K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2021

Em tham khảo:

1. Khái niệm:

Khái niệm truyền thuyết: truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.

2. Nhân vật:

Nhân vật hư cấu

3. Cốt truyện:

Cốt truyện và nhân vật truyền thuyết có xu hướng bám sát lịch sử. Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện và nhân vật cổ tích là tính hư cấu, tưởng tượng. 

4. Yếu tố kì ảo:

Để giải thích lịch sử, làm phong phú thêm nội dung

20 tháng 11 2021

A

20 tháng 11 2021

Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết?

A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.

B. Những câu chuyện hoang đường, li kì

C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật

D. Những câu chuyện có thật

7 tháng 9 2021

Mẹ thường kể cho em nghe nhiều truyện cổ tích. Mỗi chuyện mẹ kể đều lung linh ánh sáng huyền ảo, li kì, rực rỡ sắc màu của hoa lá, lấp lánh ánh bảy sắc cầu vồng. Chuyện lí thú đáng yêu như truyện “Chú mèo đi hia”, chuyện hiền hậu như truyện "Tấm Cám”, chuyện cảm động và sâu sắc mà em thích nhất là "Truyện kể về cây hoa hồng".

Ngày xưa, ở một xứ sở lạnh giá, tuyết phủ, xa nước ta lắm, có hai mẹ con chàng trai kia sống trong một căn nhà làm bằng gỗ đẹp. Làng quê của chàng sát chân núi, có rừng đầy nấm và quả thơm, cây xanh cao vút, chim muông ca hót tưng bừng. Mẹ chàng quay xuồng dệt vải còn chàng trai khỏe mạnh ấy trồng lúa, gặt hái ở cánh đồng xa.

Một ngày nọ, mẹ chàng ốm nặng. Chàng trai tạm hoãn mọi việc đồng áng để chăm sóc mẹ. Nhưng mẹ chàng ngày một bệnh nặng. Nhìn mẹ tái nhợt, thiêm thiếp bên giường, lòng chàng đau xót quá! Thần Mặt Trời gõ cửa nhà chàng chỉ đường cho chàng đi lên đỉnh núi tuyết để xin cây thuốc của bà Chúa Thiên thần. Thần Mặt Trời sẽ lái cỗ xe Mặt Trời đi chậm, giữ ngày dài để chàng đủ thời gian đem thuốc về cho mẹ. Chàng trai lập tức lên đường. Vượt qua rừng thông, thác cao, núi đá lởm chởm, gai góc, chàng đến xử sở tuyết phủ của các vị thiên thần. Quần áo chàng rách bươm, chân chàng rỉ máu. Máu chàng rơi trên sườn núi, nhỏ trên núi đá, trên tuyết trắng nhưng chàng vẫn lầm lũi tiến đến căn nhà bằng băng của bà Chúa thiên thần. Trời rét cắt da cắt thịt, chàng vẫn rạp mình dưới gió tuyết mà đi. Đôi bàn chân của chàng đau buốt, tưởng chừng như không lê được nữa thì cánh cửa nhà bà Chúa thiên thần xịch mở, bà dịu dàng nâng chàng dậy. Chàng trai đuối sức nhưng vô cùng mừng rỡ toan cất lời thưa thì bà Chúa thiên thần giơ cao một nhánh cỏ, bảo:

- Con thật biết yêu thương mẹ. Đây là cây thuốc cho mẹ con.

Cùng lúc ấy, bà Chúa thiên thần đưa cao chiếc đũa thủy tinh. Ánh sáng lấp lánh dìu chàng trai bay trên không. Chớp mắt, chàng đã về bên mẹ. Mặt Trời từ từ lặn sau cánh rừng. Đêm tĩnh mịch và sáng lấp lánh ngàn vì sao. Mẹ chàng đã uống thuốc, đang say ngủ. Chàng tựa vào ghế, thiếp đi sau một ngày đường mệt nhọc.

Bình minh ló rạng. Chim hót líu lo. Mẹ chàng thức dậy, tươi tỉnh như chưa hề đau ốm gì. Mẹ chàng ôm lấy chàng, vỗ về. Hai mẹ con nhìn qua cửa sổ: cánh rừng, sườn núi đá và cả xứ sở tuyết phủ nơi chàng đi qua với đôi chân rỉ máu chỗ ấy mọc lên những cây hoa đỏ thắm, đẹp lộng lẫy và hương thơm ngát. Người ta đặt tên cây hoa đó là hoa hồng, hoa kết tinh từ tình yêu của chàng trai dành cho mẹ.

