K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2023

Ví dụ chứng minh tế bào là nơi thực hiện các hoạt động sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản:

- Ví dụ chứng minh tế bào là nơi thực hiện các hoạt động trao đổi chất: Ở người, tế bào nhận oxygen từ mạch máu để thực hiện quá trình hô hấp tế bào phân giải glucose để tạo thành năng lượng, carbon dioxide được thải ra từ quá trình hô hấp tế bào sẽ được thải vào máu để đưa ra khỏi cơ thể.

- Ví dụ chứng minh tế bào là nơi thực hiện sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản: Ở người, nhờ quá trình trao đổi chất, tế bào tổng hợp vật chất giúp tế bào lớn lên và phân chia. Sự lớn lên phân chia của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản của cơ thể.

24 tháng 2 2023

Ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản ở người:

Cơ thể người luôn thực hiện các quá trình hô hấp, tiêu hóa,… để trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Năng lượng được cung cấp cho các hoạt động sống khác như sinh trưởng và phát triển giúp cơ thể người lớn lên, hoàn thiện các chức năng sống. Bên cạnh đó, cơ thể người sử dụng năng lượng để phản ứng với các kích thích từ môi trường. Khi cơ thể lớn lên đến mức độ nhất định sẽ diễn ra quá trình sinh sản để duy trì nòi giống.

Tham khảo!

- Để thực hiện các hoạt động sống như trao đổi nước, khoáng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản,… thực vật sử dụng nguồn năng lượng do quá trình hô hấp cung cấp. Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate thành các chất đơn giản, đồng thời, tạo ra ATP và nhiệt năng. Năng lượng dưới dạng ATP sinh ra từ quá trình hô hấp được sử dụng cho hầu hết các hoạt động sống của cây.

22 tháng 11 2016

- Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

+ Ngoài : Nhiệt độ, nước, phân bón, ánh sáng, chất dinh dưỡng, môi trường sống.

+ Trong : Giống loài, hoóc môn sinh trưởng.

Ví dụ thì bạn lấy trong thực tế nhé.

- Hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật.

+ Ngoài : Nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nước.

+ Trong : Hoóc môn sinh trưởng, giống loài.

Ví dụ thì bạn lấy trong thức tế nhé.

- Hãy lấy hai ví dụ để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào loài.

+ Ví dụ :

- Chuột và voi

Chuột khi lớn thì kích thước nhỏ.

Voi khi lớn thì kích thước to.

- Cây đậu và cây bàng

Cây đậu khi lớn thì kích thước nhỏ.

Cây bàng khi lớn thì kích thước to.

- Hãy lấy một ví dụ chứng minh sự sing trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng.

Con người sẽ mắc các bệnh như :

+ Còi xương

+ Béo phì

+ Suy dinh dưỡng

+ Người lùn

+ Người khổng lồ

23 tháng 11 2016

Còn ai có câu trả lời khác k

23 tháng 11 2016

Phụ thuộc vào 2 yếu tố:

Môi trường trong:hoóc môn;giới tính;di truyền

Môi trường ngoài:thức ăn;nhiệt độ;ánh sáng;nước;không khí

VD:Nếu con giống như gà trống mà không khỏe mạnh thì thế hệ con cũng sẽ ốm yếu (di truyền)

 

 

13 tháng 10 2017

câu nào z bn

20 tháng 10 2016

huhu mình cần ngắn gọn mà đúng để chép trong sách mai nộp r huhu help me

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

+ Ngoài : Nhiệt độ, nước, phân bón, ánh sáng, chất dinh dưỡng, môi trường sống.

+ Trong : Giống loài, hoóc môn sinh trưởng.

Ví dụ thì bạn lấy trong thực tế nhé.

- Hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật.

+ Ngoài : Nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nước.

+ Trong : Hoóc môn sinh trưởng, giống loài.

Ví dụ thì bạn lấy trong thức tế nhé.

- Hãy lấy hai ví dụ để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào loài.

+ Ví dụ :

- Chuột và voi

Chuột khi lớn thì kích thước nhỏ.

Voi khi lớn thì kích thước to.

- Cây đậu và cây bàng

Cây đậu khi lớn thì kích thước nhỏ.

Cây bàng khi lớn thì kích thước to.

- Hãy lấy một ví dụ chứng minh sự sing trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng.

