K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 9 2023

a) Nhận xét:

* Thời gian cần để dung dịch trong các ống nghiệm đầu tiên trở nên trong suốt theo thứ tự tăng dần là:

- Ống 3: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở trong cốc nước sôi trong 10 phút.

- Ống 1: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường.

- Ống 2: thêm lòng trắng trứng và nước vôi trong vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường.

- Ống 4: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở trong nước đá.

* Dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong sau khi thêm nước ép lõi dứa do sự đục của dung dịch là do albumin tạo nên và trong nước ép lõi dứa có các enzyme phân giải protein này. Khi protein albumin không còn thì dung dịch ban đầu cũng chuyển từ đục thành trong.

* Có sự giống hoặc khác nhau về thời gian phản ứng cũng như đặc điểm của dung dịch trong ống khi kết thúc thí nghiệm là do: hoạt tính của enzyme phân giải albumin giữa các ống. Cụ thể:

- Ống 3: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa, để ở trong cốc nước sôi trong 10 phút. Nhiệt độ cao của nước đang sôi là phù hợp để enzyme hoạt động tốt nhất, do đó albumin bị phân giải nhanh nhất và do đó cũng cần ít thời gian nhất để dung dịch chuyển trạng thái.

- Ống 1: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường. Tại nhiệt độ nước thường thì enzyme vẫn phân giải được albumin dù kém hơn khi ở nhiệt độ của nước sôi, do đó ống này cần nhiều thời gian hơn ống 3 để dung dịch chuyển trạng thái.

- Ống 2: thêm lòng trắng trứng và nước vôi trong vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường. Ở đây, nước vôi trong làm tăng pH của dung dịch thành pH kiềm và đây không phải là khoảng pH tối ưu cho hoạt tính của enzyme, khiến enzyme hoạt động kém hơn so với ở ống 1. Do đó ống này cần nhiều thời gian hơn ống 1 để dung dịch chuyển trạng thái.

- Ống 4: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở trong nước đá. Nhiệt độ thấp của nước đá khiến enzyme gần như bị bất hoạt, do đó albumin bị phân giải chậm nhất và cần nhiều thời gian nhất để dung dịch chuyển trạng thái.

b) Khi ăn dứa tươi người ta hay gọt bỏ lõi, nếu ăn cả lỗi sẽ rát lưỡi do:

-  Trong lõi dứa tươi có chứa các enzyme phân giải protein.

- Do đó, nếu ăn cả lõi dứa thì các enzyme này sẽ hoạt động và phân giải các protein trên màng tế bào lưỡi, dẫn tới phá hủy tế bào lưỡi và gây ra hiện tượng rát lưỡi.

c) Xuất hiện vết lõm trên đĩa tinh bột cũng như có sự giống hoặc khác nhau về đường kính các vết lõm là do: trong dịch mầm lúa có enzyme amylase có khả năng phân giải tinh bột. Khi đó:

- Đĩa tương ứng với ống 3: thêm nước cất vào dịch mầm lúa để ở trong cốc nước sôi trong 10 phút. Nhiệt độ cao của nước đang sôi là phù hợp để enzyme hoạt động tốt nhất, do đó tinh bột bị phân giải tốt nhất và do đó kích thước vết lõm là lớn nhất.

- Đĩa tương ứng với ống 1: việc thêm nước cất, để nhiệt độ phòng vào dịch mầm lúa. Tại nhiệt độ nước thường thì enzyme vẫn phân giải được tinh bột dù kém hơn khi ở nhiệt độ của nước sôi, do đó đĩa 1 có kích thước vết lõm nhỏ hơn ở đĩa 3.

- Đĩa tương ứng với ống 2: thêm nước vôi trong vào dịch mầm lúa để ở nhiệt độ thường. Ở đây, nước vôi trong làm tăng pH của dung dịch thành pH kiềm và đây không phải là khoảng pH tối ưu cho hoạt tính của enzyme, khiến enzyme hoạt động kém hơn so với ở đĩa 1. Do đó đĩa 2 có kích thước vết lõm nhỏ hơn ở đĩa 1.

- Đĩa tương ứng với ống 4: thêm nước cất vào dịch mầm lúa để ở trong nước đá. Nhiệt độ thấp của nước đá khiến enzyme gần như bị bất hoạt, do đó tinh bột bị phân giải chậm nhất và kích thước vết lõm trên đĩa 4 nhỏ nhất.

d) Bát cháo ăn dở lại thường bị vữa, nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt là do:

- Trong nước bọt của người có enzyme amylase giúp phân giải tinh bột thành đường đơn.

- Trong bát cháo ăn dở đã có nước bọt của người và do đó có enzyme amylase phân giải tinh bột trong cháo, làm cháo bị vữa.

