K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

- Dân số thế giới tăng liên tục trong giai đoạn 1804 – 2020, đặc biệt giai đoạn 1927 – 2020 dân số tăng lên rất nhanh dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.

+ Giai đoạn 1804 – 1927, dân số tăng từ 1 tỉ lên 2 tỉ người mất 123 năm.

+ Giai đoạn 1927 – 2020, thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn.

- Dân số thế giới giai đoạn 2020 – 2037 sẽ tiếp tục tăng, dự báo sẽ đạt 9 tỉ người vào năm 2037.

5 tháng 3 2018

- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.

   + Về thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người: lịch sử nhân loại đã trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện một tỉ người đầu tiên. Thời gian có thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngấn, từ 123 năm xuống 32 năm và 12 năm.

   + Về thời gian dân số tăng gấp đôi cũng ngày càng rút ngắn, từ 300 năm đến 123 năm và 47 năm.

- Nhận xét chung: Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX. Nguyên nhân do mức chết, nhất là mức chết của trẻ em giảm nhanh, nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, trong khi mức sinh tuy có giảm nhưng chậm hơn nhiều. Trong tương lai, dân số thế giới còn tăng và đến một lúc nào đó thì không tăng nhanh nữa.

4 tháng 2 2023

- Giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2015 - 2020, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi có sự biến động:

+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Phi có xu hướng tăng từ giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2010 - 2015, tăng từ 2,5% (2000 - 2005) lên 2,7% (2010 - 2015).

+ Giai đoạn từ 2010 - 2015 đến 2015 - 2020, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Phi lại có xu hướng giảm, tuy nhiên tỉ suất này vẫn còn cao so với các khu vực trên thế giới (2,5%, giai đoạn 2010 - 2020).

- Dân số còn tăng nhanh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội châu Phi:

Thuận lợi: 

Dân cư đông => nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ lớn.

Khó khăn:

Gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,...

10 tháng 1 2023

* Tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới

- Tình hình phát triển:

Ngành bưu chính

+ Ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện.

+ Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Ngành viễn thông

Đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học - công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.

+ Điện thoại: Phương tiện sử dụng phổ biến nhất thế giới. Hiện nay có hơn 5 tỉ người đang sử dụng điện thoại cá nhân.

Internet: sự ra đời của internet đã tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới (thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin trên toàn cầu, tạo ra thời kì vạn vật kết nối).

- Phân bố:

+ Ngành bưu chính: các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới.

+ Ngành viễn thông: các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, LB Nga,...

* Tỉ lệ dân số sử dụng internet so với tổng dân số ở các quốc gia trên thế giới năm 2020 được chia thành các tỉ lệ sau

- Từ 90% trở lên: tập trung ở Ca-na-đa và một số nước châu Âu như Na Uy, Ai-xơ-len, Đức,…

- Từ 70 - dưới 90%: tập trung ở các nước Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Thổ Nhĩ Kỳ,…

- Từ 50 - dưới 70%: tập trung ở một ít các nước như Cô-lôm-bi-a, An-giê-ri, Ai Cập.

- Đa số các nước Châu Phi và hai quốc gia ở Châu Á là Pa-ki-xtan, Ap-ga-ni-xtan có dưới 20% dân số sử dụng internet.

4 tháng 5 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số Trung Quốc trong giai đoạn 1995 – 2010.

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Giai đoạn 1995- 2010:

- Số dân Trung Quốc tăng liên tục, từ 1211,2 triệu người (năm 1995) lên 1340,9 triệu người (năm 2010), tăng 129,7 triệu người (tăng gấp 1,1 lần).

- Số dân thành thị trong tổng dân số Trung Quốc cũng tăng liên tục từ 351,3 triệu người (năm 1995) lên 669,1 triệu người (năm 2010), tăng 317,8 triệu người (tăng gấp 1,9 lần) với tỉ lệ tăng tương ứng là 29,0% (năm 1995) lên 49,9% (năm 2010).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm, từ 1,1% (năm 1995) xuống còn 0,5% (năm 2010), giảm 0,6%.

* Giải thích

- Số dân Trung Quốc vẫn còn tăng khá nhanh mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm là do đông dân, số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều.

- Dân số thành thị tăng cả về quy mô và tỉ lệ là do kết quả của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nước.