Con người sẽ mắc các bệnh như :

+ Còi xương

+ Béo phì

+ Suy dinh dưỡng

+ Người lùn

+ Người khổng lồ

8 tháng 1 2022

A

Cần cao nhân chỉ giáoCâu 1. Chức năng của màng sinh chất và chất tế bào lần lượt là:a) Vận chuyển các chất, thực hiện trao đổi chấtb) Thực hiện trao đổi chất, thực hiện các hoạt động sốngc) Tổng hợp và vận chuyển chất.d) Thực hiện hoạt động sống, thực hiện trao đổi chấtCâu 2. Tổng hợp và vận chuyển các chất là chức năng của:a) Bộ máy Gôngib) Trung thểc) Ti thểd) Lưới nội chấtCâu 3....
Đọc tiếp

Cần cao nhân chỉ giáo

Câu 1. Chức năng của màng sinh chất và chất tế bào lần lượt là:
a) Vận chuyển các chất, thực hiện trao đổi chất
b) Thực hiện trao đổi chất, thực hiện các hoạt động sống
c) Tổng hợp và vận chuyển chất.
d) Thực hiện hoạt động sống, thực hiện trao đổi chất
Câu 2. Tổng hợp và vận chuyển các chất là chức năng của:
a) Bộ máy Gôngi
b) Trung thể
c) Ti thể
d) Lưới nội chất
Câu 3. Chức năng của Riboxom là thực hiện:
a)
b) Tham gia hô hấp.
c) Điều khiển các hoạt động sống
d) Tổng hợp prôtêin.
e) Vận chuyển các chất
Câu 4. Mô thần kinh tạo nên hệ thần kinh có chức năng:
a) Bảo vệ, hấp thụ, tiết
b) Co dãn tạo nên sự vận động.
c) Tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan trả lời
các kích thích của môi trường
d) Nâng đỡ, liên kết các cơ quan
Câu 5. Chức năng cơ bản của nơron là:
a) Phản xạ và dẫn truyền xung thần kinh
b) Phản ứng và dẫn truyền xung thần kinh
c) Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
d) Tiếp nhận và trả lời kích thích.
Câu 6. Bảo vệ, hấp thụ, tiết là chức năng của mô:
a) Mô thần kinh
b) Mô liên kết
c) Mô cơ
d) Mô biểu bì
Câu 7. Cung phản xạ là:
a) Khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc
tiếp nhận về thân nơron và truyền đi theo sợi trục.
b) Con đường truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến
cơ quan phản ứng.
c) Khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại kích thích bằng hình thức phát
sinh xung thần kinh.

d) Con đường truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua nơron hướng tâm và
nơron li tâm đến cơ quan phản ứng
Câu 8. Chọn đáp án đúng nhất: Thành phần của một cung phản xạ bao gồm:
a) Cơ quan thụ cảm; cơ quan phản ứng; nơron hướng tâm; nơron li tâm; nơron trung
gian.
b) Cơ quan thụ cảm; nơron hướng tâm; nơron trung gian; nơron li tâm; cơ quan phản
ứng
c) Cơ quan thụ cảm; nơron li tâm; nơron hướng tâm; nơron trung gian; cơ quan phản
ứng.
d) Nơron hướng tâm; nơron trung gian; nơron li tâm; cơ quan phản ứng.

Câu 9: Bộ xương được chia làm 3 phần là:
a) Xương đầu, xương thân, xương chi
b) Xương đầu, xương cột sống, xương lồng ngực
c) Xương sọ, xương cột sống, xương chi
d) Xương đầu, xương thân và xương lồng ngực.
Câu 10: Chức năng của bộ xương:
a) Bộ phận nâng đỡ, bảo vệ tế bào, là nơi bám của các cơ
b) Bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ
c) Bộ phận che chở, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ
d) Bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các khớp.
Câu 11: Khớp giữa các đốt sống trong xương cột sống là loại khớp nào:
a)
b) Khớp động
c) Khớp bán động
d) Khớp bất động
e) Khớp cột sống
Câu 12: Khớp bất động là loại khớp
a) Không cử động được như khớp cổ tay
b) Cử động dễ dàng
c) Cử động của khớp hạn chế
d) Không cử động được như khớp giữa các xương sọ
Câu 13: Cấu tạo của xương gồm:
a) Xương dài, xương ngắn và xương dẹt
b) Màng xương, mô xương cứng và mô xương xốp, khoang xương.
c) Màng xương, mô xương cứng và mô xương xốp
d) Mô xương cứng và mô xương xốp
Câu 14: Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về thành phần chính của xương?
a) Chất cốt giao và muối khoáng, chủ yếu là chất cốt giao.
b) Canxi và muối khoáng
c) Chất cốt giao và tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn
d) Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao thay đổi
theo độ tuổi
Câu 15: Ở trẻ em, tủy đỏ là nơi sản sinh:
a) Tiểu cầu.
b) Hồng cầu.
c) Bạch cầu limphô.
d) Đại thực bào.