- Nhai cơm trong miệng lâu thì sẽ tạo thời gian cho amylase phân giải tinh bột thành đường đơn glucose. Glucose có vị ngọt nên ta sẽ cảm thấy ngọt.

19 tháng 1 2018

Các hiện tượng mô tả đúng với hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:

b) Bông từ màu trắng chuyển sang màu xanh

c) Dung dịch nước vôi trong bị vẩn đục.

Vì khi đốt C12H22O11 xảy ra PTHH:

C12H22O11 + O2 → t ∘   12CO2 + 11H2O

CuSO4( khan, màu trắng ) → h a p t h u n u o c  CuSO4.5H2O (màu xanh)

CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3↓ (trắng) + H2O

NG
4 tháng 8 2023

Tham khảo:

Thí nghiệm 3: Khi khí đi qua ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4 dung dịch bị mất màu --> dung dịch trong suốt sau thí nghiệm.
Thí nghiệm 4: Khi khí đi qua ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4 thì dung dịch bị mất màu --> dung dịch trong suốt sau thí nghiệm. Do KMnO4 là chất oxi hoá mạnh, alkene, alkyne có liên kết bội kém bền nên có khả năng tham gia phản ứng oxi hoá - khử

4 tháng 8 2023

Thí nghiệm 3:Dung dịch KMnO4 dung dịch bị mất màu --> dung dịch trong suốt sau thí nghiệm.

Thí nghiệm 4: Dung dịch KMnO4 thì dung dịch bị mất màu --> dung dịch trong suốt sau thí nghiệm.

Do KMnO4 là chất oxi hoá mạnh, alkene, alkyne có liên kết bội kém bền nên có khả năng tham gia phản ứng oxi hoá - khử

27 tháng 6 2018

Đáp án D

Khi cho HCl vào dung dịch hỗn hợp NaOH và NaAlO2 thì phản ứng giứa HCl và NaOH xảy ra đầu tiên nhưng vì lượng HCl quá nhỏ nên không quan sát thấy hiện tượng. Tiếp tục cho HCl vào thì lúc đó NaOH đã bị trung hoà hết, đến lượt phản ứng tạo kết tủa của NaAlO2 với HCl cho đến khi cực đại thì kết tủa Al(OH)3 bị hoà tan và sau đó dung dịch trở nên trong suốt khi thêm HCl đến dư.

Tiếp tục cho từ từ dung dịch NaOH vào thấy dung dịch lại bị vẩn đục do AlCl3 phản ứng với NaOH, sau đó dung dịch lại trở nên trong suốt khi NaOH dư do Al(OH)3 bị hoà tan bới NaOH.

10 tháng 5 2018

Dung dịch  H 2 S  để lâu ngày bị vẩn đục do bị  O 2  trong không khí oxi hoá giải phóng ra không tan trong nước

2 H 2 S  +  O 2  → 2S + 2 H 2 O

Tại sao quả trứng chiên sẽ dần chuyển màu từ trắng sang vàng khi chiên chín?Khi trộn axit sulfuric với nước, tại sao nhiệt độ dung dịch tăng đột ngột?Làm thế nào để giải thích hiện tượng kết tủa xảy ra trong một phản ứng hóa học?Tại sao khi ta thêm muối vào nước, nước có thể đóng thành băng ở nhiệt độ thấp hơn so với nước không có muối?Khi đốt cháy gỗ, tại sao oxit cacbon trong gỗ lại...
Đọc tiếp
Tại sao quả trứng chiên sẽ dần chuyển màu từ trắng sang vàng khi chiên chín?Khi trộn axit sulfuric với nước, tại sao nhiệt độ dung dịch tăng đột ngột?Làm thế nào để giải thích hiện tượng kết tủa xảy ra trong một phản ứng hóa học?Tại sao khi ta thêm muối vào nước, nước có thể đóng thành băng ở nhiệt độ thấp hơn so với nước không có muối?Khi đốt cháy gỗ, tại sao oxit cacbon trong gỗ lại phản ứng với khí oxi trong không khí để tạo thành khí cacbon dioxide?Tại sao nước rửa chén lại phải sử dụng một lượng nhỏ dầu hoặc chất tạo bọt để làm tăng hiệu quả rửa chén?Khi các chất đạt cân bằng với chất khác, tại sao nó sẽ có hiện tượng thoát khí hoặc hấp thụ khí? Ví dụ như trong phản ứng back-and-forth giữa CO2 và H2CO3 trong nước.Khi trộn nước với rượu etylic, tại sao phân tử rượu lại hòa tan trong nước nhưng lại không hòa tan hoàn toàn?Tại sao lại có hiện tượng nang chảy khi léc tả của chiếc xe tang bị rời khỏi cánh tay của người xung phong? Hiện tượng này có kết nối với những gì trong lĩnh vực hóa học?Tại sao sắt lại bị gỉ, trong khi đồng và nhiều kim loại khác không?
0
Cho các thí nghiệm sau:(1) Nhỏ dung dịch Na3PO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa vàng, thêm tiếp dung dịch HNO3 dư vào ống nghiệm trên thu được dung dịch trong suốt.(2) Nhỏ dung dịch BaS vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa đen, thêm tiếp dung dịch HCl dư vào thì thu được dung dịch trong suốt.(3) Cho từ từ dung dịch H2S vào dung dịch FeCl2 thấy...
Đọc tiếp

