K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2021

" Thời loạn lạc và buổi gian nan " ấy là khi đất nước ta đang đứng trước họa xâm lăng của quân Mông cổ MÌNH TỰ LÀM NÊN KHÔNG ĐƯỢC HAY 😊

24 tháng 12 2017

các môi trường tự nhiên châu phi nằm đối xứng qua xixhs đạo :

môi trường xích đạo ẩm: thảm thực vật ,rừng rậm xanh quanh năm gồm bồn địa công gô và miền duyên hải phía bắc vinh ghi nê

môi trường nhiệt đớicó xa van nhờ nguồn thức ăn phong phú nơi đây tập trung nhiều con vật có động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt

môi tường hoang mạc xa mạc xa ha ra phía bắc và hoang mạc ca la ha ri hoang mạc na mipở phía nam

môi trường địa trung hải mùa đông mát mẻ và có mưa mùa hạ nóng và khô thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng

đó là toàn bộ nội dung trong bài hok của mình

chúc bạn hok tôthaha

24 tháng 12 2017

ban trả lời nốt câu trình bày va nhan xet ve bo may nha nuoc thoi ly,tran

5 tháng 11 2021

ko áp lực trong học tập hihi

27 tháng 12 2016


Thân em...

Trải qua bao năm tháng, ca dao vẫn là tiếng nói ân tình, thổ lộ những tâm tư tình cảm của người bình dân xưa. Ca dao đã ăn sâu vào tâm hồn người Việt – đặc biệt là mảng ca dao viết về đề tài thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ có rất nhiều câu ca dao bắt đầu bằng mô - típ “Thân em...”.
Ở những câu, bài ca dao có “Thân em...” mang nghĩa là thân phận, cuộc đời của người phụ nữ. Những thân phận, cuộc đời này thường có số kiếp hẩm hiu, bạc bẽo. Đa phần những câu ca dao với mô - típ này thường mang giai điệu buồn tẻ, chán ngán, chỉ một số ít mang âm hưởng tươi tắn, lạc quan hơn. “Thân em...” phản ảnh sự lệ thuộc, thể hiện nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ:
“Thân em như thể bèo trôi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu”

“Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày”
Hay:
“Thân em như cá giữa rào
Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai ?”

Đối với bà con Nam bộ, họ lại lấy thứ trái cây rất bình thường, dân dã để so sánh với “Thân em...”:
“Thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu”
Ở những câu ca dao này đã liên tưởng, thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ. Cuộc đời người phụ nữ xưa kia bị lệ thuộc, ràng buộc bằng nhiều sợi dây, hữu hình và vô hình, khiến họ không thể vươn lên:
“Thân em như cá vô lờ
Mắc hom chật hẹp biết bao giờ mới lộn ra”

Những câu ca dao mở đầu bằng yếu tố “Thân em...”, người bình dân còn muốn thể hiện nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ khó có thể giãi bày trong xã hội đương thời. Họ phải gửi gắm lòng mình qua những câu ca dao thật khắc khoải:
“Thân em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương”
Và:
Thân em như giẻ chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân...”
Nỗi đau ấy đâu phải ai ai cũng thấu hiểu cho họ, lắm lúc bề ngoài trông họ tươi tắn mà ruột gan rối bời:
“Thân em như cây sầu đâu
Ngoài tươi trong héo, giữa sầu tương tư”
Thật là nỗi sầu trăm mối! Dẫu trải qua bao giông tố cuộc đời, số kiếp có bạc bẽo đến đâu thì người phụ nữ vẫn vẹn toàn đức hạnh. Họ vẫn son sắt, dào dạt tình thương:
“Thân em như cam quýt bưởi bòng
Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon”
“Thân em như cây quế trên non
Trăm năm khô rụi vỏ còn dính cây”

Hơn hết, họ vẫn muốn khẳng định giá trị và sự cần thiết của mình:
“Thân em như cây cải mùa đông
Non thì làm ghém, có ngồng làm dưa”