Câu 16: Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ ?
a) Mô xương xốp và khoang xương.
b) Mô xương cứng và mô xương xốp.
c) Khoang xương và màng xương.
d) Màng xương và sụn bọc đầu xương.
Câu 17: Hiện tượng xương liền lại sau khi bị gãy là nhờ:
a) Sự phân chia tế bào của sụn tăng trưởng phủ lên chỗ hai đầu xương gãy.
b) Sự phân chia tế bào của màng xương phủ lên chỗ hai đầu xương gãy.
c) Sự phân chia tế bào của mô xương cứng phủ lên chỗ hai đầu xương gãy.
d) Sự phân chia tế bào của mô xương xốp phủ lên chỗ hai đầu xương gãy.
Câu 18: Sụn tăng trưởng có chức năng:
a)
b) Giúp giảm ma sát khi chuyển động.
c) Giúp xương dài ra.
d) Giúp xương phát triển to về bề ngang.
e) Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng.
Câu 19: Xương người già giòn xốp, dễ gãy là do:
a) Sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương.
b) Xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, đồng thơi tỉ lệ cốt giao tăng.
c) Xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, đồng thơi tỉ lệ cốt giao giảm.
d) Tất cả đều sai.
Câu 20: Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là:
a) Gấp và duỗi
b) Co và dãn.
c) Kéo và đẩy
d) Phồng và xẹp.
Câu 21: Khi cơ co tạo ra lực, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến
từ :
a) Quá trình khử các hợp chất hữu cơ.
b) Sự tổng hợp vitamin và muối khoáng.
c) Sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng.
d) Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 22: Nguyên nhân của sự mỏi cơ là
a) Do cơ thể được cung cấp đủ ôxi nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ.
b) Do cơ thể không được cung cấp đủ ôxi nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ
c) Do cơ thể không được cung cấp đủ cacbonic nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ
d) Do cơ thể không được cung cấp đủ ôxi nên tích tụ axit HCl đầu độc cơ.
Câu 23: Chúng ta thường bị mỏi cơ trong trường hợp nào sau đây ?
a)
b) Giữ nguyên một tư thế trong nhiều giờ.
c) Lao động nặng trong gian dài.
d) Tập luyện thể thao quá sức.
e) Tất cả các phương án.
Câu 24: Hiện tượng mỏi cơ có liên quan đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào ?
a)
b) Axit axêtic.
c) Axit lactic.
d) Axit acrylic.

e) Axit malic.
Câu 25: Cơ chế của sự co cơ là:
a) Khi tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm tế bào cơ ngắn lại
b) Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ dài ra
c) Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại
d) Khi tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm tế bào cơ dài ra.
Câu 26: Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai cần:
a) Cố gắng lao động hết sức, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao.
b) Lao động vừa sức, thỉnh thoảng tập luyện thể dục thể thao
c) Lao động vừa sức, tập luyện thể dục thể thao cường độ cao
d) Lao động vừa sức, lao động và nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp thường xuyên tập luyện thể
dục thể thao
Câu 27: Chiếm 55% thể tích của máu, lỏng, màu vàng nhạt là:
a)
b) Máu
c) Huyết tương
d) Tế bào máu
e) Hồng cầu
Câu 28: Tế bào máu bao gồm
a) Huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
b) Hồng cầu, bạch cầu.
c) Bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu limphô và bạch
cầu mônô
d) Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Câu 29: Hồng cầu có Hb, có đặc tính khi kết hợp với O 2 sẽ có màu
a)
b) Đỏ thẫm
c) Hồng
d) Đỏ bầm
e) Đỏ tươi
Câu 30: Thành phần của môi trường trong của cơ thể gồm:
a)
b) Huyết tương và các tế bào máu
c) Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
d) Máu, nước mô và bạch huyết
e) Tế bào và máu
Câu 31: Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài
qua?
a)
b) Hệ tiêu hoá.
c) Hệ hô hấp.
d) Hệ bài tiết.
e) Quá trình trao đổi chất.
Câu 32: Chức năng đầy đủ của huyết tương là
a) Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch, vận chuyển các chất
dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải

