K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
21 tháng 10 2023

1. Kinh tế:
- Các đảo có thể được sử dụng để phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch biển và đảo.
- Các đảo có thể được sử dụng để khai thác tài nguyên biển, bao gồm đánh bắt cá, nuôi trồng hải sản, khai thác dầu khí, vv.
- Các đảo có thể được sử dụng để phát triển các ngành công nghiệp, bao gồm sản xuất điện, sản xuất nước uống, vv.
2. An ninh quốc phòng:
- Các đảo có thể được sử dụng để đặt các căn cứ quân sự, giúp bảo vệ lãnh thổ và đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Các đảo có thể được sử dụng để đặt các trạm giám sát biển, giúp phát hiện và ngăn chặn các hoạt động phi pháp trên biển.
- Các đảo có thể được sử dụng để đặt các trạm phát sóng, giúp cải thiện việc truyền thông và liên lạc giữa các địa phương.

NG
26 tháng 10 2023

Thuận lợi:
- Tài nguyên biển phong phú: Các đảo và quần đảo có thể cung cấp nguồn tài nguyên biển đa dạng như cá, hải sản, dầu khí, khoáng sản, và năng lượng tái tạo như gió và mặt trời.
- Du lịch và nguồn thu từ biển: Các đảo và quần đảo có thể thu hút du khách bằng cảnh quan đẹp, bãi biển và hoạt động du lịch biển, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
- Vùng biển chiến lược: Vị trí địa lý của các đảo và quần đảo có thể mang lại lợi thế chiến lược trong việc kiểm soát tuyến biển, giao thương và an ninh khu vực.

Khó khăn:
- Giao thông và giao thương: Việc kết nối các đảo và quần đảo với đất liền và với nhau có thể gặp khó khăn do hạn chế về hạ tầng giao thông và vận tải biển.
- Quản lý và phát triển kinh tế: Việc quản lý và phát triển kinh tế trên các đảo và quần đảo đòi hỏi sự đầu tư lớn vào hạ tầng, công nghệ và nguồn nhân lực, đồng thời phải đối mặt với các rủi ro tự nhiên như bão, sóng thần và biến đổi khí hậu.
- An ninh biển: Bảo vệ an ninh quốc phòng trên các đảo và quần đảo đòi hỏi sự tập trung lực lượng và tài nguyên để đảm bảo an toàn và ngăn chặn các hoạt động phi pháp trên biển.

Việc nước ta có nhiều đảo và quần đảo có cả những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng

 

VỀ KT: các đảo, quần đảo có thể mang lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế của Việt Nam vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ,có thể khai thác các ngành kinh tế như đánh bắt thủy sảndu lịch biểnkhai thác dầu khí và đá quý, đồng thời cũng có thể tạo ra các công ăn việc làm cho người dân địa phương. Hơn nữa, các đảo và quần đảo còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả nước.

 

Khó Khăn:

Các đảo và quần đảo cũng đối mặt với nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Vì địa hình và điều kiện tự nhiên khó khăn, việc vận chuyển hàng hóa và người dân đến các đảo và quần đảo là rất khó khăn. Gây ra nhiều khó khăn trong việc phát triển các ngành kinh tế và gây cản trở cho sự phát triển kinh tế của các đảo và quần đảo.

 

 

+ Về mặt ANQP :Các đảo và quần đảo có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Việc giữ vững an ninh quốc phòng trên các đảo và quần đảo là rất quan trọng để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam. Vì các đảo và quần đảo cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường an ninh và phòng thủ ở vùng biển, đảm bảo an toàn cho các tuyến đường hàng hải và giữ vững bình yên trên biển đảo.

 

Khó Khăn:

Việc duy trì an ninh quốc phòng trên các đảo và quần đảo cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Chủ yếu là do địa hình khó khăn và xa trung tâm, việc triển khai các lực lượng quân sự và cơ quan chức năng cũng rất khó khăn. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn và phải đảm bảo an toàn cho các nhân viên và quân sự tại các đảo và quần đảo.

