K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 2I.PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)Đọc văn  bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6      Ở Phong Châu(1) có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang (2), rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên,...
Đọc tiếp

ĐỀ 2
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn  bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6
      Ở Phong Châu(1) có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang (2), rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôm ở bên cạnh làng. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào. Sau người làng đó biết là hồn Thị Nghi làm tai làm quái, bèn đào mả tán xương vứt xuống sông, từ đấy việc quấy nhiễu cũng hơi bơn bớt.
                 (Trích Truyện yêu quái ở Xương Giang Truyền kì mạn lục Nguyễn Dữ).
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3: 
Câu 4:
Câu 5: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: “. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào”.
Câu 6: Theo anh chị hành động của Thị Nghi . Vì sao?

1
30 tháng 4 2022

C1: tự sự

C2 : kể lại việc vì sao lại có hồn Thị Nghi .

C5 : BPTT: điệp ngữ (hoặc ; người )

Tác dụng : nhấn mạnh , làm rõ việc Thị Nghi quậy quạng , quấy nhiễu và phá phách qua những việc làm là hoặc nhập vào người này hoặc nhập vào người kia và làm rõ nên tội trạng của Thị Nghi khiến người dân phải cảnh giác , sợ sệt  => Qua đó làm nên tính gợi hình và gợi cảm hơn trong câu văn , để người đọc dễ hình dung ra được câu chuyện đó , gióp phần diễn đạt một cách mạch lạc và rõ ràng nhất.

C6 : thiếu câu hỏi!

“Ở Phong Châu có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang, rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ...
Đọc tiếp

“Ở Phong Châu có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang, rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôm ở bên cạnh làng. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào. Sau người làng đó biết là hồn Thị Nghi làm tai làm quái, bèn đào mả tán xương vứt xuống sông, từ đấy việc quấy nhiễu cũng hơi bơn bớt.”

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2: Theo đoạn trích, cha của Thị Nghi là ai?

Câu 3: Sau khi bị đánh chết, hồn Thị Nghi đã xuất hiện trong những con người nào?

Câu 4: Sự tác yêu tác quái của hồn ma Thị Nghi đã gây nên những hậu quả như thế nào?

Câu 5: Nêu hiệu quả của biện pháp liệt kê được sử dụng trong câu văn: “Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào.”

Câu 6: Theo anh/chị, hành động người làng đào mà vứt xương Thị Nghi xuống sông mang tính tích cực hay tiêu cực? Vì sao?

 

0
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 

Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp.

Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?

(…)

Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.

                                                  Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.edu.vn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?”

Câu 3: Theo anh/ chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao”

Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?

0
Đề 2I.Phần đọc hiểu.(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:ĐƯỜNG VÀO BẢN      Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước...
Đọc tiếp

Đề 2

I.Phần đọc hiểu.(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

ĐƯỜNG VÀO BẢN 

     Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

     Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…

     Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

(Theo Vi Hồng - Hồ Thủy Giang)

Câu 1: (1 điểm ) Xác định PTBĐ chính của văn bản ?

Câu 2: (1 điểm) Xác định những  biện pháp tu từ trong  câu văn: Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ ?

Câu 3: ( 1 điểm ) Tác dụng của biện pháp tu từ trong  câu văn trên?

Câu 4: (1 điểm) Nêu nôi dung chính của văn bản?

II.Phần làm văn.(6 điểm)

Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

(Kể một câu chuyện xúc động về tình thầy trò /cô trò mà em nhớ mãi)
Ai làm giúp mình với mình cần gấp.

0
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp.

Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống? (…)

Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?”

Câu 3: Theo anh/ chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao”

Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?

