K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2023

Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau: Mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt khác nhau là khác nhau. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.

→ Từ ví dụ trên cho thấy:

 

+ Nhiệt độ có sự ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

+ Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

+ Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.

22 tháng 2 2023

Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là 30oC. Ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, thậm chí có thể khiến sinh vật ngừng sinh trưởng phát triển và chết.

24 tháng 7 2023

a) Tồn tại được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6 oC đến 42 oC

b) Sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt độ từ 20 oC đến 35 oC

c) Sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ là 30 oC

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 9 2023

- Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam: 5,6oC < Giới hạn sinh thái < 42oC

(Lớn hơn 5,6oC và nhỏ hơn 42oC )

- Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi: 

23oC < Khoảng thuận lợi < 37oC (Lớn hơn 23oC và nhỏ hơn 37oC)

29 tháng 7 2017

Đáp án D

Nhìn vào bảng số liệu dễ dàng thấy rằng cả 3 loài đều có sự giao nhau về giới hạn sinh thái của 2 nhân tố sinh thái. Do đó, cả 3 loài đều có sự cạnh tranh lẫn nhau.

24 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:

- Mỗi loại sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiêt độ và môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể làm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị chậm lại hoặc bị chết. Một số sinh vật có hiện tượng “nghỉ sinh trưởng” do tác động của nhiệt độ như động vật ngủ đông, cây rụng lá vào mùa đông.

- Ở thực vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, ra hoa,…

- Ở động vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến chu kì sống, tỉ lệ của trứng, tỉ lệ giới tính,…

4 tháng 6 2016

- Nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ phản ứng hóa học, sinh hóa học trong tế bào.

- Đặc điểm:

+ Vi sinh vật ưa lạnh thường sống ở các vùng Nam Cực, Bắc cực, các đại dương, sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 150C. Các enzim, các protein vận chuyển chất dinh dưỡng và các riboxom hoạt động bình thường ở nhiệt độ thấp. Màng sinh chất của chúng chứa nhiều axit béo không no nên ở nhiệt độ thấp màng vẫn duy trì ở trạng thái bán lỏng, nếu nhiệt độ trên 200C màng sinh chất bị vở.

+ Vi sinh vật ưa ấm sống trong đất, nước, cơ thể người và gia súc, vsv gây hư hỏng đồ ăn, thức uống, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu là 20-400C.

+Vi sinh vật ưa nhiệt thường sống ở các đống phân ủ, đống cỏ khô tự đốt nóng và các suối nước nóng. Sinh trưởng tối ưu ở 55-650C, hoạt động của các enzim và riboxom của chúng thích ứng ở nhiệt độ cao. Đa số là vi khuẩn, nấm, tảo.

+ Vi sinh vật ưa siêu nhiệt thường ở vùng nóng bỏng của biển hoặc đáy biển, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 85 – 1100C.

4 tháng 6 2016

- Độ pH ảnh hưởng tới tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP…

-Vi sinh vật ưa trung tính: sinh trưởng tốt ở pH 6-8, ngừng sinh trưởng ở pH dưới 4 và trên 9 vì các ion H+ và OH- kìm hãm hoạt động của các enzim trong tế bào, đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh.

- Vi sinh vật ưa axit: pH 4-6, các ion H+ làm bền màng sinh chất của chúng nhưng không tích lũy bên trong tế bào, do đó pH nội bào vẫn duy trì gần trung tính. Số ít vi khuẩn và đa số nấm ưa axit, 1 số vi khuẩn ở đất mỏ (pH 2-3), suối nóng axit (pH 1-3).

- Vi sinh vật ưa kiềm sinh trưởng ở pH lớn hơn 9, đôi khi 11, có ở các hồ và đất kiềm, chúng duy trì pH nội bào gần trung tính nhờ khả năng tích lũy các ion H+ từ bên ngoài.

PHẦN I: TỰ LUẬNCâu 4. Em sẽ làm gì để có thể hình thành và duy trì thói quen dậy sớm học bài?Câu 5. Nêu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho biết các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).Câu 6. Trình bày các loại mô phân sinh ở cây Hai lá mầm và cho biết chức năng của chúngCâu 7. Nêu khái niệm và vai trò của hình thức sinh...
Đọc tiếp

PHẦN I: TỰ LUẬN
Câu 4. Em sẽ làm gì để có thể hình thành và duy trì thói quen dậy sớm học bài?
Câu 5. Nêu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho biết các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).
Câu 6. Trình bày các loại mô phân sinh ở cây Hai lá mầm và cho biết chức năng của chúng
Câu 7. Nêu khái niệm và vai trò của hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.
Câu 8. Nêu khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật.
Câu 9. Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật (gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài)
Câu 10. Muốn tăng tỉ lệ thụ phấn và đậu quả của các loại cây họ bầu bí, người nông dân sử dụng phương pháp nào?
Câu 11. Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày.
PHẦN II- TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nêu vai của trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
Câu 2. Nêu khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.
Câu 3. Nêu khái niệm và viết phương trình hô hấp tế bào
Thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải.
Câu 4. Nêu một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào.
Câu 5. Nêu vai trò lá cây với chức năng quang hợp. 
Câu 6. Mô tả cấu tạo và cho biết chức năng của khí khổng.
Mô tả quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.
Câu 7. Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
Câu 8. Vì sao vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng cần phải tưới nhiều nước cho cây.
Câu 9.  Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể động vật.
Câu 10.  Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
Câu 11. Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của cây cam và con ếch.
Câu 12. Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. 
Câu 13. Phân biệt hoa đơn tính, hoa lưỡng tính
Câu 14. Mô tả quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành quả.
Câu 15. Mô tả khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở động vật đẻ con và đẻ trứng).

1
19 tháng 12 2023

giúp mình với ạ

 

19 tháng 12 2023

bn đăng tách ra thì mới có người giúp giải nha chứ nhìn như này không ai muốn giải hết đâu bn ơi

15 tháng 10 2018

Khoảng giá trị mà sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất được gọi là khoảng thuận lợi

Đáp án A