b) Duy trì máu ở trạng thái đặc để lưu thông dễ dàng trong mạch, vận chuyển các chất
dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải
c) Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch, vận chuyển các chất
dinh dưỡng, các chất không cần thiết khác và chất thải
d) Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch, vận chuyển các chất
dinh dưỡng, các chất cần thiết khác.
Câu 33: Chức năng của hồng cầu là:
a)
b) Vận chuyển chất dinh dưỡng
c) Vận chuyển chất thải
d) Vận chuyển O 2 và CO 2
e) Vận chuyển các chất cần thiết
Câu 34: Đại thực bào là do loại bạch cầu nào phát triển thành ?
a)
b) Bạch cầu ưa kiềm.
c) Bạch cầu mônô.
d) Bạch cầu limphô.
e) Bạch cầu trung tính.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng
a) Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào
b) Bạch cầu trung tính và bạch cầu limphô B bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào
c) Tạo ra kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên là bạch cầu limphô B.
a) Bạch cầu limphô T phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm bệnh
Câu 36: Nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối
diện với hoạt động bảo vệ của
a)
b) Bạch cầu trung tính.
c) Bạch cầu limphô T.
d) Bạch cầu limphô B.
e) Bạch cầu ưa kiềm.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng
a)
b) Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng tạo ra các kháng thể
c) Kháng thể là những phân tử ngoại lai có khả năng tạo ra các kháng nguyên
d) Kháng nguyên là những phân tử prôtêin có khả năng kích thích cơ thể tạo ra các
kháng thể
e) Kháng thể là những phân tử prôtêin do cơ thể tạo ra để chống lại các kháng nguyên.
Câu 38: Miễn dịch tập nhiễm là khả năng:
a) Đã từng một lần bị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó, sau đó sẽ không mắc lại bệnh đó
nữa.
b) Đã từng một lần bị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó, sau đó sẽ mắc lại bệnh đó nữa.
c) Không bao giờ bị mắc một số bệnh của động vật khác
a) Đã từng nhiều lần bị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó, sau đó sẽ không mắc lại bệnh đó
Câu 39: Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là:
a) Chất kháng sinh.
b) Kháng nguyên
c) Kháng thể.

d) Prôtêin độc.
Câu 40: Nhóm máu có kháng nguyên A trên hồng cầu có thể truyền máu cho nhóm
máu nào sau đây?
a) Máu A và O
b) Máu A và AB
c) Máu B và AB
d) Máu O và AB
Câu 41: Nhóm máu có kháng thể anpha (α) và bêta (β) trong huyết tương có thể
truyền máu cho nhóm máu nào sau đây?
a) Máu A và AB
b) Máu B và AB
c) Máu O và AB
d) A, B, AB và O
Câu 42: Vòng tuần hoàn lớn có chức năng:
a) Dẫn máu qua phổi trao đổi O 2 và CO 2
b) Dẫn máu qua một số tế bào để trao đổi chất.
c) Dẫn máu qua tim trao đồi O 2 và CO 2
d) Dẫn máu qua tất cả các tế bào để trao đổi chất.
Câu 43: Mỗi chu kỳ co dãn của tim kéo dài 0,8 giây, bao gồm:
a) Pha nhĩ co (0,3 giây), pha thất co (0,1 giây), pha nghỉ ngơi (0,4 giây)
b) Pha thất co (0,1 giây), pha nhĩ co (0,4 giây), pha dãn chung (0,3 giây)
c) Pha nhĩ co (0,1 giây), pha thất co (0,3 giây), pha dãn chung (0,4 giây)
d) Pha nhĩ co (0,4 giây) , pha thất co (0,3 giây), pha dãn chung. (0,1 giây).
Câu 44: Động mạch có thành dày hơn tĩnh mạch do:
a) Dẫn máu từ khắp các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
b) Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn.
c) Tạo điều kiện trao đổi chất với tế bào.
d) Dẫn máu ngược chiều với cơ thể.

Câu 45: Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn:
a) Sự hít, sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào.
b) Sự thở, sự trao đổi khí ở mũi, sự trao đổi khí ở tế bào.
c) Sự thở, sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào.
d) Sự thở, sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở cơ thể.
Câu 46: Hệ hô hấp gồm:
a) Các cơ quan ở đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản) và hai lá phổi.
b) Các cơ quan ở tuyến dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, phế quản) và hai lá phổi.
c) Các cơ quan ở đường dẫn khí (mũi, họng, thực quản, khí quản, phế quản) và hai lá
phổi.
d) Các cơ quan ở đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và hai lá
phổi.
Câu 47: Chức năng của các cơ quan ở đường dẫn khí là:
a) Dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm mát không khí đi vào và bảo vệ phổi
b) Dẫn khí vào và ra, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi
c) Dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi
d) Dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi ra và bảo vệ phổi
Câu 48: Nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài là:

