K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2023

- Văn bản giúp em hiểu thêm về quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm.

- Luật thi và cách thi thổi cơm của địa phương mà em thấy thú vị là: hội Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)

+ Luật thi: người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm lầy, lộng gió; mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau

+ Cách thi: sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm; thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm chí gặp mưa phần gió bấc. Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Giống nhau: Các hội thi đều có chung một tiêu chuẩn để đánh giá người thắng cuộc đó là cơm chín, dẻo, ngon.

- Khác nhau: Mỗi địa phương có những luật lệ và cách thực thực hiện khác nhau.

Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)

 

Cuộc thi nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc, vị tướng thời vua Hùng thứ 18, đã rèn luyện cho quân sĩ thực hành một cách thành thạo, đặc biệt là nấu được cơm ăn trong điều kiện khó khăn.

 Thể lệ cuộc thi: nguyên liệu là thóc, sẵn củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm.

Mỗi nhóm 10 người (cả nam và nữ), họ tự xay thóc, giã gạo, dần sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm.

Bước 1, thi làm gạo: sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Giáp nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.

Bước 2, thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này), áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Giáp nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì giáp đó thắng cuộc.

Bước 3, nấu cơm: giáp nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của giáp đó được dùng để cúng thần.

Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Tây)

Cuộc thi của nữ:Người dự thi thực hiện trong một vòng tròn đường kính 1,5m. Quy ước là vừa thổi cơm vừa phải giữ một đứa trẻ chừng 7 - 8 tháng tuổi (không phải là con đẻ của người dự thi) và canh chừng một con cóc không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn. Lửa lấy từ bùi nhùi rơm, nhóm củi, đặt bếp, trông đứa trẻ không được khóc và con cóc. Thời gian là cháy hết một nén hương. Cơm chín trước, dẻo ngon hơn là người thắng cuộc.

Cuộc thi của nam: Bếp đặt sẵn bên bờ một cái ao hay bờ đầm. Mỗi người dự thi một bếp. Sau hồi trống lệnh, các chàng trai bước xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh. Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi nấu và giữ thuyền ổn định. Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo ngon, xong trước là người thắng cuộc.

Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoàng Hóa - Thanh Hóa)

Người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau. Sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm. Thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm trí có lần bị mưa phùn gió bắc. Kết thúc cuộc thi ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.

Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

Cuộc thi dành cho nam. Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một nguời buộc cành tre dài, dẻo dọc theo sống lưng ngọn cao hơn đầu, niêu đất có sẵn gạo và nước để nấu cơm treo trên ngọn cần về phía trước, người kia lo củi lửa và đun nấu.

Sau hiệu lệnh, người nấu phải tạo lửa từ hai thanh nứa già, sau đó châm lửa vào cây đuốc hơ dưới đáy niêu cơm. Cả hai người đều cùng phải bước đi quanh sân đình. Hết tuần hương là lúc kết thúc cuộc thi. Nhóm nào có cơm chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.

26 tháng 2 2023

Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là để giới thiệu về cuộc thi thổi cơm của các địa phương nổi tiếng. 

Trong văn bản, người viết đã giới thiệu về thể lệ và cách thức tổ chức hội thi thổi cơm ở nhiều địa điểm khác nhau giúp người đọc có hình dung từ khái quát tới chi tiết về hội thi dân gian này.

NG
26 tháng 12 2023

- Hội thi thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua việc thổi cơm và cũng là một phần tưởng nhớ sự vất vả của cha ông xưa kia trong quá trình đánh giặc. - Qua đó, hội thi cũng thể hiện sự khéo léo và nhanh nhẹn của con người Việt Nam.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tuy mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên. Kéo co phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng. Dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui, vui ở sự ganh đua, những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.

26 tháng 2 2023

- Bố cục của văn bản: 5 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “vừa đi vừa nấu cơm”): giới thiệu về hội thi thổi cơm

+ Phần 2 (tiếp dến “dùng để cúng thần”): Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)

+ Phần 3 (tiếp đến “Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)

+ Phần 4 (tiếp đến “Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hộ Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)

+ Phần 5 (phần còn lại): Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

- Theo em, thông tin quan trọng nhất là những quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm vì đó là các quy tắc tạo nên một cuộc thi

NG
26 tháng 12 2023

    Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ và quan trọng là sự vất vả của cha ông trong quá trình giữ nước xưa kia. Lễ hội cũng giúp em hiểu thêm những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước và từ đó em càng yêu thêm nước mình và càng trân trọng hạt lúa được làm ra.

2 tháng 2 2023

Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ,  nhằm tôn vinh những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước

2 tháng 2 2023

 Luật lệ của hội thổi cơm thi: có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống. Khi có nén hương, ban tổ chức sẽ phát cho 3 que diêm châm vào để cháy thành ngọn lửa. Người trong đội sẽ vót tre thành chiếc đũa bông châm lửa và đốt vào ngọn đuốc. Những nồi cơm được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tây cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

Với người dự thi: Người dự thi: trong khi một thành viên của đội lấy lửa thì những người khác mỗi người một việc:

– Người ngồi vót những thanh tre già thành hững chiếc đũa bông

– Người giã thóc

– Người giần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

Nhận xét: hội thi thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua việc thổi cơm, thể hiện sự khéo léo và nhanh nhẹn của con người Việt Nam.

18 tháng 9 2023

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến các trò chơi dân gian.

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đã xuất hiện từ lâu. Trong những bức tranh xưa, chúng ta đã thấy được hình ảnh cô bé, cậu bé đang trò này. Đây là một trò chơi mang tính tập thể cao, với sự tham gia của nhiều người chơi. Cách gọi “bắt dê” cũng có ý nghĩa riêng. Loài dê có bản tính hiền lành, nhút nhát nhưng khá linh hoạt và rất thích vận động. Vì vậy, người bắt được dê cần có sự nhanh nhẹn, tinh ý và chiến thuật. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn.

Trò chơi này thường được chơi ở những nơi rộng rãi, ví dụ như sân trường, công viên… Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “đứng lại” thì họ phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi giúp rèn luyện phản xạ, cũng như sự nhanh nhẹn của người chơi. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp gắn kết mọi người với nhau.