Em cũng yêu mẹ em như chàng trai trong truyện. Em yêu những câu chuyện cổ tích mẹ kể hoài không hết. Em hạnh phúc vì luôn có mẹ bên cạnh. Vào ngày Quốc tế Phụ nữ mồng Tám tháng Ba, ngày của Mẹ, sinh nhật mẹ, em luôn kính tặng mẹ một đóa hoa hồng đo thắm và chùm điểm mười của em. Mẹ em lại kể em nghe chuyện về cây hoa hồng mà em nghe không bao giờ chán.

10 tháng 9 2021

Câu 1: Văn bản Thánh gióng thuộc thể loại gì?

- Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết.

Theo em, Truyền thuyết là gì?

- Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. 

Câu 2: Để phân tích một tác phẩm truyền thuyết, em cần phân tích những yếu tố chính nào?

- Đề tài, chủ đề, nội dung chính của các truyền thuyết thường bắt nguồn từ những sự kiện, câu chuyện có trong lịch sử và mang ý nghĩa to lớn, quan trọng

- Sử dụng nhiều các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hư cấu.

- Các nhân vật trong truyền thuyết thường:

     Được xây dựng rất đơn giản, không miêu tả quá cầu kỳ về tiểu sử hay ngoại hình.

     Được hòa trộn giữa những tính chất, đặc điểm của con người bình thường với những đặc điểm mang tính phi thường, thần thánh,

kì ảo.

- Thường rất đơn giản, không có nhiều cao trào, biến động, các sự kiện, tình tiết khá ít ỏi.

Em hãy dựa vào Sách giáo khoa trang 18 và cho cô biết: Nhân vật, cốt truyện, yếu tố kì ảo là gì?

- Nhân vật: Đối tượng có hình dáng, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc,... trong tác phẩm, gồm: con người, thần tiên, ma quỷ, loài vật, đồ vật,...

- Cốt truyện: Các sự kiện chính, sắp xếp theo thứ tự trật tự nhất định: Mở bài, diễn biến, kết thúc.

- Yếu tố kì ảo: Cái khác, cái lạ trong các tác phẩm văn học.

~ Hok T ~

10 tháng 9 2021

Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết, đặc điểm của thể loại này như sau:

  • Bài văn thuộc thể loại truyện dân gian, kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ
  • Là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên thường có nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo
  • Văn bản thường thể hiện thái độ, quan điểm cũng như cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật và sự kiện lịch sử được kể
Câu 1. Nêu đặc điểm của truyện truyền thuyết.Đọc một truyền thuyết không có trong SGK. Chỉ ra đặc điểm của truyền thuyết thể hiện qua truyện đó (j tìm chi tiết hoang đường, kì ảo; k chỉ ra yếu tố liên quan lịch sử; l thái độ, quan niệm của nhân dân). Câu 2. Nêu đặc điểm của truyện cổ tích.Đọc một truyện cổ tích không có trong SGK. Chỉ ra đặc điểm của truyện cổ tích thể hiện qua truyện...
Đọc tiếp

Câu 1. Nêu đặc điểm của truyện truyền thuyết.

Đọc một truyền thuyết không có trong SGK. Chỉ ra đặc điểm của truyền thuyết thể hiện qua truyện đó (j tìm chi tiết hoang đường, kì ảo; k chỉ ra yếu tố liên quan lịch sử; l thái độ, quan niệm của nhân dân).

 

Câu 2. Nêu đặc điểm của truyện cổ tích.

Đọc một truyện cổ tích không có trong SGK. Chỉ ra đặc điểm của truyện cổ tích thể hiện qua truyện đó (j xác định kiểu nhân vật; k tìm chi tiết hoang đường, kì ảo; l quan niệm, ước mơ của nhân dân)\

 

Câu 3. Nêu đặc điểm của thể thơ lục bát.

Đọc một bài thơ lục bát không có trong SGK. Trả lời các câu hỏi:

- Chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát qua bài thơ đó (dòng thơ, gieo vần, nhịp).

- Bài thơ là cảm xúc của ai? Bài thơ thể hiện những cảm xúc gì?

- Con thích nhất hình ảnh thơ nào? Thích nhất câu thơ nào? Vì sao?

