ Chủ tịch. Đây là một cách rất hay để đưa sự biết ơn vào bộ phận giới trẻ và một phần tử nhỏ của xã hội đang bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà quên đi những truyền thống của dân tộc.

Giới trẻ ngày nay luôn tiếp thu và tiếp nối truyền thống đạo lý thời xưa. Đối với học sinh chúng tôi, điều thể hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lòng mình gửi đến những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nhà trường và xã hội cũng tạo điều kiện để giới trẻ ngày nay thể hiện lòng biết ơn bằng cách có những cuộc thi tìm hiểu những vị anh hùng dân tộc, hay làm tập san, viết thơ vào những ngày như thương binh liệt sĩ 27-7,…. Những thế hệ học sinh ngày nay sẽ có sự hiểu biệt về lịch sử và sẽ biết ơn đến họ. Và nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ không bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy.

 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây-  đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và tôi, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

20 tháng 1 2022

chịu mới học lớp 4

xin thông cảm nha anh

20 tháng 1 2022

anh em ơi chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kìa chào đi con chào ông ạ ảo thật đấy

2 tháng 4 2022

Có một số gợi ý , và ý chính cho bài văn của em ở phần thân bài nhé:

Những ý chính cần đạt:  

1. Giải thích:

- Ăn quả : chỉ sử hưởng thụ, thừa hưởng những thành quả lao động của người khác.

- Kẻ trồng cây : là người làm nên những thành quả đó hoặc góp phần đêm lại những thành quả đó.

=> Cả câu : nhắc nhở ta phải biết ơn những người đã có công tạo ra các thành quả mà ta đang thừa hưởng.    

2. Phân tích, bình luận vấn đề:

a/ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một truyền thống quý báu, đáng trân trọng của dân tộc ta. Biểu hiện:

- Trong văn chương: có rất nhiều lời răn dạy tương tự:

"Uống nước nhớ nguồn"

"Muốn sang phải bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thấy"

"Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"

...

- Trong cuộc sống:

+ Ghi nhớ, trân trọng thành quả của những thế hệ đi trước, những người đã chiến đấu, bảo vệ nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Hơn thế, chúng ta vẫn đang tiếp tục bảo vệ, phát huy những thành quả đó.

+ Có các giải thưởng cao quý, tôn vinh những người có cống hiến cho xã hội, cho dân tộc cả trong lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.  

b/ Vì sao "ăn quả" phải "nhớ người trồng cây"?

- Vì phải có người "trồng cây" mới được thu hoạch "quả".

- Tất cả những thành quả đều phải tạo nên bằng nhiều công sức.

- Đó là một lẽ sống đẹp. 

- Những kẻ vô ơn bạc nghĩa cũng sẽ không có được sự tôn trọng, giúp đỡ của mọi người xung quanh -> cần phải lên án.  

3/ Bài học nhận thức và hành động:

- Lòng biết ơn là tình cảm không thể thiếu ở một con người có nhân cách, là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, đúng với muôn đời nên cần được gìn giữ, phát huy.

- Ta không chỉ nhớ mà còn phải ra sức đáp đền (giữ gìn và phát huy những thành quả đó). Ta không chỉ ăn quả mà còn phải ra sức trồng cây (sẵn sàng đóng góp công sức để tạo ra những thành quả lao động).

- Lên án những kẻ vô ơn, bội bạc.

- Liên hệ bản thân.  

Phần mb và kb em tự làm theo văn của mình nha.

2 tháng 4 2022

Một số ý mà bạn có thể đưa vào bài văn:

- Mở bài : bạn giới thiệu về câu tục ngữ đó ( VD: Ông bà ta thường nói " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Vậy thì câu tục ngữ ấy có nghĩa là gì?. Thoạt đầu ta sẽ hiểu đơn giản rằng : khi ăn quả chín phải biết nhớ kẻ đã ngày đêm chăm sóc cái cây ấy. Nhưng ý nghĩa của nó còn đi xa hơn nữa. Nhân dân ta muốn dạy cho con cháu về lòng biết ơn, sống sao cho luôn nhớ về cội nguồn của bản thân)

- Thân : (Đây là các gợi ý của mình, bạn có thể sửa lại , sắp xếp và thêm vào  sao cho khớp với mở bài và làm bài văn logic hơn)

+ Biết ơn không những là một đức tính tốt, mà nó còn là truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ trong nhân dân.

+ Sự thật, dù là trong quá khứ hay hiện tại, xã hội Việt Nam vẫn luôn hiện hữu và phát huy tốt lòng biết ơn, hướng về cội nguồn. Trong nhà thì con tôn kính cha mẹ, ông bà, ngoài xã hội thì tổ chức các hoạt động hướng về tổ tiên. Tiêu biểu phải kể đến Lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì - Phú Thọ. Hằng năm , con cháu đến từ mọi miền trên tổ quốc đều về tham dự, tưởng nhớ vị vua có công dựng nước và phát triển đất nước ở thời buổi đầu này.

+ Tổ chức các buổi viếng thăm, động viên các thương binh liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với đất nước.

+ Đối với ta, mỗi ngày ta được dạy rằng ăn một bán cơm cũng phải nghĩ đến  người nông dân cực khổ làm ruộng, là bao giọt mồ hôi, là nước mắt rơi trên những hạt lúa.

Kết : Bởi ý nghĩa sâu xa của nó , câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" luôn sống mãi với thời gian. Trải qua bao thế hệ, trở thành một nếp sống, một đạo lý đúng đắn mà bất cứ con người nào cũng phải thừa nhận. Bản thân chúng ta phải cố gắng rèn luyện thật tốt đức tính ấy và giữ gìn sao cho câu tục ngữ được lưu truyền mãi trong dân gian