Thế mới biết, người phụ nữ Việt Nam dù trong khó khăn, thử thách họ vẫn thể hiện bản lĩnh. Tác giả bình dân đã tự hào ca ngợi vẻ đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn của người phụ nữ, thể hiện giá trị vốn có của họ:
“Thân em như chim phượng hoàng
Khi bay qua bể, khi đậu ngàn sơn lâm”
“Thân em như thể chuông vàng
Ở trong thành nội có một ngàn quân lính hầu”
Quả vậy, “Thân em...” thật đẹp đẽ và cao quý lắm thay:
“Thân em như cá hóa long
Chín tầng mây phủ, ở trong da trời”
Cũng liên tưởng đến “tấm lụa đào” nhưng lắm khi họ không phải bị cảnh “phất phơ giữa chợ” mặc cho thiên hạ kẻ bán người mua, nhưng họ đã biết khẳng định mình:
“Thân em như tấm lụa đào
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi ưa”.
Người phụ nữ Việt Nam thật đáng yêu, không phải họ chỉ đẹp bằng hình ảnh khăn nhung, mỏ quạ của xứ kinh kỳ, bằng chiếc nón lá rất Huế hay bằng một chiếc áo bà ba dịu dàng Nam bộ mà họ còn đẹp về tâm hồn và phẩm hạnh. Quả thật, họ như bông sen mọc giữa đầm lầy, đậm sắc và ngát hương.
Những câu ca dao bắt đầu mô-típ “Thân em...” còn thể hiện nỗi khát khao về một tình yêu đẹp, một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Bởi thế, những người phụ nữ thật dịu dàng và nhu mì trong trường liên tưởng:
“Thân em như trến mít chạm rồng
Thân anh như kèo chua chạm phụng, đẹp vô cùng anh ơi!”
Thật đẹp đôi và hạnh phúc biết bao!
Người bình dân còn hào sảng đặt thân phận người phụ nữ một địa vị cao hơn, hơn cả “Thân anh”. Thậm chí, nhiều câu ca dao phủ định vai trò tối thượng của người đàn ông trong xã hội cũ; qua đó thể hiện sự phản kháng, vùng dậy của nữ giới. Họ cũng có nhu cầu được hạnh phúc, được là chính mình. Bởi thế lắm lúc họ ngang nhiên thách thức:
“Thân em như thể xuyến vàng
Thân anh như manh chiếu rách bạn hàng bỏ quên”
“Thân em như hột gạo lắc trên sàng
Thân anh như hột lúa lép giữa đàng gà bươi”
Vậy mới biết, “Thân em...” cũng có ba bảy kiểu, đâu chỉ biết buông xuôi cam chịu!
Đa phần những câu, bài ca dao này được làm bằng thể thơ lục bát, một số ít được làm theo thể song thất lục bát. Tuy nhiên, về hình thức thể hiện, theo khảo sát của chúng tôi có gần 30% câu, bài ca dao làm theo thể lục bát biến thể. Điều này minh chứng cho bản tính phóng khoáng, nghĩ sao viết vậy, không e dè câu chữ của người bình dân. Chính đặc điểm này đã để lại dấu ấn rất riêng, rất dân tộc. Do thể thơ lục bát có tính hàm súc, biểu cảm cao và dễ thuộc, dễ hiểu nên hiệu quả của việc thể hiện nội dung rất lớn.
Dân gian thường dùng những từ ngữ rất bình dân, mang đậm phong cách khẩu ngữ, bên cạnh đó là lớp từ địa phương: đọi, vô,... hay từ láy: lắc lẻo, dập dồi, đứt đoác... Từ những sự vật, hình ảnh cụ thể, rất thực, người bình dân xưa đã thổi hồn vào nó, mang đến cho người đọc những ý nghĩa rất sâu sắc, nhân văn, thể hiện tâm hồn nghĩa tình của người dân Việt.
Một thành công rất đáng trân trọng của những câu ca dao loại này là sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Người bình dân thường sử dụng những hình ảnh rất đa dạng, phong phú nhưng đều rất quen thuộc với đời sống nông thôn: cá vô lờ, chẽn lúa đòng đòng, trái bần,... Những hình ảnh, sự vật này người ta đã biết rõ đặc điểm, thuộc tính cơ bản của chúng, nhờ vậy người đọc rất dễ hình dung và nhận biết.
Những bà mẹ- người nghệ sĩ của tình thương đã ngân lên những giai điệu hát ru đẹp và ngọt ngào bằng chính những câu ca dao. Thật vậy, ca dao đã đi sâu vào tiềm thức và tâm hồn của người bình dân. Bằng những câu ca dao với mô-típ “Thân em...”, dân gian đã thốt lên những tiếng đời than thân, trách phận. Bên cạnh đó họ còn thể hiện thái độ phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ, làm giàu thêm cho ca dao người Việt.

