K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.

Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam: Nguồn vốn ít, số lượng nguyên vật liệu sử dụng ít hơn các ngành công nghiệp nặng, quy trình kỹ thuật đơn giản, thời gian sản xuất ngắn, nhanh chóng hoàn vốn và có lợi nhuận.

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, mức lương cơ bản thấp và thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.

Trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động mạnh đến môi trường. Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước.

15 tháng 3 2019

   - Tiềm năng dầu khí của vùng.

   - Sự phát triển của công nghiệp dầu khí.

   - Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.

* Thông tin về các khu vực phát triển dầu khí chủ yếu ở Việt Nam

   - Bồn trũng Cửu Long: Hiện có 4 mỏ dầu khí đang hoạt động, đó là Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Rồng, Sư tử Đen - Sư tử Vàng cùng với hàng loạt các phát hiện dầu khí ở các vùng lân cận như Kim Cương, Bạch Ngọc, Lục Ngọc, Phương Đông, Ba Vì, Bà Đen,... hình thành khu vực sản xuất dầu và khí đồng hành chủ yếu của PETROVIETNAM hiện nay.

   - Thềm lục địa Tây Nam: Ngoài mỏ Bunga - Kekwa, Cái Nước đang hoạt động, các mỏ khác như Bunga - Orkid, Raya - Seroja nằm trong khu vực phát triển chung với Ma-lai-xi-a, các phát hiện dầu khí gần đây như Ngọc Hiển, Phú Tân, Cái Nước, U Minh, Khánh Mĩ (Lô 46/51), Kim Long (Lô B)... đang bước vào giai đoạn phát triển.

   - Bồn trũng Nạm Côn Sơn: Ngoài mỏ Đại Hùng, mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ (Lô 06-1) đang khai thác, các mỏ khác như Hải Thạch, Mộc Tinh (Lô 05.2, 3), Rồng Đôi (Lô 11.2), Cá Chò (Lô 11.1) đang trong giai đoạn chuẩn bị khai thác.

   - Bồn trũng sông Hồng: Ngoài mỏ khí Tiền Hải đang hoạt động, các mỏ khác như mỏ khí sông Trà Lí, các phát hiện đầu khí ở B-10 ở đồng bằng sông Hồng, Hồng Long, 70km ngoài khơi bờ biển Tiền Hải đang được thẩm lượng. PIDC đang chuẩn bị nghiên cứu khả thi về việc tìm kiếm thăm dò tự lực nhóm cấu tạo Hải Long bao gồm 4 cấu tạo là Hồng Long, Bạch Long, Hoàng Long và Hắc Long để xác định trữ lượng, khai thác và vận chuyển vào bờ phục vụ phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng.

* Thông tin vê sử dụng dầu khí:

   - Chế biến dầu khí: làm khí hoá lỏng, phân bón.

   - Công nghiêp sản xuất điện từ khí hỗn hơp.

3 tháng 2 2023

Công nghiệp điện tử – tin học là ngành có vị trí then chốt, thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

7 tháng 11 2023

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN TỚI MÔI TƯỜNG VÀ HƯỚNG XỬ LÍ

1. Ý nghĩa của nội dung tìm hiểu

- Than là một trong những loại nhiên liệu hóa thạch quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới nổ ra, than đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người.

- Tuy nhiên, hoạt động khai thác than gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.

=> Báo cáo sẽ tìm hiểu về hiện trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp khai thác than gây ra và đề xuất một số giải pháp xử lí cho vấn đề này.

2. Hiện trạng và nguyên nhân

a. Hiện trạng

- Khai thác than làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên nhiên nghiêm trọng. Việc xây dựng hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là nguyên nhân gây ra xói mòn đất đai và cái chết của lớp thực vật trên bề mặt. Ở những nơi không có cây cối, sự xói mòn sẽ kéo dài từ 50 - 60 năm sau khi khai mỏ.

- Khai thác than ở các mỏ lộ thiên đặc biệt nguy hiểm cho nguồn nước ở những khu vực lân cận. Quá trình sử dụng nước để rửa than sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề.

- Bụi bẩn và trầm tích trong than chảy ra sông, hồ sẽ hại chết các loài sinh vật dưới nước cũng như đầu độc những người dân sử dụng nước này từ 5 - 25 năm. Ngoài ra, Acid sulfuric hình thành khi khoáng chất chứa sunphit bị oxy hóa trong khai thác than là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.

b. Nguyên nhân

- Do nhu cầu lớn của con người: Theo thống kê, hơn 40% lượng điện năng trên thế giới hiện nay được sản xuất ra là từ than trong các nhà máy nhiệt điện.