Cho các thí nghiệm sau:

(1) Nhỏ dung dịch Na3PO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa vàng, thêm tiếp dung dịch HNO3 dư vào ống nghiệm trên thu được dung dịch trong suốt.

(2) Nhỏ dung dịch BaS vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa đen, thêm tiếp dung dịch HCl dư vào thì thu được dung dịch trong suốt.

(3) Cho từ từ dung dịch H2S vào dung dịch FeCl2 thấy xuất hiện kết tủa đen.

(4) Khi cho từ từ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch Na2ZnO2 (hay Na[Zn(OH)4]) thì xuất hiện kết tủa màu trắng không tan trong HCl dư.

(5) Ống nghiệm đựng hỗn hợp gồm anilin và dung dịch NaOH có xảy ra hiện tượng tách lớp các chất lỏng.

(6) Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch natri phenolat, thấy dung dịch sau phản ứng bị vẩn đục.

(7) Cho fomanđehit tác dụng với lượng dư dung dịch A g N O 3 / N H 3  thấy xuất hiện lớp kim loại sáng như gương bám vào thành ống nghiệm, lấy dung dịch sau phản ứng cho phản ứng với dung dịch HCl dư thấy sủi bọt khí.

Số thí nghiệm xảy ra hiện tượng đúng là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

1
22 tháng 6 2018

Chọn đáp án B

(1) Đúng. Kết tủa vàng Ag3PO4 tan trong axit HNO3.

(2) Sai. Kết tủa đen Ag2S không tan trong axit HCl.

(3) Sai. H2S không tạo kết tủa với Fe2+

(4) Sai.  Kết tủa trắng Zn(OH)2 tan trong axit HCl.

(5) Đúng. Anilin không tan trong dung dịch NaOH nên xảy ra hiện tượng tách lớp.

(6) Đúng. Phản ứng tạo phenol không tan trong nước, nên xuất hiện vẩn đục.

(7) Đúng. Bọt khí là CO2.

29 tháng 2 2016

ai jup e vs ạ e sẽ like cho

2 tháng 3 2016

Có thể tóm tắt lại thí nghiệm như sau:

Ống 1: Vởn lòng trắng trứng + 1 ml dd pepsin --> 37oC trong 15-20 phút.

Ống 2, 3: Vởn lòng trắng trứng + 1 ml dd pepsin + 3 giọt HCl loãng --> 37oC trong 15-20 phút.

Ống 4: Vởn lòng trắng trứng + 1 ml dd pepsin đã đun sôi + 3 giọt HCl loãng --> 37oC trong 15-20 phút.

(Bạn viết như trên thì ống 2 và ống 3 giống nhau, bạn xem lại câu hỏi xem có sót nội dung nào không)

1. Ống nghiệm 2, 3 có vởn lòng trắng trứng bị biến đổi làm cho dung dịch trở nên trong. Vì vởn lòng trắng trứng chứa nhiều albumin (là mọt loại prôtêin) đã được enzim pepsin phân giải thành các đoạn peptit ngắn, hòa tan trong nước nên dung dịch trở nên trong.

2. Mục đích thí nghiệm trên có thể là:

- chứng minh enzim pepsin phân giải protein.

- khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện đến hoạt tính của enzim pepsin (H+, đun sôi pepsin) ....

3. Kết quả thí nghiệm và Kết luận

Ống 1. Vẫn còn vẫn lòng trắng trứng, chưa được pepsin chưa phân giải: vì enzim pepsin hoạt động thích hợp ở môi trường axit, pH 1-3.

Ống 2,3: Vẫn lòng trắng trứng được pepsin phân giải thành các đoạn peptit ngắn, hòa tan trong nước nên dung dịch trong ống nghiệm trở nên trong.

Ống 4. Vẫn còn vẫn lòng trắng trứng, chưa được chưa phân giải vì pepsin cũng là prôtêin, khi bị đun sôi, prôtêin bị biến tính nên pepsin bị mất hoạt tính xúc tác.

4. Vởn lòng trắng trứng nổi trên mặt nước là do có trọng lượng riêng nhẹ hơn nước.