24 tháng 4 2017

Ý nghĩa: thứ nhất đào ao nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.

Thứ tự các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người. Giúp con người khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

25 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO

Biển đã rất đẹp cho Trung Quốc trong năm 2017", Michael Fuchs, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm nước Mỹ Tiến bộ, nói với CNN.

Châu Á năm 2017 bị bao phủ bởi hoang mang về chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump tại Mỹ, hiện vẫn đang trống nhiều vị trí phụ trách khu vực này, và những đợt thử tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên. Năm 2017 trở thành năm tranh chấp trên Biển Đông bị "bỏ quên" và Trung Quốc có điều kiện để thúc đẩy các hoạt động tăng cường quân sự ở vùng biển họ tuyên bố chủ quyền và xoa dịu các quốc gia có tranh chấp.

Dù vậy, tình hình năm 2018 có thể sẽ khác, một Bắc Kinh quá tự tin "làm tới" có thể sẽ buộc Mỹ cùng các đồng minh phản ứng.

TÍCH MINH NHA

26 tháng 10 2018

Biển Đông là tên gọi riêng của Việt Nam để nói đến vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (tiếng Anh) hay Mer de Chine méridionale (tiếng Pháp), là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.447.000 km². Đây là biển lớn thứ tư thế giới sau biển Philippines, biển San Hô vàbiển Ả Rập. Vùng biển này và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa nhiều quốc gia trong vùng.

Tại Việt Nam, tên gọi Biển Đông là tên gọi truyền thống, trước kia còn gọi là bể Đông hay Đông Hải theo từ Hán Việt, ý là vùng biển nằm ở phía đông Việt Nam. Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, mục Dư địa chí chép: Xét trong sách vở đã ghi chép, đất nước ta phía đông đến biển, phía tây giáp Vân Nam,...[1]. Hoàng Việt địa dư chí, Phan Huy Chú viết: 其地西接哀牢,東臨大海,南夾廣南,北連乂安。/Kỳ địa tây tiếp Ai Lao, đông lâm đại hải, nam giáp Quảng Nam, bắc liên Nghệ An./Đất [Đàng Trong] phía tây tiếp giáp Ai Lao, phía đông [là] biển lớn, đoạn phía nam là Quảng Nam, phía bắc nối liền với Nghệ An.[2] Trong Bình Ngô đại cáo, (Biển Đông được nhắc đến với tên gọi là Đông Hải (東 海), Nguyễn Trãi viết:

Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô, Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác./
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.»

Sử gia Trần Trọng Kim (1919) từng chép lại lời Bà Triệu rằng:

« Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng-kình ở bể đông, quét sạch bờ-cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm-đuối, chứ không thèm bắt-chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì-thiếp người ta.»

Cách gọi theo Tây phương

Bản đồ cổ chữ Hán, vẽ Việt Nam và biển Đông, ghi tên biển này là Đông Dương Đại Hải (東洋大海).

Tên gọi phổ biến nhất của biển này trong hầu hết các ngôn ngữ thường là "biển Nam Trung Hoa", mang ý nghĩa là vùng biển nằm ở phía nam của đại lục địa Trung Quốc (South China Sea). Do tại Trung Quốc "Biển Đông" (Đông hải) được dùng để chỉ biển Hoa Đông nên cần chú ý phân biệt để tránh lẫn lộn hai khái niệm "Biển Đông" khác nhau này.

Quốc tế đã từng gọi Biển Đông cùng với biển Andaman và eo Malacca làbiển Đông Ấn (Il Mare dell' Indie Orientali) (bản đồ năm 1750).