- Tỉ lệ gia tăng dân s giảm là do Trung Quc tiến hành chính sách dân s rt triệt để: mỗi gia đình chỉ có một con.

28 tháng 7 2023

Tham khảo

Yêu cầu số 1: Nhận xét

Nhật Bản có quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP của Nhật Bản đạt trên 5000 tỉ USD đứng thứ ba thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc).

- Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 2000 - 2020 có sự biến động:

+ Từ năm 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản tăng 1.4% (từ 2.7% năm 2000, lên 4.1% năm 2005).

+ Từ năm 2005 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giảm 8.6% (từ mốc 4.1% năm 2005, giảm xuống còn -4.5% năm 2020).

- Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cơ cấu GDP của Nhật Bản có sự thay đổi:

+ Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.

+ Nhóm ngành dịch vụ có xu hướng tăng.

Yêu cầu số 2: Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Cả nước đã bắt tay vào công cuộc tái kiến thiết đất nước, nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1952 - 1973.

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ , từ năm 1973, Nhật Bản bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, nhờ có những điều chỉnh chính sách kịp thời, nên nền kinh tế dần phục hòi trong giai đoạn 1980 - 1989. Từ đó vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tăng lên mạnh mẽ.

- Sau năm 1990, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và ở mức thấp trong nhiều năm liền. Từ năm 2010 đến nay, nhờ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế đã đưa nền kinh tế Nhật Bản.

Yêu cầu số 3: Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản

+ Phát huy được yếu tố nguồn nhân lực, tạo nên đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có trình độ cao, tận tụy với công việc.

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

+ Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng vừa phát triển công ty lớn có kỹ thuật công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn, vừa phát triển công ty nhỏ truyền thống.

+ Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

 

3 tháng 2 2023

Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới

- Từ khoảng giữa thế kỉ XX, số dân thế giới tăng rất nhanh (bùng nổ dân số), nhưng gần đây đã tăng chậm lại.

- Năm 2020 số dân thế giới đạt khoảng 7,8 tỉ người.

- Tuy nhiên, ở các khu vực, các quốc gia, số dân có sự biến động khác nhau.

- Dân số tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, chiếm khoảng 83,3% dân số thế giới và ngày càng tăng.

4 tháng 2 2023

- Dân số của châu Á năm 2020 là 4,64 tỉ người (không tính số dân của Liên bang Nga).

- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á giai đoạn 2005 - 2020:

+ Cơ cấu dân số trẻ với nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi chiếm 23,5% số dân (2020), nhưng đang có xu hướng giảm (năm 2005 chiếm 27,6% số dân, năm 2020 chiếm 23,5% số dân, giảm 4,1%).

+ Tỉ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.

+ Tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng (Năm 2005 chỉ chiếm 6,3% dân số, đến năm 2020 là 8,9%, tăng 2,6%).

7 tháng 11 2023

Báo cáo về tình hình phát triển ngành du lịch trên thế giới

1. Số lượt khách du lịch

a. Xu hướng biến động về số lượt khách du lịch quốc tế đến, qua các năm.

- Trong giai đoạn 1990 - 2020, có thể chia sự biến động của số lượt khách du lịch quốc tế đến làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn từ năm 1990 đến 2019 liên tục tăng và tăng nhanh, từ 438 triệu lượt người lên 1466 triệu lượt người, tăng gấp 3,3 lần.

+ Giai đoạn từ 2019 đến 2020 số lượt khách du lịch quốc tế đến đã lao dốc giảm mạnh, từ 1466 triệu lượt khách xuống chỉ còn 402 triệu lượt khách, gần như giảm chỉ còn 1/3 số lượt khách du lịch so với năm 2019.

b. Nguyên nhân ảnh hưởng đến xu hướng biến động về số lượt khách du lịch quốc tế đến.

- Nguyên nhân dẫn đến sự biến động về số lượt khách du lịch quốc tế đến trong giai đoạn từ 2019 - 2020 chính là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lây lan với tốc độ chóng mặt và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người vì vậy đã tác động trực tiếp đến hành vi, quyết định đi du lịch của du khách cũng như sự đóng cửa của ngành du lịch các nước trên thế giới nhằm ngăn chặn đại dịch lây lan.

c. Các quốc gia dẫn đầu về số lượt khách du lịch quốc tế đến:

- Pháp dẫn đầu các quốc gia về số lượt khách du lịch quốc tế đến với 86,9 triệu lượt khách (2019).