1
31 tháng 10 2021

đặc điểm của truyền thuyết:có nhiều yếu tố kì ảo có liên quan tới lịch sử

 

 

19 tháng 7 2016

* Truyện truyền thuyết :

- Bánh trưng bánh giày

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh Thủy Tinh

- Sự tích Hồ Gươm

* Truyện cổ tích :

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

* Truyện ngụ ngôn :

- Ếch ngồi đáy giếng

- Thầy bói xem voi

- Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng

* Truyện cười :

- Treo biển

- Lơn cưới , áo mới

* Truyện trung đại :

- Con hổ có nghĩa

- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

* Truyện ngắn

- Bài học đường đời đầu tiên

- Sông nước Cà Mau

- Bức tranh của em gái tôi

- Vượt thác

- Buổi học cuối cùng

* Thơ :

- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Mưa

* Kí :

- Cô tô

- Cây tre Việt Nam

- Lòng yêu nước

* Truyện nhật dụng

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

- Động Phong Nha

- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử

19 tháng 7 2016

Câu 1 :

– Giống nhau :

+ Đều thuộc bộ phận văn học dân gian

+ Đều có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo

+ Có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường

– Khác nhau:

+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể, được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật(mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo)

+ Truyện cổ tích : Kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, mơ ước của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác…được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế)

13 tháng 12 2018

chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết ko có thật.đó là những chi tiết có tính chất hoang đường kì lạ.

truyền thuyết luôn gắn bố với sự thật, với lịch sử ,phản ánh những sự kiện quan trong của dân tộc...

30 tháng 11 2021

C.Đều được xây dựng bằng yếu tố kì ảo.

Ngày xửa ngày xưa, vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, có một đôi vợ chồng già nổi tiếng lương thiện nhưng vẫn chẳng có lấy một mụn con. Cho đến một ngày, người vợ đi ra đồng thì chợt thất một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, người vợ chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai. Hai vợ chồng bà lão mừng lắm, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Ấy thế mà đứa trẻ đó từ khi sinh ra lại chẳng biết nói, cũng không biết cười, không biết đi, chỉ đặt đâu thì nó nằm đấy. Hai ông bà từ mừng rỡ khi sinh được con đến lo lắng, buồn bã vì con.

Thuở ấy, giặc Ân thế mạnh vô cùng, tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài cứu nước. Đứa bé trong nhà nghe tin của sứ giả, bỗng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con". Nghe được tiếng con, bà lão ngạc nhiên, mừng rỡ chạy ra mời sứ giả theo lời con nói. Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu với vua chuẩn bị cho ta một con ngựa sắt, một cái gậy sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này." Sứ giả nghe xong vô cùng kinh ngạc nhưng cũng rất vui vì đã tìm ra được người giúp nước. Ông vội về tâu với nhà vua ngay. Nhà vua ngay chấp thuận yêu cầu của cậu bé và sai người ngày đêm làm ra những đồ vật cậu bé đã dặn. Nhưng có điều rất lạ rằng từ hôm gặp sứ giả, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo mới mặc đã căn đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ để nuôi con nhưng được bà con xóm làng giúp đỡ, người một ít góp gạo nuôi Gióng, mong cậu ra trận thành công cứu nước.

Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế nguy như ngàn cân treo sợi tóc, người người nhà nhà đều hoảng sợ bỏ chạy. Đúng lúc đó, sứ giả mang đủ những thứ mà cậu bé dặn đến. Cậu vươn vai, trong phút chốc đã trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa quyết tâm cùng Gióng, phun lửa xông thẳng vào quân giặc hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí, quất tan đám giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp nhau mà chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa bay lên trời, chỉ để lại áo giáp sắt. 

Về sau, để tưởng nhớ công ơn, Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương và đền thờ tại quê nhà. Tại đây, mỗi năm còn có tổ chức hội mang tên hội Gióng. Hội Gióng là 1 trong những lễ hội truyền thống quan trọng của VN, diễn ra hằng năm ở làng Gióng và 1 số địa phương khác nữa. Trong lễ hội này, người dân từ nhiều vùng quê về đây tham dự các nghi lễ truyền thống, nhằm tôn vinh công đức của anh hùng làng Gióng, đồng thời cầu mong cho nghề nông phát triển, đất nước thêm giàu mạnh, thái bình.