K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2022

refer

Tất cả chúng ta hầu như đều thế. Ngay khi vừa ăn xong một bữa tiệc, cơn buồn ngủ khủng khiếp kéo đến khiến bạn gần như rất khó mở nổi mắt. Bạn sẽ vẫn ngồi đó với những chiếc đĩa thức ăn đã hết sạch, tự hỏi thức ăn đó là gì mà bạn vừa ăn xong đã khiến bộ não như "đóng băng", buồn ngủ không chịu nổi!

Có phải tại bát cơm vừa ăn khiến cho chúng ta "căng da bụng, chùng da mắt"? Theo trang Scienceabc, thực ra, có một giả thuyết khá phổ biến cho rằng cơm gạo khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ.

Và giờ thì đã đến lúc xem xét các thành phần khác nhau góp phần khiến cơ thể buồn ngủ ngay sau khi ăn xong.

Vì ăn nhiều tinh bột

Đầu tiên, hãy tìm hiểu về thành phần lớn nhất trong các bữa ăn của chúng ta, đó là các loại thực phẩm dạng tinh bột và ngọt như cơm, bánh mì, khoai tây, nước ngọt….

Trong cơ thể chúng ta, các thực phẩm ngọt và giàu tinh bột làm tăng hàm lượng glucose trong máu của chúng ta. Để đối phó với sự gia tăng glucose trong máu, chất insulin được tiết ra. Về cơ bản, insulin cho phép hấp thụ glucose vào các tế bào trong cơ thể. Bởi vì các tế bào cần có glucose để sản sinh ra năng lượng, nên insulin rất quan trọng với các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Vấn đề nảy sinh khi chúng ta ăn quá nhiều loại thức ăn này. Khi bữa ăn của chúng ta chứa nhiều tinh bột, lượng glucose trong máu tăng lên và insulin cũng phải tiết ra thật nhiều để kiểm soát số lượng glucose khổng lồ đó. Do insulin trong tế bào làm giảm nồng độ glucose cao trong máu, nên tế bào lại phát triển một dạng kháng insulin. Kháng insulin này thực sự bất lợi cho cơ thể; vì từ đó, nó khiến việc kiểm soát mức độ glucose trong máu trở nên khó khăn, và năng lượng của chúng ta sẽ bắt đầu giảm, vì insulin không còn kích thích glucose đi vào tế bào nữa.

Cuối cùng, cơ thể đi đến chỗ bắt đầu buồn ngủ. Do lượng đường trong máu cao sau khi ăn no nê một bữa ăn giàu tinh bột (và insulin không thể vào tế bào vì chất kháng insulin), cơ thể bắt đầu chuyển glucose thành chất béo lưu trữ. Quá trình chuyển đổi này làm tiêu hao nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể và vì thế dẫn đến cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ sau bữa ăn.

Nhiều loại thức ăn khác nhau cũng gây ra sự thay đổi trong hoạt động của não bộ, bằng cách ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chất hóa học trong não. Chẳng hạn, carbonhydrate cung cấp cho cơ thể chúng ta các tiền chất cần thiết cho quá trình tổng hợp hợp chất dẫn truyền thần kinh (serotonin), giúp chúng ta bình tĩnh. Vì thế, ăn một bữa ăn no nê năng lượng sẽ dẫn đến việc thừa hợp chất serotonin, khiến chúng ta "hơi quá bình tĩnh và ù lì", hay còn gọi là "buồn ngủ".

Với những thức ăn giàu protein, như thịt, cá, pho mai, trứng…, chúng chứa axit amin tryptophan, mà cơ thể chúng ta sử dụng như một nguồn tiền chất serotonin khác. Một lần nữa, phản ứng "bình tĩnh" lại xảy ra khiến chúng ta không thể kiểm soát, và chúng ta có thể ngủ gật trước khi món tráng miệng được đưa ra.