- Tây Ban Nha đứng vị trí thứ hai với 83.7 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến

- Một số quốc gia khác như: Hoa Kỳ (79,3 triệu lượt), Trung Quốc (65,7 triệu lượt), Ý (64,5 triệu lượt).

2. Doanh thu du lịch

a. Xu hướng biến động về doanh thu du lịch quốc tế trên thế giới qua các năm.

- Giống như số lượt khách du lịch quốc tế đến, doanh thu du lịch quốc tế trên thế giới, giai đoạn 1990 - 2020 cũng chia làm 2 giai đoạn:

+  Giai đoạn 1990 - 2019 tăng nhanh và tăng liên lục, từ 271 tỉ USD (1990) lên 1466 tỉ USD (2019), tăng gấp 5,4 lần.

+ Giai đoạn 2019 - 2020, doanh thu đã giảm mạnh chỉ còn 1/3 so với năm 2019, đạt 533 tỉ USD.

b. Phân tích doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch qua các năm.

- Doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch có sự biến động qua các năm, trong đó:

+ Doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch thấp nhất là năm 1990, chỉ đạt 618 USD/người

+ Năm 2000, doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch đã tăng lên hơn 100 USD/ người so với 1990 và đạt 736 USD/ người.

+ Năm 2010 là năm có doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch cao nhất trong giai đoạn phát triển chưa có đại dịch (1990 - 2019), đạt 1207 USD/ người.

+ Năm 2019 bắt đầu có sự giảm sút của doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch, chỉ còn 1000 USD/ người.

+ Năm 2020, là năm có doanh thu du lịch bình quân trên mỗi lượt khách du lịch cao nhất, tuy lượng khách du lịch và doanh thu du lịch đều giảm song doanh thu bình quân lại cao nhất trong cả giai đoạn 1990 - 2020, đạt 1325 USD/ người.

3. Các vấn đề đặt ra trong hoạt động du lịch

- Gia tăng áp lực lên môi trường: phát triển du lịch đồng nghĩa với việc làm gia tăng lượng du khách tới các điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên,... do đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường. Do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh ở một số địa phương nên hoạt động du lịch đã vượt ngoài khả năng kiểm soát, đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây khả năng ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường lâu dài.

- Khi các hoạt động du lịch diễn ra, lượng khách du lịch đông, nhu cầu cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải càng lớn. Nếu không có biện pháp xử lý tốt vấn đề nước thải, rác thải sinh hoạt hàng ngày tại các điểm du lịch khách sạn, nhà hàng thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Gây mất cảnh quan môi trường, lan truyền nhiều loại dịch bệnh và nảy sinh các xung đột xã hội

- Đa ô nhiễm môi trường: du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải của động cơ ô tô, xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm, trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dã. Kéo theo đó là gây ra tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dã.

- Phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động làm xói mòn đất, làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dã (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...).

- Việc xây dựng, phát triển các điểm du lịch mới hay các hoạt động tôn tạo cảnh quan trên nền các di tích lịch sử để phục vụ hoạt động du lịch có thể gây ảnh hưởng đến mỹ quan, giá trị của các di tích, dẫn đến sự mai một văn hóa.

5 tháng 2 2018

Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn 1995 – 2010

 

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Dân số tăng nhanh (từ năm 1995 đến năm 2010 tăng thêm 14937 nghìn người, tăng trung bình năm 995,8 nghìn người).

- Số dân thành thị cũng tăng mạnh, từ 14938,1 nghìn người năm 1995 lên 26515,9 nghìn người năm 2010, tăng 11577,8 nghìn người (tăng gấp 1,78 lần). Tỉ lệ dân thành thị tuy chưa cao, nhưng ngày càng tăng (từ 20,7% năm 1995 lên 30,5% năm 2010).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần (từ 1,65% năm 1995 xuống còn 1,03% năm 2010).

* Giải thích

- Do dân số đông nên tuy tỉ lệ gia tăng dân số có giảm, nhưng tổng số dân nước ta vẫn tăng nhanh.

- Nhờ kết quả của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nên số dân thành thị tăng cả về quy mô lẫn tỉ trọng.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm do thực hiện có kết quả công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.