1
8 tháng 11 2021

sao k có câu trả lời vậy

7 tháng 12 2021

thì ch ai trả lời =))

ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021-2022Môn: NGỮ VĂN 7Thời gian làm bài: 90 phút (Kiểm tra online) I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):“Em nghe thầy đọc bao ngàyTiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhàMái chèo nghiêng mặt sông xa Buâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưaNghe trăng thở động tàu dừaRào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trờiThêm yêu tiếng hát nụ...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021-2022

Môn: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút (Kiểm tra online)

 

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

“Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà

Mái chèo nghiêng mặt sông xa 

Buâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa

Nghe trăng thở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…”

                            (“Nghe thầy đọc thơ” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1: (0,5điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 2: (0,5 điểm) Tìm từ láy trong đoạn thơ trên.

Câu 3:  (1,0 điểm) Câu thơ: “Tiếng thơ đỏ nắng,  xanh cây quanh nhà” đã gợi lên trong em suy nghĩ gì?

Câu 4: (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 5: (1,0 điểm) Đọc đoạn thơ, em hiểu thế nào về tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình?

Câu 6: (2,0 điểm) Tìm từ đồng nghĩa trong mỗi câu sau và cho biết sắc thái ý nghĩa của chúng:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

giúp mình nhanh nha hoc24

1
22 tháng 11 2021

Câu 1: Tự sự kết hợp miêu tả

Câu 2: Từ láy: buâng khuâng

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI  HỌC  KỲ I NĂM 2021 - 2022ĐỀ SỐ 8PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI  HỌC  KỲ I NĂM 2021 - 2022

ĐỀ SỐ 8

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là nhường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.

 ( Trích: Những tấm lòng cao cả- Ét-môn-đô Đơ Ami-xi chương 8 – Học đường)

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?

0
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:   “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !- Cụ bán rồi ?- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5: 

  “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :

- Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém như con nít. Lão hu hu khóc...”

Câu 1: (1 điểm) Tìm phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?

Câu 2: (1 điểm) Nội dung chính (hay chủ đề chính) của đoạn văn trên?

Câu 3: (1 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn văn.

Câu 4: (2 điểm) Tìm CN - VN trong câu: “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém như con nít”

Câu 5: (1 điểm) Tìm ít nhất 3 đại từ có trong đoạn văn? 

1
30 tháng 7 2021

1. PTBD: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

2.  Nội dung: nỗi đau đớn của lão Hạc khi lừa bán cậu vàng.

3. Các từ láy: xót xa, móm mém, hu hu

4.  “Cái đầu lãoCN1// ngoẹo về một bênVN1cái miệngCN2// móm mém như con nítVN2” 

5. Đại từ: tôi, lão, nó

I. ĐỌC - HIỂU: (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.      Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được...
Đọc tiếp

I. ĐỌC - HIỂU: (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

      Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

       Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại :

     - Mày dại quá ! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.

      Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…

                                                 (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Câu 1 (1.0 điểm). Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích ?

Câu 2 (1.0 điểm). Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ (…).” và “ Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”.

Câu 3 (1.0 điểm). Đoạn trích diễn tả tình cảm gì ?

Câu 4 (1.0 điểm). Em có thái độ, tình cảm như thế nào đối với người mẹ của mình ?

0
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU ( 5,0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“...Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU ( 5,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“...Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn ta. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp…”
( Trích Ngữ Văn 7 tập 2)
Câu 1. Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản được viết theo thể loại nào?
Câu 2. Nêu nội dung chính của đọan trích trên.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn trên?
Câu 4. Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ liệt kê. Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ liệt kê đó.
Câu 5. Kể tên một văn bản mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 6 có cùng thể loại với văn bản trên?
 

1
7 tháng 6 2021

THAM KHẢO

Câu 1:

Đoạn văn trên trích trong văn bản "Ca Huế trên sông Hương" Tác giả là Hà Ánh Minh

Văn bản được viết theo thể loại bút kí

Câu 2:

Nội dung: Miêu tả cảnh vật vào một đêm ở Huế và đặc biệt là miêu tả chiếc thuyền rồng.

Câu 3: Câu đặc biệt trong đoạn văn là: '' Đêm ''

Tác dụng: Xác định thời gian diễn ra sự việc.

Câu 5: Một văn bản mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 6 có cùng thể loại với văn bản trên là: Văn bản Cô Tô

9 tháng 6 2021

Vẫn thiếu câu 4 ạ