- Với trữ lượng khoảng 10 nghìn tỷ tấn - gấp nhiều lần so với dầu mỏ hay khí đốt, lại thêm chi phí bỏ ra để khai thác thấp nên than được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp.

 

=> Ngành công nghiệp khai thác than phát triển.

3. Một số giải pháp

- Khai thác mỏ ít chất thải.

- Chuyển đổi từ khai thác lộ thiên sang hầm lò để hạn chế và giảm thiểu tác động đến môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm nước mặt cũng như nước ngầm do đất đá thải gây ra.

- Áp dụng công nghệ tái sử dụng nước một cách tối đa.

- Các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới công nghệ, hướng tới công nghệ sạch nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững,...

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức.

- Nền công nghiệp Đức đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Đức. Năm 2021, ngành công nghiệp chiếm khoảng 26.6% GDP và sử dụng khoảng 24% lực lượng lao động của Cộng hòa Liên bang Đức.

- Các ngành công nghiệp của Đức cũng đóng góp lớn vào GDP ngành công nghiệp của EU. Theo số liệu công bố của Tổ chức Ngân hàng Thế giới, năm 2021, công nghiệp của Đức chiếm khoảng 28.6% GDP toàn ngành công nghiệp của EU.

2. Cơ cấu và tình hình phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Liên bang Đức

- Ngành công nghiệp của Đức có tính chuyên môn hóa cao, công nghệ hiện đại, phát triển và chế tạo được nhiều sản phẩm tinh vi, phức tạp, đặc biệt là các thiết bị công nghệ mới.

- Các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh của Đức bao gồm: sản xuất và chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, ô tô, máy móc cơ khí, thiết bị điện tử, hóa chất, dược phẩm. Đây cũng là những sản phẩm mà Đức có xuất khẩu nhiều ra thế giới. Đa số các sản phẩm xuất khẩu từ Đức được đánh giá có chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã và chủng loại…

+ Ngành sản xuất ô tô cũng đạt được những thành tựu ấn tượng: năm 2021, Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia sản xuất ô tô đứng thứ 4 thế giới; trung bình từ 3,5 - 4,0 triệu chiếc/năm; chiếm 90% lượng ô tô xuất khẩu hạng sang trên thế giới.

+ Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức. Năm 2021, giá trị sản xuất của ngành này là 260 tỉ Ơrô, đóng góp đáng kể vào GDP đất nước. Trong đó, 81% máy móc được xuất khẩu.

+ Công nghiệp điện tử - tin học có vai trò quan trọng trong nền kinh tế 4.0, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, đóng góp khoảng 3% GDP và khoảng 10% tổng trị giá xuất khẩu của Cộng hòa Liên bang Đức.

3. Phân bố một số ngành và trung tâm công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức

- Các trung tâm công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ. Hướng chuyên môn hoá đa dạng với nhiều ngành nghề truyền thống và hiện đại khác nhau cụ thể:

+ Cô-lô-nhơ: điện tử -viễn thông, cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, sản xuất ô tô.

+ Phran-Phuốc: điện tử- viễn thông, hóa chất, thực phẩm, sản xuất ô tô.
+ Muy-ních: cơ khí, điện tử- viễn thông, hóa chất, sản xuất ô tô, thực phẩm, dệtmay.

+ Xtút-gát: điện tử viễn thông, cơ khí, sản xuất ô tô, thực phẩm.

+ Béc-lin: cơ khí, hóa chất, điện tử- viễn thông, thực phẩm, dệt may

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
BÁO CÁO VỀ CÔNG NGHIỆP CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
1. Khái quát về Cộng hòa Liên bang Đức
Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (về phía Bắc), Ba Lan và Séc (phía Đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía Nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía Tây). Cộng hoà Liên Bang Đức nằm ở trung tâm Châu Âu với 16 tiểu bang tiếp giáp với 9 nước láng giềng. Mỗi bang lại có những đặc điểm văn hóa đặc sắc riêng biệt. Là một đất nước có khí hậu ôn đới với 4 mùa rõ rệt. Đến nước Đức bạn có thể ngắm nhìn những khung cảnh tuyệt đẹp và mơ mộng trong những câu chuyện cổ tích của châu Âu Đức là một đất nước phát triển và có một nền văn hóa truyền thống lâu đời bậc nhất tại châu Âu, từ văn học cho đến âm nhạc và đặc biệt là văn hóa bia độc đáo.
2. Tình hình phát triển công nghiệp
Cộng hòa Liên bang Đức là nước công nghiệp phát triển có trình độ cao trên thế giới. Công nghiệp được xem là chiếc xương sống của nền kinh tế quốc dân. GDP ngành công nghiệp tăng nhanh qua các năm, tỉ trọng ngành công nghiệp trong GDP chiếm gần 1/3. Cộng hòa Liên bang Đức có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng với nhiều ngành nổi bật. Sản xuất ô tô là ngành công nghiệp quan trọng nhất, giá trị sản xuất trong nhiều năm đứng thứ tư thế giới. Công nghiệp chế tạo máy móc,  thiết bị, hóa chất, kĩ thuật điện đứng hàng đầu thế giới. Điện tử - viễn thông trở thành ngành công nghiệp chủ chốt. Các trung tâm công nghiệp quan trọng: Xtut-gat, Muy-nich, Phran-phuốc, Cô-lô-nhơ, Béc-lin.