 

=>>> Các đảo và quần đảo của Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng. Việc khai thác các nguồn tài nguyên và phát triển kinh tế trên các đảo và quần đảo là cần thiết, đồng thời cũng cần đảm bảo an ninh và chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo.

8 tháng 3 2023

Tham khảo:

Thuận lợi: Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn: Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

11 tháng 3 2023

Thuận lợi: Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn: Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

* Một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta:

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (muối, dầu mỏ, khí tự nhiên,…)

- Phát triển các hoạt động du lịch biển.

* Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế vùng biển đảo

- Thuận lợi:

Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, như: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí,...

+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín để xây dựng các cảng nước sâu,... là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo,... tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động lớn tới thiên nhiên vùng biển đảo, gây khó khăn cho phát triển kinh tế biển đảo.

+ Cơ sở hạ tầng các vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh biển đảo.

28 tháng 2 2021

1. - Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.

- Các nước Đônh Nam Á phát triển nhiều nghành Kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.

- Năm 1997-1998, khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.

- Việc bảo vệ môi trường chưa quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.

2. _Thuận lợi:

+ Tài nguyên biển: phong phú , đa dạng.

-Thủy sản: tôm, cá, mực,...

-Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, cát, titan, muối\(\rightarrow\)Phát triển công nghiệp khai khoáng.

-Giao thông vận tải: Bờ biển xây dựng nhiều cảng biển, Mặt biển phát triển giao thông biển trong và ngoài nước

- Du lịch biển: bãi biển, vịnh biển đẹp, đảo, pong cảnh bờ biển, rừng ngập mặn

_ Khó khăn: có nhiều thiên tai như: gió mùa, bão, sóng thần, nước biển dâng, cát bay, cát chảy, sạt lở bờ biển.

1.  # Chứng minh:

- Nguồn nhân công lao động rẻ do dân số đông

- Tài nguyên phong phú, đặc biệt về kim loại màu, dầu mỏ, gỗ cây, ...

- Sản xuất được nhiều nông phẩm nhiệt đới như lúa gạo, cao su, cà phê, ...

- Có vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ, phần lớn từ Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Tây Âu, ...

# Giải thích: Các nước Đông Nam Á từng là các nước thuộc địa, kinh tế còn lạc hậu, nghèo nàn

*Có thể tham khảo thêm, dựa vào số liệu của bảng "Tình hình tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Nam Á (Nguồn của bảng: Niên giám thống kê năm 2002 - NXB Thống Kê, Hà Nội, 2003)*

 

2.  # Thuận lợi:

- Biển nước ta rất giàu hải sản; có nhiều vũng, vịnh => tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng hải sản; phát triển giao thông vận tải trên biển.

- Cảnh quan xinh đẹp ven bờ biển thu hút nhiều du khách => tạo điều kiện phát triển du lịch.

- Có nhiều khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng => cung cấp nguyên liệu và vật liệu.

- Ngoài ra khí hậu của biển thích hợp => tạo điều kiện cho phát triển nghề làm muối.

# Khó khăn:

- Biển nước ta thường xuyên có bão => gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, các hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.

- Có chế độ thuỷ triều phức tạp: có chỗ xảy ra nhật triều, chỗ khác lại xảy ra bán nhật triều, ... => gây khó khăn cho giao thông.

- Đôi khi gây sóng lớn hoặc nước dâng cao => ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.

- Thường xảy ra tình trạng sạt lở bờ biển, cát bay, cát lấn ở vùng Duyên hải miền Trung.

____________________________________________________

Có gì không đúng thì nhắn mình nha bạn :))

28 tháng 2 2021

1. TK:

- Các nước Đông Nam Á từng là các nước thuộc địa, kinh tế lạc hậu, nghèo nàn.

- Kinh tế phát triển dựa vào sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài…

- Tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều thời kì cao hơn mức trung bình thế giới và châu Á song chưa ổn định, gặp phải các thời kì suy thoái kinh tế.

- Sản xuất kinh tế cần quan tâm đến vấn đề môi trường do hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng phổ biến.