Một chất hóa học khác cũng gây buồn ngủ là hormone melatonin. Vai trò chính của hormone này là trực tiếp khiến cơ thể buồn ngủ. Vì vậy, ăn các loại thực phẩm như quả anh đào, loại quả chứa một lượng nhỏ melatonin, có thể khiến chúng ta buồn ngủ.

Ăn chuối, rất đơn giản chỉ cần bóc vỏ và thưởng thức. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết, chuối chứa kali và magiê, cả hai đều đóng một vai trò giúp thư giãn cơ bắp. Cảm giác thư giãn này xảy ra sau khi ăn một quả chuối ngon cũng có thể góp phần tạo ra cơn buồn ngủ cho bạn.

Giờ đây, khi đã biết tất cả thông tin khiến bạn buồn ngủ sau khi ăn, chúc bạn có thể vẫn tỉnh táo nếu cần thiết, và hãy nhớ, bạn không phải là người duy nhất phải đối phó với cơn buồn ngủ sau bữa tiệc ngon lành.

12 tháng 4 2022

chép mạng là cái chắc

10 tháng 12 2016

Tất cả chúng ta hầu như đều thế. Ngay khi vừa ăn xong một bữa tiệc, cơn buồn ngủ khủng khiếp kéo đến khiến bạn gần như rất khó mở nổi mắt. Bạn sẽ vẫn ngồi đó với những chiếc đĩa thức ăn đã hết sạch, tự hỏi thức ăn đó là gì mà bạn vừa ăn xong đã khiến bộ não như "đóng băng", buồn ngủ không chịu nổi!

Có phải tại bát cơm vừa ăn khiến cho chúng ta "căng da bụng, chùng da mắt"? Theo trang Scienceabc, thực ra, có một giả thuyết khá phổ biến cho rằng cơm gạo khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ.

Và giờ thì đã đến lúc xem xét các thành phần khác nhau góp phần khiến cơ thể buồn ngủ ngay sau khi ăn xong.

Vì ăn nhiều tinh bột

Đầu tiên, hãy tìm hiểu về thành phần lớn nhất trong các bữa ăn của chúng ta, đó là các loại thực phẩm dạng tinh bột và ngọt như cơm, bánh mì, khoai tây, nước ngọt….

Trong cơ thể chúng ta, các thực phẩm ngọt và giàu tinh bột làm tăng hàm lượng glucose trong máu của chúng ta. Để đối phó với sự gia tăng glucose trong máu, chất insulin được tiết ra. Về cơ bản, insulin cho phép hấp thụ glucose vào các tế bào trong cơ thể. Bởi vì các tế bào cần có glucose để sản sinh ra năng lượng, nên insulin rất quan trọng với các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Vấn đề nảy sinh khi chúng ta ăn quá nhiều loại thức ăn này. Khi bữa ăn của chúng ta chứa nhiều tinh bột, lượng glucose trong máu tăng lên và insulin cũng phải tiết ra thật nhiều để kiểm soát số lượng glucose khổng lồ đó. Do insulin trong tế bào làm giảm nồng độ glucose cao trong máu, nên tế bào lại phát triển một dạng kháng insulin. Kháng insulin này thực sự bất lợi cho cơ thể; vì từ đó, nó khiến việc kiểm soát mức độ glucose trong máu trở nên khó khăn, và năng lượng của chúng ta sẽ bắt đầu giảm, vì insulin không còn kích thích glucose đi vào tế bào nữa.

Cuối cùng, cơ thể đi đến chỗ bắt đầu buồn ngủ. Do lượng đường trong máu cao sau khi ăn no nê một bữa ăn giàu tinh bột (và insulin không thể vào tế bào vì chất kháng insulin), cơ thể bắt đầu chuyển glucose thành chất béo lưu trữ. Quá trình chuyển đổi này làm tiêu hao nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể và vì thế dẫn đến cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ sau bữa ăn.