Bản đồ châu Á 1890 bằng tiếng Đức ghi tên Biển Đông là Südchinesisches Meer (biển Nam Trung Hoa).Tên gọi quốc tế của Biển Đông ra đời từ nhiều thế kỷ trước, là biển Nam Trung Hoa (South China Sea) hay gọi tắt là biển Hoa Nam vì thời bấy giờ Trung Quốc là nước rộng lớn nhất, phát triển nhất trong khu vực và đã có giao thương với phương Tây qua con đường tơ lụa. Tên gọi nhiều biển, đại dương vốn căn cứ vào vị trí của chúng so với các vùng đất gần đó cho dễ tra cứu, không có ý nói về chủ quyền, cần tránh nhầm lẫn. Có thể kể ra các thí dụ là Ấn Độ Dương, là đại dương ở phía nam Ấn Độ, giáp nhiều nước ở châu Á và châu Phi, không phải là của riêng nước Ấn Độ; hay biển Nhật Bản, được bao quanh bởi Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cách gọi theo Trung Quốc

Trải dài hàng nghìn năm Bắc thuộc - Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm, hầu hết bản đồ Trung Hoa vẽ về Việt Nam từ thế kỷ XV hoặc trước nữa cho tới đầu thế kỷ XX đều ghi biển cả phía đông Việt Nam là Giao Chỉ dương, nghĩa là biển Giao Chỉ[cần dẫn nguồn].

Thời Hán và Nam Bắc triều, người Trung Quốc gọi biển này là "Trướng Hải" (Hán văn phồn thể: 漲海, Hán văn giản thể: 涨海), "Phí Hải" (Hán văn: 沸海), từ thời Đường dần dần đổi sang gọi là "Nam Hải" (南海). Hiện tại "Nam Hải" là tên gọi quan phương của biển này ở Trung Quốc. Từ thời cận đại, do tên gọi của biển này trong nhiều ngôn ngữ mang ý nghĩa là biển nằm ở phía nam Trung Quốc nên khi dịch sang Trung văn đã làm phát sinh thêm tên gọi "Nam Trung Quốc Hải" (Hán văn phồn thể: 南中国海, Hán văn giản thể: 南中國海) và "Trung Quốc Nam Hải" (Hán văn phồn thể: 中國南海, Hán văn giản thể: 中国南海).

Cách gọi theo Philippines[sửa | sửa mã nguồn]

Philippines gọi là biển Luzon (theo tên hòn đảo lớn Luzon của Philippines) hoặc biển Tây Philippines[4] (West Philippines Sea).

Cách gọi theo bán đảo Đông Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Theo một số tài liệu hàng hải, bản đồ cũ vùng biển này còn được gọi là Đông Dương Đại Hải (東洋大海), nghĩa là biển lớn cạnh bán đảo Đông Dương.

Cách gọi theo khu vực Đông Nam Á[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bối cảnh tranh chấp căng thẳng về phân chia chủ quyền vùng biển, đã có quan điểm của một số học giả – sử gia đề xuất đổi tên biển thành "biển Đông Nam Á" ("Southeast Asia Sea") hay biển Đông Nam châu Á (South East Asia Sea) - là một tên gọi trung lập. Tên gọi này bắt nguồn từ việc khu vực kinh tế Đông Nam Á đang là thị trường năng động đang đà phát triển; các nước khu vực Đông Nam Á bao bọc hầu như toàn bộ chu vi của "Biển Đông" với tổng chiều dài bờ biển vào khoảng 130.000 km trong khi đường bờ biển của các tỉnh duyên hải phía nam Trung Quốc chỉ vào khoảng 2.800 km

2 tháng 1 2018

Lễ này có nguồn gốc từ trung quốc và do nhà vua đích thân khai mạc , thường tổ chức dịp đầu xuân . Vua quan xuống ruộng cày nhằm động viên , khuyến khích người dân sản xuất và phát triển nông nghiệp . Vua đầu tiên nước ta làm lễ này là vua Lê Đại Hành (năm 987)

2 tháng 1 2018

cam on a