a) Mũi
b) Hai lá phổi
c) Đường dẫn khí
d) Phế quản
Câu 49: Khi cơ liên sườn ngoài co, xương sườn được nâng lên, cơ hoành co là lúc ta
đang:
a) Thở ra
b) Hít vào
c) Nín thở
d) Thở ra nhiều nhất
Câu 50: Khi cơ liên sườn ngoài dãn, xương sườn được hạ xuống, cơ hoành dãn là lúc
ta đang:
a) Thở ra
b) Hít vào
c) Nín thở
d) Nín thở tối đa
Câu 51: Dung tích sống là
a) Thể tích không khí lớn nhất mà cơ thể có thể hít vào và thở ra
b) Thể tích không khí nhỏ nhất mà cơ thể có thể hít vào và thở ra
c) Thể tích không khí mà cơ thể có thể hít vào và thở ra khi bình thường
d) Thể tích không khí lớn nhất mà cơ thể có thể hít vào và thở ra khi vận động mạnh
Câu 52: CO 2 khuếch tán từ máu vào phế nang; O 2 khuếch tán từ phế nang vào máu
là giai đoạn:
a) Thông khí ở phổi
b) Trao đổi khí ở mũi
c) Trao đổi khí ở phổi
d) Trao đổi khí ở tế bào

Câu 53: Ống tiêu hóa gồm các cơ quan:
a) Miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
b) Miệng, họng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già, hậu môn.
c) Miệng, dạ dày, thực quản, ruột non, hậu môn, ruột già,
d) Miệng, họng, thực quản, ruột non, dạ dày, ruột già, hậu môn.
Câu 54: Khẳng định nào sau đây là đúng
a) Các cơ quan trong ống tiêu hóa có nhiệm vụ tiết ra dịch tiêu hóa,
b) Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động: ăn uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu
hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.
c) Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành năng lượng để cơ thể hấp thụ.
d) Nhai cơm lâu trong miệng lại thấy vị ngọt là do tinh bột trong cơm bị enzyme
Amilaza có trong nước bọt biến đổi thành đường Saccarozơ
Câu 55: Thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm
nước bọt và dễ nuốt là nhờ:
a) Tuyến nước bọt, nhai và đảo trộn thức ăn
b) Hoạt động của răng, lưỡi, các cơ môi và má, các tuyến nước bọt
c) Hoạt động của enzim pepsin.
d) Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 56: Nhận định nào sau đây là đúng nói về vai trò của Enzyme?

a) Giúp cơ thể dễ hấp thụ thức ăn
b) Tạo môi trường để nhào trộn thức ăn   
c) Tiêu diệt vi sinh vật gây hại trong thức ăn.
d) Giúp xúc tác các phản ứng xảy ra nhanh hơn
Câu 57: Cơ thể có thể nhận được chất nào sau đây theo con đường khác không thông qua
con đường tiêu hóa?
a) Lipit, gluxit, prôtêin
b) Prôtêin và lipit
c) Nước, muối khoáng và vitamin.
d) Axit nuclêic
Câu 58: Khi nuốt thức ăn, ta sẽ ngừng thở vì lý do nào sau đây:
a) Nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản để tránh thức ăn lọt vào khí quản
b) Nắp thanh quản đóng kín lỗ thanh quản quản để tránh thức ăn lọt vào khí quản
c) Nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản để tránh thức ăn lọt vào thực quản
d) Nắp thanh quản đóng kín lỗ thực quản để tránh thức ăn lọt vào khí quản.
Câu 59: Ý nào sau đây không đúng?
a) Dạ dày hình túi thắt 2 đầu, dung tích 3 lít.
b) Biến đổi lý học ở dạ dày bao gồm: sự tiết dịch vị, sự co bóp của dạ dày có tác dụng
làm nhuyễn hòa loãng thức ăn, đảo trộn thức ăn thấm đều dịch vị.
c) Enzim Pepsin sẽ phân cắt Protein chuỗi dài thành các Protein chuỗi ngắn (3 -10 axit
amin).
d) Thức ăn được lưu giữ trong dạ dày từ 3-6 phút tùy loại thức ăn rồi được dẩy dần
từng đợt xuống ruột non.
Câu 60: Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn chất nào
trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?
a) Lipit, gluxit, prôtêin
b) Prôtêin và lipit
c) Axit nuclêic và vitamin.
d) Tất cả đều sai.

1
11 tháng 1 2022

tách ra 10 câu đăng 1 lần đi bn, chứ nhìn vầy không ai muốn lm đâu

12 tháng 1 2022

khỏi lun đi mình thi xong môn đó rồi =))

6 tháng 12 2016

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật là :

* Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
* Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

 

* Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
* Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.