Nhiều loại thức ăn khác nhau cũng gây ra sự thay đổi trong hoạt động của não bộ, bằng cách ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chất hóa học trong não. Chẳng hạn, carbonhydrate cung cấp cho cơ thể chúng ta các tiền chất cần thiết cho quá trình tổng hợp hợp chất dẫn truyền thần kinh (serotonin), giúp chúng ta bình tĩnh. Vì thế, ăn một bữa ăn no nê năng lượng sẽ dẫn đến việc thừa hợp chất serotonin, khiến chúng ta "hơi quá bình tĩnh và ù lì", hay còn gọi là "buồn ngủ".

Với những thức ăn giàu protein, như thịt, cá, pho mai, trứng…, chúng chứa axit amin tryptophan, mà cơ thể chúng ta sử dụng như một nguồn tiền chất serotonin khác. Một lần nữa, phản ứng "bình tĩnh" lại xảy ra khiến chúng ta không thể kiểm soát, và chúng ta có thể ngủ gật trước khi món tráng miệng được đưa ra.

Một chất hóa học khác cũng gây buồn ngủ là hormone melatonin. Vai trò chính của hormone này là trực tiếp khiến cơ thể buồn ngủ. Vì vậy, ăn các loại thực phẩm như quả anh đào, loại quả chứa một lượng nhỏ melatonin, có thể khiến chúng ta buồn ngủ.

Ăn chuối, rất đơn giản chỉ cần bóc vỏ và thưởng thức. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết, chuối chứa kali và magiê, cả hai đều đóng một vai trò giúp thư giãn cơ bắp. Cảm giác thư giãn này xảy ra sau khi ăn một quả chuối ngon cũng có thể góp phần tạo ra cơn buồn ngủ cho bạn.

Giờ đây, khi đã biết tất cả thông tin khiến bạn buồn ngủ sau khi ăn, chúc bạn có thể vẫn tỉnh táo nếu cần thiết, và hãy nhớ, bạn không phải là người duy nhất phải đối phó với cơn buồn ngủ sau bữa tiệc ngon lành.

9 tháng 12 2016
Quá trình tiêu hóa thức ăn khiến máu bị đẩy nhiều hơn xuống dạ dày và ruột để giúp vận chuyển và hấp thu những chất mới được tiêu hóa. Điều đó có nghĩa là máu ở các bộ phận khác sẽ bị ít đi, gây choáng váng hoặc mệt mỏi đối với một số người. các bữa ăn nhiều carbohydrates có chỉ số glycaemic cao (đồng nghĩa với việc chúng giải phóng đường vào trong máu nhanh hơn) có thể làm tăng hàm lượng hormone insulin. Insulin thúc đẩy quá trình hấp thụ glucose từ máu sau bữa ăn. Đồng thời, điều này cũng cho phép sự xâm nhập của một axit amin đặc biệt được gọi là tryptophan vào não bộ. Trong khi đó, tryptophan được chuyển đổi từ chất hóa học khác trong não được gọi là serotonin, một chất hóa học hoặc chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác buồn ngủ, đặc biệt là ở trẻ em. Điều đó nghĩa là, ăn nhiều tinh bột chính là “thủ phạm” dẫn đến phản ứng “chùng cơ mắt” tự nhiên.
20 tháng 4 2020

-Trẻ cậy cha,già cậy con.

-Căng da bụng,trùng da mắt.

20 tháng 4 2020

trẻ cậy cha, già cậy con.

căng da bụng, chùn da mắt.

:)))

29 tháng 11 2021

Tham khảo!

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ Đẽo cày giữa đường. Câu thành ngữ này hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.

