K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2023

từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa từ loại lại khác nhau.

ví dụ từ "sút"

cầu thủ sút bóng.

Anh ấy đang sa sút phong độ 

hay từ" đường"

Con đường thật đẹp.

Chúng ta nên cho thêm ít đường.

26 tháng 3 2023

Từ đồng nghĩa là những nhóm từ mang ý nghĩa gần giống nhau hoặc giống nhau. Kể cả một từ mang nhiều ý nghĩa cũng hoàn toàn có thể nằm trong nhiều nhóm đồng nghĩa riêng biệt.Bố-ba: đều ᴄhỉ người ѕinh thành ra mình.Bố em hay gọi ông nội là ba.

26 tháng 3 2023

Từ đồng nghĩa là những nhóm từ mang ý nghĩa gần giống nhau hoặc giống nhau. Kể cả một từ mang nhiều ý nghĩa cũng hoàn toàn có thể nằm trong nhiều nhóm đồng nghĩa riêng biệt.Bố-ba: đều ᴄhỉ người ѕinh thành ra mình.Bố em hay gọi ông nội là ba.

3 tháng 5 2023

-Từ đồng âm là loại từ có cách phát âm, cấu tạo âm thanh giống nhau hoặc trùng nhau về hình thức viết, nói, đọc nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm có thể là từ tiếng Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ nhiều nghĩa vì có cấu tạo từ và âm như nhau.

VD 

*  +) Bố tôi ngồi câu cá cả buổi chiều

+) Bạn Nam không nghe cô giáo giảng bài nên đặt câu sai ngữ pháp

*   +) Ông ấy cười khanh khách

+) Nhà ông ấy đang có khách

* +) Em bị cốc đầu

+)  Cái cốc bị vỡ

4 tháng 5 2023

cảm ơn bn nhé

Con ruồi đậu mâm xôi đậu.

16 tháng 4 2022

vd: ngôi sao đồng âm với từ bản sao

23 tháng 12 2016

a + b + d)

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

7 tháng 8 2018

Đáp án

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, chẳng liên quan gì với nhau.

Ví dụ:

   + Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

   + Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

- Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.

Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”

_ Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đống âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau (mặc dù là gần giống nhau). Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”.

+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.

+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”

=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.

– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa.

3 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Từ đồng âm:

Má tôi đi chợ mua về một rổ rau má.

Trong đó từ “Má” đầu tiên là chỉ người, nghĩa là mẹ, còn “má” thứ 2 có nghĩa là một loại thực vật là rau má.

Từ đa nghĩa:

+ “Nhà”: Ngoài chỉ chỗ ở cùng với gia đình, “nhà” còn dùng để chỉ vợ hoặc chồng của mình khi nói chuyện với người khác.

3 tháng 12 2021

TK

 

Từ đồng âm là gì ?

– Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.

Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”

– Thường thì từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa nên muốn phân biệt được cần phải dựa vào từng trường hợp, câu văn cụ thể. Cách phân biệt:

+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.

 

+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”

=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.

– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa.

Các kiểu đồng âm và ví dụ minh họa

– Kiểu đồng âm từ vựng

Quê ta mới xây con đường rất rộng.

Cafe đắng quá thêm chút đường vào đi.

– Kiểu đồng âm từ vựng – ngữ pháp

Hôm nay câu được nhiều cá.

Chỉ vài câu nói không biết có khuyên được cô ta không?

– Kiểu đồng âm với nhau qua phiên dịch

Anh ấy có cú sút thật tuyệt vời.

Thời gian gần đây sức khỏe bà cụ giảm sút quá.

– Kiểu đồng âm từ với tiếng

Giải bài toán sai em bị cốc đầu

Cái cốc bị vỡ.

Từ đồng nghĩa là gì 

Có rất nhiều khái niệm về từ đồng nghĩa, sau đây là khái niệm dễ hiểu.

Từ đồng nghĩa là các từ các điểm chung về nghĩa (hoàn toàn hoặc một phần) nhưng lại khác nhau về âm thanh. Có thể phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,… hoặc đồng thời cả hai.

 

Ví dụ: “Con heo” và “con lợn” là hai từ đồng nghĩa. “Con heo” là từ trong miền Nam, “con lợn” là từ dùng ngoài Bắc.

 

 

Phân loại từ đồng nghĩa

– Từ đồng nghĩa hoàn toàn: hay còn gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối là những từ có ý nghĩa như nhau, được dùng giống nhau nên có thể thay thế lẫn nhau trong câu văn, lời nói mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu.

– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: hay còn gọi là đồng nghĩa tương đối (đồng nghĩa khác sắc thái) là các từ có ý nghĩa tương đồng một phần, khi sử dụng thay thế lẫn nhau phải cân nhắc kĩ lưỡng sao cho phù hợp.

– Lưu ý:

+ Đối với từ đồng nghĩa đồng nghĩa không hoàn toàn tuy có ý nghĩa tương đương nhưng lại biểu thị một sắc thái ý nghĩa khác nhau. Vì vậy khi sử dụng nhất là làm văn thì phải lựa chọn từ sao cho phù hợp nhất để đúng nghĩa câu, đúng văn phong và hoàn cảnh.

+ Từ đồng nghĩa được sử dụng rất tốt trong viết văn, trong một số trường hợp nó phát huy tác dụng như một cách nói giảm nói tránh.

Ví dụ: “Ba tên cướp này đã chết trong trận càn quét của công an”

“Các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh trong trận chiến sinh tử ấy”

“Chết” và “hi sinh” là hai từ đồng nghĩa cùng biểu thị ý nghĩa sự ra đi của một cá thể con người. Nhưng trong trường hợp 2 được dùng “hi sinh” như một cách nói giảm nói tránh đi sự mất mát đau thương đồng thời thể hiện sự kính trọng, tiếc thương.

+ Ví dụ từ đồng nghĩa không hoàn toàn: tử nạn – hi sinh, vợ – phu nhân, ăn – xơi.

Đặt câu: “Hôm nay chúng ta ăn cơm với canh bí” – “Chúng mày cùng xơi hết đĩa hoa quả này nào”

+ Ví dụ từ đồng nghĩa hoàn toàn: thầy – cha – tía, mẹ – má – u,

Đặt câu: “Thầy vừa đi đâu về đấy ạ, làm con mong mãi?” – ” Con yêu cha nhất trên đời này.”

27 tháng 10 2020

+ Từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa thì khác nhau hoàn toàn

+ Từ nhiều nghĩa là những từ có cách phát âm giống nhau và có mối liên hệ giữa các nghĩa của chúng. Từ nhiều nghĩa thường có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển

+Từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau, nhưng nghĩa thì không có bất kì mối liên hệ nào với nhau cả. Ngoài ra từ đồng âm không sử dụng nghĩa chuyển hay nghĩa gốc để phân biệt hai từ/tiếng như từ nhiều nghĩa.

VD: ĐÂ "bay" : Cái bay - Bay lượn

       NN "bay" : Máy bay-Bay lượn ( Đều ám chỉ "bay trên trời" )

27 tháng 10 2020

Thanks bạn Bùi Hà An nhiều nhé!!!!!