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Một số trung tâm công nghiệp và các ngành của trung tâm công nghiệp:

+ Trung tâm công nghiệp Bri-xbên: nhiệt điện, điện tử - tin học, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất.

+ Trung tâm công nghiệp Xít-ni: hóa chất, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may, điện tử - tin học, khai thác than.

+ Trung tâm công nghiệp Men-bơn: sản xuất ô tô, điện tử - tin học, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may.

+ Trung tâm công nghiệp Gi-lông: luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, , dệt - may.

+ Trung tâm công nghiệp A-đê-lai: sản xuất ô tô, cơ khí, thực phẩm.

+ Trung tâm công nghiệp Pớc: sản xuất ô tô, cơ khí, khai thác bô-xít, thực phẩm.

- Một số sản phẩm nông nghiệp và sự phân bố:

+ Lúa mì: được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam.

+ Nho: trồng nhiều ở phía nam và tây nam.

+ Cam: trồng chủ yếu ở vùng phía đông và đông nam.

+ Mía: trồng nhiều ở vùng duyên hải phía đông.

+ Ngô: chủ yếu trồng ở phía tây nam.

+ Bông: được trồng ở vùng phía đông và tây nam.

+ Thuốc lá: được trồng ở vùng duyên hải đông nam và duyên hải tây nam.

+ Bò: hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.

+ Cừu: được nuôi ở hầu hết các vùng.

- Một số sân bay, cảng biển, đường giao thông:

+ Sân bay: Đác-uyn, Pho-xait, Xít-ni, Can-bê-ra, Men-bơn, A-đê-lai, Pớc

+ Cảng biển: Gla-xtôn, Bri-xbên, Can-bê-ra, Men-bơn

+ Đường giao thông: hệ thống đường giao thông bao chạy quanh lãnh thổ nối liền các trung tâm công nghiệp và các quặng khai thác khoáng sản.

Câu hỏi 2 trang 134 SGK Địa lí 11 Cánh diều: Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a: GDP, tốc độ tăng trưởng, một số ngành kinh tế nổi bật.

Lời giải:

Quy mô GDP: Ô-xtrây-li-a có nền kinh tế phát triển, năm 2020 GDP của Ô-xtrây-li-a đứng thứ 13 thế giới với 1327,8 tỉ USD, đứng thứ 15 về xuất khẩu hàng hóa và đứng thứ 20 về nhập khẩu hàng hóa.

Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm, năm 2019 là 2,1% đến năm 2020 con số này đã về mức 0%, cho thấy tăng trưởng GDP đã chững lại.

- Một số ngành kinh tế nổi bật:

+ Công nghiệp: các ngành công nghiệp chủ yếu là thực phẩm, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng. Ngành khai khoáng đóng góp 5,6% vào GDP nhưng lại chiếm tới 35% kim ngạch xuất khẩu năm 2020, phân bố ở nhiều nơi. Ngành công nghiệp điện tử - tin học, chế tạo, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam.

+ Nông nghiệp: Ô-xtrây-li-a có nền nông nghiệp phát triển mạnh, lúa mì là cây ngũ cốc hàng đầu, được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam. Các cây trồng quan trọng khác bao gồm: bông, thuốc lá, mía, ngô, nho, cam,… trồng chủ yếu ở các vùng phía nam. Chăn nuôi cừu và bò phát triển mạnh, cừu được nuôi ở hầu hết các vùng, hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.

+ Dịch vụ: ngành dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế Ô-xtrây-li-a, đóng góp 66,3% GDP, sử dụng 77,7% lực lượng lao động. Cơ cấu dịch vụ đa dạng, trong đó phát triển mạnh du lịch, tài chính.

 

Tham Khảo

Các nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử thông thường không thải khí thải ra môi trường như các ngành công nghiệp khác.  Vì vậy nhiều người cho rằng công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp không khói, công nghiệp sạch. Vậy thì câu hỏi được đặt ra là đánh giá tác động môi trường ( DTM) đối với công với ngành công nghiệp điện tử liệu có phải là vấn đề thực sự cấp thiết?

Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên hãy tìm hiểu xem liệu ngành công nghiệp này có những tác động gì đối với môi trường.

Chất thải từ ngành công nghiệp điện tử chủ yếu đến từ hai nguyên nhân: chất thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình sản xuất hàng ngày và chất thải trong quá trình sản xuất linh kiện điện tử.

Theo Trung tâm giám sát nguồn nhân lực châu Á: khoảng 50% các sản phẩm điện tử hiện nay được sản xuất ở châu Á, nhiều công ty điện tử vẫn sử dụng các loại hóa chất độc hại đã bị cấm ở châu Âu.

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết: lượng chất thải điện tử được xử lý hàng năm trên thế giới đã lên tới 40 triệu tấn, hiện tăng nhanh gấp ba lần so với các loại chất thải khác. Lý do chính cho điều này là sự gia tăng liên tục trong việc sử dụng hàng điện tử.

Công nghiệp điện tử tạo ra một khối lượng lớn chất thải rắn có chứa nhiều tạp chất, hóa chất độc hại, các kim loại bán dẫn, đất hiếm, đặc biệt một số kim loại nặng có độc tính rất cao … Do đó chất thải rắn điện tử có thể được xem là chất thải nguy hại.

Chất thải trong sinh hoạt hàng ngày của công nhân chứa nhiều hợp chất hữu cơ cũng như các vi khuẩn gây hại. Trong khi đó chất thải từ quá trình sản xuất điện tử chứa nhiều tạp chất gây hại. Nếu không được quan tâm đầu tư đúng mức, không có quy trình xử lý một cách kĩ lưỡng và hợp lí sẽ tác động rất lớn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Theo nghiên cứu của tổ chức bảo vệ môi trường Silicion Valley Toxics Coalition có trụ sở tại San Jose (California, Mỹ), rác thải điện tử có thể làm phát tán và rò rỉ các loại chất gây hại có trong thủy ngân, bari, bery, kẽm hay chì vào nguồn nước và không khí. Điều này là cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của những người dân sinh sống quanh khu vực sản xuất thiết bị điện tử này. Do đó, xử lý rác thải điện tử là một việc làm hết sức cấp bách cần được Nhà nước và Doanh nghiệp quan tâm. Chính vì vậy, việc đánh giá tác động môi trường ( DTM) đối với ngành công nghiệp điện tử là thực sự cần thiết.

Đồng thời tập trung cải cách thủ tục hành chính để giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ sáu, tập trung phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm; tăng cường vai trò nghiên cứu của các trường đại học; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các chương trình khoa học trọng điểm, các nghiên cứu cấp bộ và hoạt động của các viện nghiên cứu Nhà nước; khuyến khích thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, nhất là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Thứ bảy, Việt Nam tiếp tục tích cực thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, tích cực hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cả song phương và đa phương với những khu vực phát triển của thế giới.

“Đây là môi trường rất tốt để thúc đẩy Việt Nam đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững. Phát triển bền vững là mục tiêu và cũng là động lực cho quá trình phát triển”, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định. 

Đồng thời tập trung cải cách thủ tục hành chính để giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ sáu, tập trung phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm; tăng cường vai trò nghiên cứu của các trường đại học; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các chương trình khoa học trọng điểm, các nghiên cứu cấp bộ và hoạt động của các viện nghiên cứu Nhà nước; khuyến khích thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, nhất là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Thứ bảy, Việt Nam tiếp tục tích cực thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, tích cực hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cả song phương và đa phương với những khu vực phát triển của thế giới.

“Đây là môi trường rất tốt để thúc đẩy Việt Nam đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững. Phát triển bền vững là mục tiêu và cũng là động lực cho quá trình phát triển”, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định. 

5 tháng 11 2017

HƯỚNG DẪN

- Tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và Đồng Nai.

- Hàng loạt nhà máy thuỷ điện công suất lớn đang hoạt động (Hoà Bình, Yaly...).

- Nhiều nhà máy đang được xây dựng...

v Phân tích tác động đến tài nguyên, môi trường

- Tích cực: tăng giá trị của tài nguyên, tạo ra cảnh quan văn hoá mới.

- Tiêu cực:

+ Làm suy giảm tài nguyên rừng, đất rừng, đa dạng sinh học...

+ Làm thay đổi môi trường sinh thái: ô nhiễm lòng hồ thuỷ điện, thay đổi cân bằng sinh thái sông (dòng chảy, lượng phù sa bồi lắng trong lòng sông và ở của sông, lưu lượng nước ở phần dưới đập thuỷ điện...).