8 tháng 1 2018

a,ruột nóng như cào:   Nghĩa đen: Ruột gan nóng ,đau như bị cào

                                 Nghĩa bóng: Thể hiện sự lo lắng

b, Ruột để ngoài da: Nghĩa đen: Ruột để ngoài da

                              Nghĩa bóng: Bụng dạ o giữ kín , bị người ta nhìn hết bụng dạ , o kín đáo

c, Nhắm mắt làm ngơ: Nghĩa đen: Nhắm mắt lại o thấy gì o biết gì

                                 Nghĩa bóng: Bỏ qua, o để ý , o quan tâm

tích hộ mình nha

16 tháng 1 2018

a,ruột nóng như cào:rất sốt ruột, bồn chồn không yên lòng

b,ruột để ngoài da:chỉ những người bộp chộp, không giấu diếm ai điều gì

c,nhắm mắt làm ngơ:coi như không có chuyện gì xảy ra

4*. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏiNGHĨA CỦA TỪ "BỤNG"Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,... Bụng được dùng với nghĩa "bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày".Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo...
Đọc tiếp

4*. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

NGHĨA CỦA TỪ "BỤNG"

Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,... Bụng được dùng với nghĩa "bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày".

Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,... thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi,... Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là "biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung".

(Theo Hoàng Dĩ Đình)

a) Tác giả đoạn trích trên nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?

b) Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì:

  • Ăn cho ấm bụng.
  • Anh ấy tốt bụng.
  • Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.
1
25 tháng 9 2018

a) Tác giả đoạn trích nêu lên hai nghĩa của từ 

- Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày. (1)

- Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra đối với người và việc nói chung. (2)

   Em đồng ý với tác giả nhưng em thấy, tác giả còn thiếu một nghĩa của từ bụng đó là phần phình to ở giữa một sự vật: bụng chân.(3)

b) Từ bụng có nghĩa:

- Ăn no cho ấm bụng: nghĩa (1)

- Anh ấy tốt bụng: nghĩa (2)

- Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: nghĩa (3).

Nguồn : Lời giải hay

13 tháng 12 2021

Tham khảo:

   - Giai đoạn trứng và ấu trùng phát triển trong mang của trai mẹ để bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất. Hơn nữa, đây là môi trường giàu chất dinh dưỡng và thức ăn.

   - Ở giai đoạn trưởng thành, trai ít di chuyển. Vì thế ấu trùng có tập tính bám vào da cá để di chuyển đến nơi xa.

   → Phát tán nòi giống.

13 tháng 12 2021

Giai đoạn trứng và ấu trùng phát triển trong mang của trai mẹ để bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật ăn khác ăn mất. Ở mang trứng sẽ được cung cấp oxi và chất dinh dưỡng. ...

Vì vậy khi bám vào da và mang cá ấu trùng có thể đi được xa. Đây là một hình thức thích nghi phát tán nòi giống.

8 tháng 5 2018

 - Giai đoạn trứng và ấu trùng phát triển trong mang của trai mẹ để bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất. Hơn nữa, đây là môi trường giàu chất dinh dưỡng và thức ăn.

   - Ở giai đoạn trưởng thành, trai ít di chuyển. Vì thế ấu trùng có tập tính bám vào da cá để di chuyển đến nơi xa.

   → Phát tán nòi giống.

15 tháng 3 2018

Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu tục ngữ : '' Căng mắt ra mà nhìn ? ''

Nói "căng mắt ra mà nhìn" là ý nói vận dụng tới mức tối đa sự co của cơ thể mi khi nhìn gần để quan sát từng chi tiết nhỏ của vật. "Căng mắt ra mà nhìn" còn thể hiện cả khi nhìn cảnh vật ở nơi thiếu ánh sáng, mắt mở to, các cơ vòng ở đồng tử phải dãn ra, trong khi cơ phóng xạ co tới mức tối đa để đồng tử dãn rộng, đảm bảo đủ độ sáng gây hưng phấn được tế bào que trên màng lưới cầu mắt, giúp ta nhìn được.

Đọc đoạn trích: Nghĩa của từ "bụng"    Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.    Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích: 

Nghĩa của từ "bụng"

    Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.

    Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,… thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi,… Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”.

(Theo Hoàng Dĩ Đình)

Tác giả trong đoạn trích nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?

1
16 tháng 9 2019

Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng.

- Là bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật chứa ruột và dạ dày

- Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ đối với người, với việc nói chung

→ Cùng một từ có nhiều ý nghĩa khác nhau: nghĩa gốc và nghĩa chuyển